Danh mục

Hoàn thiện hệ thống phân phối của doanh nghiệp: Trường hợp công ty cổ phần Nhung Như

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 362.26 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt Nam, đem đến nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp. Hệ thống phân phối là một yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Bằng cách sử dụng hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, đề tài đã phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống phân phối tại Công ty cổ phần Nhung Như - một doanh nghiệp với hơn 15 năm thành lập và nhiều thành quả trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện hệ thống phân phối của doanh nghiệp: Trường hợp công ty cổ phần Nhung Như Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CỦA DOANH NGHIỆP: TRƯỜNG HỢP CÔNG TY CỔ PHẦN NHUNG NHƯ TO IMPROVE THE ENTERPRISE DISTRIBUTION SYSTEM: CASE OF NHUNG NHU JOINT STOCK COMPANY TS. Cao Minh Trí, Nguyễn Ngọc Mai Thi Trường ĐH Mở TPHCM Email: tri.cm@ou.edu.vn Tóm tắt Việc hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt Nam, đem đến nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp. Hệ thống phân phối là một yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Bằng cách sử dụng hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, đề tài đã phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống phân phối tại Công ty cổ phần Nhung Như- một doanh nghiệp với hơn 15 năm thành lập và nhiều thành quả trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam; từ đó đưa ra 5 nhóm với 12 giải pháp để giúp Nhung Như hoàn thiện hệ thống phân phối, cụ thể là Nhóm giải pháp tăng cường nguồn nhân lực; Nhóm giải pháp cho các trung gian phân phối; Giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm; Nhóm giải pháp marketing; Nhóm giải pháp về công nghệ. Đặc biệt, việc áp dụng phần mềm DMS sẽ giúp doanh nghiệp có thể quản lý tốt hệ thống phân phối, đem lại hiệu quả cao trong công việc và tiềm năng lợi nhuận lớn mà không mất quá nhiều nguồn lực. Từ khóa: DMS, Hệ thống phân phối, Thương mại điện tử. Abstract The global integration of the Vietnam’s economy has given many opportunities and threats to enterprises. Distribution system is one of key factors affecting to enterprises’ success. By using the qualitative and quantitative methodology, the research analyzed and evaluated the distribution system of the Nhung Nhu Joint Stock Company which has been set up for more than 15 years and had a lot of good outcomes in the business of import and distribution in Vietnam; then, suggested 5 groups of 12 solutions to help Nhung Nhu improve the distribution system, as follows: group of solutions to improve the human resource; group of solutions for distribution intermediary agents; solution to increase the product value; group of marketing solutions; and group of technology solutions. Especially, the application of DMS software will help enterprises to well manage the distribution with better job performance and bigger potential profit but without lots of resources. Keywords: DMS, distribution system, e-commerce 1. Đặt vấn đề Với sự mở cửa kinh tế và xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay thì tình hình cạnh tranh dần trở nên gay gắt hơn đối với các doanh nghiệp trong nước. Vũ khí cạnh tranh hiệu quả nhất với doanh nghiệp chính là xây dựng hoàn chỉnh và phát triển hệ thống kênh phân phối để hàng hóa có thể dễ dàng đến được tay người tiêu dùng hơn. Do đó, việc tổ chức và quản lý hiệu quả hệ thống kênh phân phối là vấn đề cấp bách đặt ra cho các doanh nghiệp, nhất là trong ngành thực phẩm tại Việt Nam. Công ty cổ phần Nhung Như (Nhung Như) chuyên cung cấp và phân phối các loại thực phẩm ngoại nhập chất lượng cao từ các thương hiệu nổi tiếng của Châu Âu và Hoa Kỳ nên Nhung Như cũng chọn cho mình kênh phân phối trung gian để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, Nhung Như gặp phải sự cạnh tranh khá gay gắt. Số lượng thực phẩm đóng gói mới được tung ra thị trường cao gấp 2, thậm chí gấp 3 lần so với ngành hàng sữa và các sản phẩm sữa hay thức uống khác, minh chứng cho tốc độ cạnh tranh khốc liệt của thị trường này. Nhiều thương hiệu nước ngoài như Barilla, Fiamma hay Heinz đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam thông qua các công ty nhập khẩu và phân phối khác. Các công ty này đang có những bước tiến không ngừng trong việc xây dựng và phát triển hệ thống kênh phân phối, làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi thế cạnh tranh của Nhung Như, dẫn 373 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 đến việc Nhung Như bị phân chia thị phần và sụt giảm về doanh thu trong thời gian vừa qua. Không chỉ vậy, sự gia tăng sức mạnh từ các thương hiệu thực phẩm trong nước cũng gây ảnh hưởng không ít đến thị phần của Nhung Như. Đổi mới và phát triển kênh phân phối phù hợp cho Nhung Như là lý do nhóm tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống phân phối của doanh nghiệp: Trường hợp Công ty cổ phần Nhung Như”. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Hiện tại, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kênh phân phối. Tổng hợp từ các nghiên cứu trước, nhóm tác giả cho rằng, kênh phân phối là quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng bằng những phương thức, hoạt động phù hợp với sản phẩm và thị trường mục tiêu. Kênh phân phối là con đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, là một dòng chuyển quyền sở hữu hàng hóa khi chúng được mua bán qua các tổ chức và cá nhân khác nhau hay các hình thức liên kết của doanh nghiệp và cá nhân để cùng thực hiện mục đích thương mại. Ta thấy kênh phân phối tuy nằm bên ngoài doanh nghiệp nhưng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với đơn vị sản xuất. Các doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian, sức lực trong việc thiết lập hệ thống kênh phân phối và kết nối mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh để có thể đưa sản phẩm đến người tiêu dùng nhanh chóng và hiệu quả nhất. Để đạt được sự bao phủ thị trường tốt nhất, doanh nghiệp phải quyết định số lượng trung gian ở mỗi mức độ phân phối. Có ba phương thức phân phối dựa theo chiề ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: