Danh mục

Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 246.92 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bí mật kinh doanh là một loại tài sản trí tuệ rất có giá trị vì nó tạo ra lợi thế riêng của chủ sở hữu BMKD so với các đối thủ cạnh tranh khác.Bí mật kinh doanh (BMKD) là một loại tài sản trí tuệ rất có giá trị vì nó tạo ra lợi thế riêng của chủ sở hữu BMKD so với các đối thủ cạnh tranh khác. Theo Điều 39 của Hiệp định TRIPs (Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ - SHTT), việc bảo hộ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh Hoàn thiện pháp luật về bảo hộquyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanhBí mật kinh doanh là một loại tài sản trí tuệ rất có giá trị vì nó tạora lợi thế riêng của chủ sở hữu BMKD so với các đối thủ cạnhtranh khác.Bí mật kinh doanh (BMKD) là một loại tài sản trí tuệ rất có giátrị vì nó tạo ra lợi thế riêng của chủ sở hữu BMKD so với các đốithủ cạnh tranh khác. Theo Điều 39 của Hiệp định TRIPs (Hiệpđịnh về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sởhữu trí tuệ - SHTT), việc bảo hộ quyền SHTT đối với thông tin bímật (TTBM) là nghĩa vụ pháp lý bắt buộc đối với các quốc giathành viên của Tổ chức Thương mại thế giới nhằm tạo dựng vàphát triển các quan hệ thương mại lành mạnh và bình đẳng. ởnước ta, việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) đối vớiBMKD được ghi nhận tại Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Sở hữutrí tuệ (Luật SHTT) và một số văn bản hướng dẫn thực hiện LuậtSHTT. Tuy nhiên, so với quy định của các điều ước quốc tế màViệt Nam là thành viên cũng như pháp luật của nhiều nước trênthế giới, pháp luật nước ta về bảo hộ BMKD vẫn chưa đầy đủ,đang bộc lộ những hạn chế nhất định cần tiếp tục hoàn thiện.1. Thực trạng pháp luật về bảo hộ bí mật kinh doanhTheo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành, việc bảo hộquyền SHCN đối với BMKD tập trung vào một số nội dung cơbản sau:1.1. Phạm vi và điều kiện bảo hộPhạm vi bảo hộTại Việt Nam, BMKD là đối tượng của quyền SHCN được phápluật bảo hộ theo Khoản 1, Điều 750 Bộ luật Dân sự năm 2005.Theo đó, BMKD là “thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tàichính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trongkinh doanh” (Khoản 23, Điều 4 Luật SHTT). Tuy nhiên, khôngphải bất cứ TTBM nào cũng được bảo hộ. Điều 85 của LuậtSHTT đưa ra danh mục các loại thông tin không được bảo hộ vớidanh nghĩa BMKD bao gồm: “1. Bí mật về nhân thân; 2. Bí mậtvề quản lý nhà nước; 3. Bí mật về quốc phòng, an ninh; 4. Thôngtin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh”.Như vậy, trong pháp luật Việt Nam đã có khái niệm BMKD; tuynhiên, khái niệm này vẫn còn chung chung, chưa làm rõ phạm vicác thông tin được bảo hộ. Điều này dẫn đến nhiều cách hiểukhác nhau. Có quan điểm cho rằng, BMKD đơn thuần là cácthông tin về các hoạt động kinh doanh của các chủ thể. Quanđiểm khác lại xác định BMKD bao gồm cả các thông tin về khoahọc kỹ thuật, thông tin về các hoạt động kinh doanh của chủthể… Khác với Việt Nam, pháp luật các nước thường quy địnhtương đối rõ ràng về vấn đề này. Ví dụ: theo Khoản 4, Điều 1,Luật Bí mật thương mại hợp nhất của Mỹ năm 1979 (1), kháiniệm “bí mật thương mại” đã được giải thích tương đối cụ thể,thuận lợi cho việc áp dụng trên thực tế: “Bí mật thương mại làcác thông tin bao gồm công thức, mẫu hình, sưu tập các thôngtin, chương trình, phương sách, biện pháp, công nghệ hoặc quytrình”.Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanhQuyền SHCN đối với BMKD phát sinh khi BMKD đáp ứng đượccác điều kiện do pháp luật quy định. Vì vậy, việc xác định cácđiều kiện bảo hộ đối với BMKD là rất quan trọng. Theo quy địnhcủa Điều 84 Luật SHTT, BMKD sẽ được bảo hộ khi đáp ứng cácđiều kiện sau: không phải là hiểu biết thông thường và không dễdàng có được; khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo chongười nắm giữ lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sửdụng BMKD đó; được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện phápcần thiết để BMKD đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cậnđược.Ngoài ra, theo tinh thần của Điều 8 Luật SHTT, thì các BMKDtrái với đạo đức xã hội, xâm phạm tới lợi ích của Nhà nước, lợiích công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh sẽ không đượcpháp luật Việt Nam bảo hộ.Về cơ bản, các điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật nướcta đã thể hiện được ba đặc điểm chính của BMKD là: tính bí mật;có giá trị; và được chủ sở hữu bảo mật. Tuy nhiên, so sánh vớiquy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, chúngta thấy có một số điểm khác biệt như:- Theo Điều 39 của Hiệp định TRIPs, một trong các điều kiệnquan trọng để TTBM được bảo hộ là phải có giá trị thương mại(commercial value). Cụ thể, Khoản 2, Điều 39 Hiệp định TRIPsquy định thông tin được bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện: “cótính chất bí mật nghĩa là các thông tin đó không phổ biến hoặckhông dễ dàng tiếp cận thông tin đó dưới dạng thông tin toàn bộ,tức là dưới dạng ghép nối theo trật tự chính xác mọi chi tiết củathông tin đó đối với những người thường xuyên giải quyết vớicác loại thông tin như vậy; có giá trị thương mại vì nó có tínhchất bí mật, và được người kiểm soát hợp pháp thông tin đó giữbí mật bằng các biện pháp hợp lý”.Điều 9, Chương 2 Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳcũng quy định tương tự. Như vậy, pháp luật Việt Nam chưa thểhiện đầy đủ nội dung này. Trên thực tế, giá trị thương mại củaTTBM được tạo ra bởi nhiều yếu tố, trong đó “lợi thế” mà TTBMmang lại cho người nắm giữ nó chỉ là một trong các yếu tố quantrọng làm nên giá trị thương mại của thông tin.- Cũng theo Khoản 2, Điều 39 của Hiệp định TRIPs, thông tinđược bảo hộ khi “không phổ biến, không dễ dàng tiếp cận” khôngphải là đối với mọi chủ thể mà chỉ đối với “những người thườngxuyên giải quyết đối với các loại thông tin như vậy”. Điều này cónghĩa, ngay cả những người thường xuyên tiếp xúc, xử lý thôngtin đó, thì đối với họ, những thông tin như vậy vẫn là loại thôngtin không phổ biến, hay có thể gọi là thông tin “hiếm”. Quy địnhtrên của Hiệp định TRIPs có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăncản việc bảo hộ quá rộng đối với các loại thông tin khác tồn tạitrên thực tế. Tuy nhiên, nội dung này của Hiệp định TRIPs lạichưa được pháp luật Việt Nam thể chế hóa đầy đủ, rõ ràng.Ngoài ra, pháp luật nước ta cũng chưa nêu cụ thể các biện phápbảo mật mà chủ sở hữu BMKD được quyền áp dụng; những tiêuchuẩn để xác định những lợi thế mà BMKD mang lại cho chủ sởhữu dẫn đến việc xác định BMKD được bảo hộ trên thực tế gặ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: