Danh mục

Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 505.24 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử" tập trung phân tích, đánh giá làm rõ một số số bất cập, hạn chế của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Bùi Công Hoan1 1. Email: ninisumo@gmail.com TÓM TẮT Hiện nay, bối cảnh trong nước và quốc tế đang có nhiều thay đổi, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng; Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội đã làm xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh, tiêu dùng mới, đặc biệt là các giao dịch trên môi trường điện tử, các giao dịch xuyên biên giới... Ngoài ra, dịch bệnh Covid 19 xuất hiện và bùng phát trên toàn cầu trong hơn 02 năm vừa qua đã làm thay đổi cơ cấu các lĩnh vực kinh doanh cũng như tạo ra nhiều thói quen, xu hướng kinh doanh tiêu dùng mới. Do đó, việc thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 đã phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập, một số quy định không còn phù hợp với thực tiễn, một số cơ chế thực thi chưa được xây dựng và triển khai hiệu quả... Do đó cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc, thấu đáo để có hướng giải quyết, khắc phục nhằm bảo đảm tốt nhất quyền lợi của người tiêu dùng cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp chân chính. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá làm rõ một số số bất cập, hạn chế của pháp luật về bảo bệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện. Từ khóa: Pháp luật, quyền lợi người tiêu dùng, thương mại điện tử. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc của khoa học - kỹ thuật nói chung và công nghệ thông tin nói riêng, thì thương mại điện tử đang nắm giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Các quan hệ thương mại điện tử đã và đang hình thành, phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới và cũng đang phát triển ở Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế. Giao dịch thương mại điện tử phát triển với nhiều sản phẩm tốt, giá rẻ thu hút nhiều người tiêu dùng, song bên cạnh đó nguy cơ bị vi phạm quyền của người tiêu dùng cũng ngày càng lớn hơn. Vì nhu cầu về lợi nhuận, đạo đức kinh doanh hạn chế nên không ít nhà sản xuất kinh doanh lợi dụng sự phát triển của thị trường điện tử để khai thác, lừa dối, bóc lột người tiêu dùng bằng nhiều hình thức như: sản phẩm kém chất lượng, không đủ số lượng, quảng cáo gian dối, cung cấp thiếu hoặc sai thông tin, chưa bảo mật các thông tin của người tiêu dùng…Để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới vận hành trên nền tảng của công nghệ điện tử và công nghệ viễn thông, đòi hỏi phải có cơ chế điều chỉnh pháp luật phù hợp, tương thích nhằm đảm bảo để các quan hệ về thương mại điện tử phát triển hiệu quả, khả thi, có tính định hướng đúng đắn, lành mạnh và bền vững. Trước tình hình đó, yêu cầu hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử trở nên cần thiết trong giai đoạn phát triển mạng thông tin máy 190 tính hiện nay. Điều này có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại mà còn có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng môi trường thương mại điện tử lành mạnh, trong sạch, phát huy và bảo vệ tối đa quyền của người tiêu dùng. Như vậy, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở nước ta hiện nay ra sao? Và cần có những giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ quyền lợi trong thời gian tới?. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học sau đây: Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các nhận định của chuyên gia, cũng như tổng hợp các số liệu về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Ngoài ra, bài viết còn sử dụng phương pháp phân tích: Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 3. NỘI DUNG 3.1. Khái niệm và đặc điểm pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật người tiêu dùng năm 2010 có định nghĩa người tiêu dùng như sau: Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức55. Từ định nghĩa trên có thể hiểu Người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử là cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng viễn thông Internet nhằm mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức. Từ những quy định về người tiêu dùng và hoạt động thương mại điện tử có thể rút ra được những đặc điểm về người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử như sau: Người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử là thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; Người tiêu dùng trong hoạt động thương mại ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: