Danh mục

Ibn Séoud - Vị anh hùng chinh phục sa mạc 3

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 131.12 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ibn Séoud - Vị anh hùng chinh phục sa mạc 3 Ibn Séoud trị dân và phát triển canh nông Năm đó là năm 1928. Sau khi chiến đấu trong một phần tư thế kỷ, Ibn Séoud đã xây dựng một quốc gia mênh mông từ Hồng Hải tới vịnh Ba Tư. Trên bán đảo Ả Rập chỉ còn một dải ở tây bắc, bên bờ Địa Trung Hải và một dải ở đông nam, bên bờ Ấn Độ Dương là ở ngoài ảnh hưởng của ông. Quốc gia đó, người ta gọi là xứ Ả Rập của dòng Séoud (Arabie Saudi). Ngày...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ibn Séoud - Vị anh hùng chinh phục sa mạc 3 Ibn Séoud - Vị anh hùng chinh phục sa mạc 3 Ibn Séoud trị dân và phát triển canh nông Năm đó là năm 1928. Sau khi chiến đấu trong một phần tư thế kỷ, Ibn Séoud đã xây dựng một quốc gia mênh mông từ Hồng Hải tới vịnh Ba T ư. Trên bán đảo Ả Rập chỉ còn một dải ở tây bắc, bên bờ Địa Trung Hải và một dải ở đông nam, bên bờ Ấn Độ Dương là ở ngoài ảnh hưởng của ông. Quốc gia đó, người ta gọi là xứ Ả Rập của dòng Séoud (Arabie Saudi). Ngày 4 tháng 11 năm 1928, ông triệu tập hết đại biểu các miền lại Ryhad để nghe ông báo cáo: Khi tôi tới các ông thì thấy các ông chia rẽ nhau, chém giết nhau, cướp bóc lẫn nhau không ngừng. Những kẻ thương lượng công việc cho các ông, âm mưu để hại các ông; họ gây mối bất hòa giữa các ông để các ông không đoàn kết với nhau được mà mạnh lên. Khi tôi tới các ông thì tôi rất yếu, không có một lực lượng nào cả, trừ sự phù hộ của Allah, vì như các ông đã biết, lúc đó chỉ có bốn chục người giúp tôi. Vậy mà tôi đã làm cho các ông thành một dân tộc, một dân tộc hùng cường.... Ai cũng biết những kẻ thương lượng cho các ông đó ám chỉ các đế quốc châu Âu, nhất là đế quốc Anh. Trong lịch sử đế quốc Anh, chưa lần nào họ bị thất bại chua xót bằng lần họ phải đương đầu với Ibn Séoud trên bán đảo Ả Rập. Bây giờ Ibn Séoud có thể yên ổn mà lo công việc kiến thiết quốc gia. Ông chấn hưng luân lý và tôn giáo. Tinh thần tôn giáo dưới thời Hussein đã quá đồi trụy: La Mecque thành nơi buôn bán, điếm đàng. Ibn Séoud đặt ra luật lệ để trừng phạt kẻ nào phạm những điều cấm trong kinh Coran. Ông lập lại sự trị an trong sa mạc. Trước kia đời sống không được bảo đảm. Ngày nào cũng gặp thây ma trên đường và nạn cướp bóc. Người ta đâm chém nhau vì một miếng bánh, một đồng tiền. Không đâu được yên ổn. Nạn tham nhũng lan tràn khắp xứ. Kẻ phạm tội không bị xử, thành thử dân phải tự xử lấy. Hễ bị cướp thì cướp lại, bị giết thì có người thân trả thù. Máu đổi máu. Ibn Séoud ra lệnh hễ án trộm thì bị chặt một bàn tay, tái phạm thì chặt nốt bàn tay kia. Hễ giết người thì bị xử tử. Chiến sỹ trong đội Ikwan ngày đêm đi khắp nơi lùng kẻ gian. Chỉ trong ít tháng, hết đạo tặc. Một thương nhân đánh rớt một gói đồ trên đường thì một tháng sau trở lại vẫn y nguyên chỗ cũ. Ông Gérald de Gaury vi ết trong cuốn Arabia Phoenix: Sự trị an ở xứ Ả Rập thật lạ lùng, khắp châu Âu có lẽ không nước nào được như vậy”. Ông Jean Paul Penez trong bài Une enquête chez les fils dIbn Séoud c ũng nhận rằng đức hạnh ở xứ Ả Rập là sự bắt buộc, trên khắp cõi Ả Rập, tội sát nhân cướp bóc trong một năm ít hơn ở Paris trong một ngày. Ibn Séoud tân thức hóa đạo quân 50.000 sỹ tốt Ikwan (dân số năm 1930 vào khoảng 4 - 5 triệu), mua súng liên thanh, đại bác, xe thiết giáp rồi nhờ các nhà quân sự Mỹ, Anh huấn luyện. Các kỵ sỹ Ả Rập phản kháng, vẫn chỉ thích múa gươm, cưỡi ngựa, không chịu dùng máy móc của tụi quỉ đó. Họ bảo thắng trận không nhờ khí giới mà nhờ Allah. Muốn mạnh thì cứ tụng kinh cho nhiều vào, Allah sẽ cho thiên thần xuống trợ chiến. Về kinh tế ông ráng làm cho dân Ả Rập tiến từ giai đoạn mục súc qua giai đoạn nông nghiệp rồi sau cùng tới giai đoạn kỹ nghệ. Muốn phát triển canh nông phải có nước mà cả xứ không có một con sông lớn, suốt năm chỉ mưa có bảy phân nước. Nên phải đào giếng. Từ xưa dân chúng vẫn đồn rằng có những giếng nước cách nhau hàng trăm cây số mà thông ngầm với nhau ở dưới đất, liệng một cái chén bằng gỗ xuống giếng này thì ít lâu sau thấy nó nổi lên ở giếng kia. Ở bờ vịnh Ba Tư, những người mò trai gặp những luồng nước ngọt ở đáy biển. Ibn Séoud ngờ rằng dưới lớp cát có nhiều d òng nước, mời kỹ sư Tây phương tới tìm nước cho và họ tìm thấy một biển nước ngọt ở trong lòng đất. Chỉ trong ít năm, vừa sửa lại giếng cũ, vừa đào thêm giếng mới, Ả Rập Saudi có đủ nước để nuôi được 400.000 người và 2.000.000 súc vật. Hàng trăm ngàn dân du mục dắt lạc đà, dê, cừu lại các giếng nước vừa đi vừa tụng kinh, nhộn nhịp không kém cuộc di cư của dân Mỹ trong thế kỷ tr ước để tìm vàng ở miền Tây. Có nước rồi thì thêm ruộng, vườn. Một bọn kỹ sư canh nông Mỹ được mời qua để nghiên cứu đất đai và phương pháp trồng trọt. Đất đai đã bỏ hoang từ mấy ngàn năm, nhờ có nước mà phì nhiêu lạ lùng, hơn cả miền Texas chỉ sản xuất được bốn tạ rưỡi lúa mì thì ở đây sản xuất được tới mười bảy tạ. Ibn Séoud vội vàng lập ra Bộ Canh nông mà từ xưa xứ Ả Rập. Mỹ tìm được mỏ dầu ở Ả rập Saudi Sản xuất được nhiều thì phải nghĩ đến vấn đề vận tải giao thông, phải cất đ ường sá và đường xe lửa. Nhưng tiền đâu? May thay, một phép màu nữa lại xuất hiện, nhờ Allah phù hộ. Năm 1920, một người Anh tên là Frank Holmes đào giếng ở cù lao Bahrein trên vịnh Ba Tư, ngoài khơi Hasa chủ ý là để kiếm nước mà không ngờ lại kiếm được dầu lửa. Rồi năm 1930, người ta thấy một nhóm du mục Bắc phi (bédouin) đổ bộ lên Hasa, có vẻ khả nghi. Ả Rập gì mà không tụng kinh, không biết t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: