Kẻ sĩ Bình Định dưới ngòi bút Vũ Ngọc Liễn - Trần Xuân ToànTừ một ý thơ của cụ Phan Huy Ích, nhan đề Tiễn ông Nghi thành hầu họ Nguyễn đến thành Quy Nhơn như sau: Quy Nhơn thang mộc địa Khu hoản ỷ khôi thạc trong lời Tựa cho cuốn sách của mình Kẻ sĩ đất thang mộc- liệt truyện *, tác giả Vũ Ngọc Liễn đã giải thích từ “đất thang mộc” là gì và gọi Bình Định là “đất thang mộc”. Ý câu thơ trên nghĩa là: Quy Nhơn là ấp thang mộc, là nơi then...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kẻ sĩ Bình Định dưới ngòi bút Vũ Ngọc Liễn - Trần Xuân Toàn Kẻ sĩ Bình Định dưới ngòi bút Vũ Ngọc Liễn - Trần Xuân Toàn Từ một ý thơ của cụ Phan Huy Ích, nhan đề Tiễn ông Nghi thành hầu họNguyễn đến thành Quy Nhơn như sau:Quy Nhơn thang mộc địaKhu hoản ỷ khôi thạctrong lời Tựa cho cuốn sách của mình Kẻ sĩ đất thang mộc- liệt truyện *, tácgiả Vũ Ngọc Liễn đã giải thích từ “đất thang mộc” là gì và gọi Bình Định là“đất thang mộc”. Ý câu thơ trên nghĩa là: Quy Nhơn là ấp thang mộc, là nơithen chốt cần và của bậc anh tài. Quy Nhơn hồi ấy là cả Bình Định bây giờ. Rồi trong lời Bạt cho tập sách, nhà thơ Thanh Thảo đã viết những dòngsau, như nói được giá trị và nội dung chính mà tập sách phản ánh: Năm kẻ- sĩ-con- người ở “đất thang mộc” Bình Định là những ai? Đọc Liệt truyện (tập 1)của Vũ Ngọc Liễn chúng ta đã nhận được câu trả lời. Về Đào Tấn – nhà sángtạo nghệ thuật tuồng, thì tên tuổi của ông đã lừng lẫy khắp nước, những bậc trígiả, những nghệ sĩ không mấy ai không biết. Nhưng với Nguyễn Bá Huân,Nguyễn Trọng Trì, Đào Phan Duân, Hồ Sĩ Tạo thì đây là dịp để bạn đọc trựctiếp làm quen, không chỉ với tên tuổi và sự nghiệp của họ, mà trước hết là vớicon người họ, nhân cách của họ. Và khi đã quen biết rồi, tôi chắc bạn đọc sẽchia sẻ niềm tự hào với người Bình Định. Vâng, tự hào vì chúng ta có nhữngcon người tài ba, trung thực, nghĩa khí, thuỷ chung như thế để làm gương, đểluôn tự nhắc nhở mình ở đời, cái quý nhất không phải tiền bạc hay danh vọng,cái quý nhất đó là nhân cách”. Học theo cách viết của Tư Mã Thiên ngày xưa (còn kết quả của việc họcđó như thế nào là chuyện khác), Vũ Ngọc Liễn cũng viết liệt truyện. Trong liệttruyện của mình, Vũ Ngọc Liễn chỉ khiêm tốn ghi chép lại hành trạng củanhững kẻ sĩ “đất thang mộc” Bình Định, qua đó làm nổi bật cái nhân cách củahọ. Đó là cái nhân cách của một kẻ sĩ sống dưới chế độ thực dân - phong kiếnđiển hình của xã hội ta cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20 này. Nói vậy, không cónghĩa là, qua đó ta không nhận thấy tội ác của xã hội thực dân - phong kiến,không thấy được nỗi thống khổ của nhân dân, không thấy được cái gương thànhbại, cái dũng khí của kẻ sĩ để làm gương cho đời sau, hay nêu bật lên những giátrị văn hoá của dân tộc mà các kẻ sĩ này để lại (như những trang viết về ĐàoTấn và nghệ thuật tuồng…). Để làm được những điều trên, tác giả tập sánh biết đi từ chi tiết có bướcngoặt trong cuộc đời của mỗi nhân vật - kẻ sĩ mà dựng nên chân dung họ mộtcách chân xác và tinh tế. Xuất phát từ bản chất con người Đào Tấn là một con người “đội lốt ôngquan cốt làm nghệ sĩ” (tr. 25), tác giả liệt truyện đã dành nhiều trang luận giảitại sao “ông Đào không có chí trở thành trụ cột của triều đình mà là từ ôngquan khá to, Đào Tấn quyết biến mình thành nghệ sĩ, một nghệ sĩ tài hoa khôngngừng đi tìm ý nghĩa của cuộc đời” (tr. 34). Do đó mới giải thích tại sao cụĐào làm quan to cho triều đình mà lại rất thân Cao Xuân Dục, yêu quý ĐặngNguyên Cẩn, gởi niềm tin vào Phan Bội Châu, là bạn chí thân với cụNguyễn Sinh Sắc, xử chém một tên “bồi Tây” tục gọi là bồi Ba. Làm quan màđêm ngày viết tuồng để “vạch trần những thối nát của chốn cung đình và cangợi các anh hùng nghĩa sĩ, địch thủ của triều đình” (tr. 41). Có thể nói, kẻ sĩ ởcon người Đào Tấn là một người biết “ngộ biến tùng quyền”, để không ngừnglàm ích nước, lợi dân. Giữa làm quan và làm nghệ thuật, ở Đào Tấn, không cógì mâu thuẫn. Chân dung Đào Tấn không chỉ dừng lại ở một thiên liệt truyệnviết về họ Đào, mà chúng ta còn tìm thấy ở những trang viết về kẻ sĩ khác. Đặtnhân vật của mình trong bối cảnh của thời đại, trong sự đối chiếu, so sánh vớicác nhân vật khác là cách viết liệt truyện đã có từ Sử Ký của tư Mã Thiên. Tácgiả Vũ Ngọc Liễn cũng đã làm như thế khi muốn làm rõ chân dung cụ Đào. Kẻ sĩ Việt Nam khác với kẻ sĩ Trung Quốc, tuy là cùng bước ra từ cửaKhổng, sân Trình. Kẻ sĩ hiển đạt, làm quan ở Trung Quốc, trước những biến cốcủa dân, của nước, có thể sẽ chọn con đường trung quân là chính. Thế nhưng,kẻ sĩ Việt Nam, dẫu có làm quan cho triều đình, thậm chí làm quan to, bao giờcũng biết ái quốc, trung quân, đặt ái quốc lên trước, trung quân sau. Điều đó làdo đặc điểm của xã hội, văn hoá Việt Nam. Văn hoá Việt căn bản vẫn là vănhoá làng xã. Kẻ sĩ Việt Nam lúc bình thường (hàn nho) thì làm thầy đồ, thầythuốc giúp dân, lúc hiển đạt, làm quan (hiển nho) thì giúp nước, giúp đời, gắnbó với dân, với nước. Dù ở vị trí nào, kẻ sĩ Việt Nam vẫn gắn bó với nhân dânvà dân tộc. Nếu phải lựa chọn thì kẻ sĩ sẽ lựa chọn con đường ái quốc, để khỏirơi vào tình thế ngu trung. Đó cũng chính là sự lựa chọn của ông tiến sĩ cuốicùng của đất Bình Định: Hồ Sĩ Tạo- “vị tiến sĩ rẽ ngang, một tâm hồn caothượng”. Tác giả liệt truyện đã khéo léo thuật lại cái chi tiết có tính bước ngoặtđó, thể hiện rõ ràng cái nhân cách của kẻ sĩ. Ông tiến sĩ họ Hồ từng làm thư lạiở ...