Danh mục

Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng: Thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 316.83 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày khái niệm giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng; Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Vietinbank.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng: Thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 21. KHỞI KIỆN KHÁCH HÀNG VI PHẠM HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG: THỰC TIỄN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Nghiêm Xuân Vượng(*) Tóm tắt Tranh chấp hợp đồng tín dụng là một dạng đặc biệt trong tranh chấp dân sựvà trở nên phổ biến trong 5 năm trở lại đây. Sau đợt khủng hoảng kinh tế giai đoạn2011-2013 kéo theo sự sụp đổ của thị trường bất động sản làm cho tính thanh khoảnvà giá trị bất động sản suy giảm nghiêm trọng; ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn trả nợvà là nguyên nhân cơ bản dẫn đến nợ xấu tăng mạnh nhất kể từ trước tới nay. Khi nợxấu phát sinh; giá trị tài sản bảo đảm suy giảm dẫn đến thỏa thuận xử lý nợ giữa cácTCTD và người vay khó đạt được mục đích chung; tất yếu dẫn đến con đường giảiquyết tranh chấp hợp đồng tín dụng và thường bằng con đường Tòa án. Tuy nhiêntrong thực tế xử lý nợ tại Vietinbank đã chứng mính; xử lý nợ bằng con đường Tòa ánkhông phải là con đường duy nhất để thu hồi được khoản nợ xấu. Quá trình xử lý nợxấu cần phải tùy thuộc vào bản chất khoản nợ xấu để lựa chọn con đường thích hợpnhất, phương pháp hợp lý nhất nhằm đạt được mục đích cuối cùng là thu hồi khoảnnợ xấu. Thực tế cho thấy nhiều khoản nợ xấu dài ngày đã được Vietinbank gửi hồ sơra Tòa án khởi kiện đã phải rút về để thực hiện theo phương án khác. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa(*)Email: vuongnx@vietinbank.vn 239KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIAPHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP Trong thời gian qua, xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng nhằm thu hồi vốn cho các NHTMlà nhiệm vụ trọng tâm mà Quốc hội bàn thảo và thể hiện quyết tâm thực hiện; cụ thểxuất phát từ thực tiễn, Quốc hội đã ban hànhNghị quyết số: 42/2017/QH14 ngày21/06/2017 về việc thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; Tiếp thu ý kiếnchỉ đạo của Quốc hội, NHNN với vai trò là tư lệnh ngành cũng ban hành Thông tưsố 09/2017/TT-NHNN ngày 14/08/2017 v/v sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Thôngtư số19/2013/TT-NHNN ngày 06 tháng 9 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhànước Việt Nam quy định về việc mua, bán và xử lýnợ xấu của Công ty Quản lý tàisản của cáctổ chứctín dụng Việt Nam. Trọng tâm thay đổi của 2 văn bản trên là giaoquyền chủ động cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam đượcquyền chủ động quyết định mua bán khoản nợ xấu của các TCTD theo nguyên tắcđược quy định chi tiết tại điểm b và c Điều số 23 Thông tư 09 nêu trên, cụ thể: “Điều23. Điều kiện các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thịtrường: b) Được Công ty Quản lý tài sản đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiềnmua nợ; c) Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại hoặc khách hàngvay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ.” Đồng thời theo Nghị quyết 42 nêu trên,pháp luật có ưu tiên giao quyền thu giữ tài sản cho các TCTD trong một số trường hợpđặc biệt để ưu tiên phát mại xử lý nợ nợ. Tuy nhiên thực tế sau 1 năm triển khai nghịquyết 42 của Quốc hội và thông tư 09/2017 của NHNN, kết quả đã không đạt như kỳvọng của Quốc hội và nhất là ngành ngân hàng; nhiều ý kiến của các chuyên gia xửlý nợ của các NHTM cho rằng Nghị quyết 42 của Quốc hội và thông tư 09 nêu trêncủa NHNN chỉ thay đổi vỏ còn thực tế nội dung cơ bản là chưa có gì thay đổi so vớicác quy định trước đây, do đó không đủ sức mạnh hỗ trợ đối với các TCTD trong việcxử lý nợ xấu; thực tế yêu cầu không chỉ Nghị quyết 42 của Quốc hội cần phải thay đổimà các luật có liên quan như Luật Tòa án; Luật thi hành án dân sự cần phải thay đổitích cực hơn nữa mới có thể hỗ trợ tốt cho các TCTD trong công cuộc xử lý nợ xấu.Từ thực tiễn trên, tác giả cho rằng vẫn còn một khoảng trống trong việc xử lý nợ; xửlý giải quyết tranh chấp HDTD tại các NHTM mà chưa được các nhà làm luật quantâm làm rõ. Từ khóa: Hợp đồng tín dụng; giải quyết tranh chấp; Bộ luật Dân sự 2015;Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.240 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 1. KHÁI NIỆM GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG Trước hết, khái niệm “tín dụng” được hiểu là một phạm trù kinh tế và cũng là mộtsản phẩm của nền sản xuất hàng hóa. Nó tồn tại song song và phát triển cùng với nềnkinh tế hàng hóavà là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển lênnhững giai đoạn cao hơn. Tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế-xã hội, đãcó nhiều khái ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: