Khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử đối với doanh nghiệp Việt Nam: Cơ hội và thách thức
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 302.86 KB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin thời gian qua đã tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của hình thức kinh doanh thương mại điện tử. Kinh doanh thương mại điện tử có nhiều điều kiện để phát triển mạnh mẽ về mặt số lượng và cách thức thực hiện, tạo nhiều cơ hội cho các start–up có thể tham gia vào một thị trường hấp dẫn, chứa đựng nhiều lợi ích trong hoạt động kinh doanh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử đối với doanh nghiệp Việt Nam: Cơ hội và thách thức KHỞI NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC Phạm Nữ Mai Anh* 1 TÓM TẮT: Sự bùng nổ của công nghệ thông tin thời gian qua đã tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của hình thức kinh doanh thương mại điện tử. Kinh doanh thương mại điện tử có nhiều điều kiện để phát triển mạnh mẽ về mặt số lượng và cách thức thực hiện, tạo nhiều cơ hội cho các start –up có thể tham gia vào một thị trường hấp dẫn, chứa đựng nhiều lợi ích trong hoạt động kinh doanh.Tuy nhiên, chính vì được thực hiện trên môi trường ảo nên hoạt động kinh doanh thương mại điện tử thường chứa đựng rủi ro đối với các chủ thể có liên quan đến chất lượng sản phẩm, chi phí giao hàng, phương thức thanh toán, việc thực hiện nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế… Tất cả những vấn đề trên đã hình thành nên một bức tranh toàn cảnh về khởi nghiệp trong kinh doanh thương mại điện tử, thu hút và hấp dẫn đối với nhiều chủ thể nhưng cũng đòi hỏi các chủ thể khi tham gia vào thương mại điện tử phải có những giải pháp thích hợp để vượt qua được những thách thức tồn tại nhằm có thể đạt được kết quả mong muốn trên con đường khởi nghiệp đầy gian nan và đầy thách thức. Từ khóa: khởi nghiệp; thương mại điện tử; khởi nghiệp thương mại điện tử 1.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (TMĐT) Ở VIỆT NAM Năm 2000 đánh dấu sự ra đời và phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam với sự hình thành của một số diễn đàn đã đặt nền móng cho các hoạt động rao vặt, bán hàng online trên mạng internet. Trải qua gần 20 năm, đến nay thương mại điện tử Việt Nam đã có những bước tiến rất mạnh mẽ. Đặc biệt trong công cuộc thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển của mạng internet cùng với các mạng không dây 3G và 4G tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử Việt Nam trên nhiều phương diện từ cơ sở hạ tầng đến số lượng các tài khoản, website, hình thức kinh doanh thương mại điện tử. Số lượng tài khoản doanh nghiệp và cá nhân được đăng ký trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động TMĐT có sự tăng lên đáng kể. Nếu như năm 2013 chỉ có 1.923 tài khoản doanh nghiệp và 305 tài khoản cá nhân thì đến năm 2016 đạt đến 19.456 tài khoản doanh nghiệp và 7.170 tài khoản cá nhân.[1] Số lượng website TMĐT được xác nhận thông báo, đăng ký tính đến cuối năm 2016 cũng có sự gia tăng đáng kể với 13.510 website TMĐT bán hàng, 682 sàn giao dịch TMĐT, 93 website khuyến mại trực tuyến và 20 website đấu giá trực tuyến.[1] Cơ sở hạ tầng quan trọng cho kinh doanh trực tuyến là tên miền có sự tăng trưởng khá cao. Số tên miền quốc gia .VN lũy kế tính tới 31/10/2017 là 422.601, trong đó số đuôi tên miền .vn chiếm 54% và .com.vn chiếm 36%.[2] Tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử chiếm tỷ lệ còn thấp nhưng tỷ lệ các doanh nghiệp có website hỗ trợ kinh doanh trên nền tảng di động chiếm tỷ lệ khá cao. Điều này được thể hiện rõ trong Biểu 1 (a) và Biểu 1 (b). * Học viện Tài chính, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Tel.: +84985398157, E-mail address: maianhphn2711@ gmail.com INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 787 Biểu 1. (a) Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử qua các năm 2014 2015 2016 2017 100% 89% 90% 85% 87% 87% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 15% 13% 13% 10% 10% 0% Có Không (Nguồn: Báo cáo chỉ số Việt Nam năm 2018) Biểu 1. (b) Tỷ lệ doanh nghiệp có Website hỗ trợ kinh doanh trên nền tảng di động 2016 2017 60% 49% 50% 47% 42% 41% 40% 29% 29% ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử đối với doanh nghiệp Việt Nam: Cơ hội và thách thức KHỞI NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC Phạm Nữ Mai Anh* 1 TÓM TẮT: Sự bùng nổ của công nghệ thông tin thời gian qua đã tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của hình thức kinh doanh thương mại điện tử. Kinh doanh thương mại điện tử có nhiều điều kiện để phát triển mạnh mẽ về mặt số lượng và cách thức thực hiện, tạo nhiều cơ hội cho các start –up có thể tham gia vào một thị trường hấp dẫn, chứa đựng nhiều lợi ích trong hoạt động kinh doanh.Tuy nhiên, chính vì được thực hiện trên môi trường ảo nên hoạt động kinh doanh thương mại điện tử thường chứa đựng rủi ro đối với các chủ thể có liên quan đến chất lượng sản phẩm, chi phí giao hàng, phương thức thanh toán, việc thực hiện nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế… Tất cả những vấn đề trên đã hình thành nên một bức tranh toàn cảnh về khởi nghiệp trong kinh doanh thương mại điện tử, thu hút và hấp dẫn đối với nhiều chủ thể nhưng cũng đòi hỏi các chủ thể khi tham gia vào thương mại điện tử phải có những giải pháp thích hợp để vượt qua được những thách thức tồn tại nhằm có thể đạt được kết quả mong muốn trên con đường khởi nghiệp đầy gian nan và đầy thách thức. Từ khóa: khởi nghiệp; thương mại điện tử; khởi nghiệp thương mại điện tử 1.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (TMĐT) Ở VIỆT NAM Năm 2000 đánh dấu sự ra đời và phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam với sự hình thành của một số diễn đàn đã đặt nền móng cho các hoạt động rao vặt, bán hàng online trên mạng internet. Trải qua gần 20 năm, đến nay thương mại điện tử Việt Nam đã có những bước tiến rất mạnh mẽ. Đặc biệt trong công cuộc thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển của mạng internet cùng với các mạng không dây 3G và 4G tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử Việt Nam trên nhiều phương diện từ cơ sở hạ tầng đến số lượng các tài khoản, website, hình thức kinh doanh thương mại điện tử. Số lượng tài khoản doanh nghiệp và cá nhân được đăng ký trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động TMĐT có sự tăng lên đáng kể. Nếu như năm 2013 chỉ có 1.923 tài khoản doanh nghiệp và 305 tài khoản cá nhân thì đến năm 2016 đạt đến 19.456 tài khoản doanh nghiệp và 7.170 tài khoản cá nhân.[1] Số lượng website TMĐT được xác nhận thông báo, đăng ký tính đến cuối năm 2016 cũng có sự gia tăng đáng kể với 13.510 website TMĐT bán hàng, 682 sàn giao dịch TMĐT, 93 website khuyến mại trực tuyến và 20 website đấu giá trực tuyến.[1] Cơ sở hạ tầng quan trọng cho kinh doanh trực tuyến là tên miền có sự tăng trưởng khá cao. Số tên miền quốc gia .VN lũy kế tính tới 31/10/2017 là 422.601, trong đó số đuôi tên miền .vn chiếm 54% và .com.vn chiếm 36%.[2] Tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử chiếm tỷ lệ còn thấp nhưng tỷ lệ các doanh nghiệp có website hỗ trợ kinh doanh trên nền tảng di động chiếm tỷ lệ khá cao. Điều này được thể hiện rõ trong Biểu 1 (a) và Biểu 1 (b). * Học viện Tài chính, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Tel.: +84985398157, E-mail address: maianhphn2711@ gmail.com INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 787 Biểu 1. (a) Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử qua các năm 2014 2015 2016 2017 100% 89% 90% 85% 87% 87% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 15% 13% 13% 10% 10% 0% Có Không (Nguồn: Báo cáo chỉ số Việt Nam năm 2018) Biểu 1. (b) Tỷ lệ doanh nghiệp có Website hỗ trợ kinh doanh trên nền tảng di động 2016 2017 60% 49% 50% 47% 42% 41% 40% 29% 29% ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thương mại điện tử Khởi nghiệp thương mại điện tử Hình thức kinh doanh thương mại điện tử Doanh nghiệp thương mại điện tử Môi trường kinh doanh thương mại điện tửTài liệu liên quan:
-
6 trang 836 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử Momo
6 trang 565 10 0 -
Bài giảng Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử - PGS.TS Nguyễn Văn Minh
249 trang 541 10 0 -
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 514 9 0 -
6 trang 476 7 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử: Phần 1 - TS. Ao Thu Hoài
102 trang 414 7 0 -
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên)
188 trang 381 4 0 -
5 trang 374 1 0
-
7 trang 359 2 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - TS. Trần Văn Hòe
181 trang 321 6 0