KHÚC TRÁNG CA THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KHÚC TRÁNG CA THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ Biên soạn chính: Trần Lê AnKHÚC TRÁNG CA THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ Vnthuquan.net, 2011 PHỤ LỤCChỉ đạo nội dung: Nguyễn Việt – Trần Lê An* Biên soạn chính: Trần Lê An· Cùng biên soạn, biên tập: Nghiêm Hùng Nguyễn Văn Bằng Trần Diệp Tạ Quỳnh Phương Nguyễn Đức Minh Trần Văn Kính Lê Trí Dũng Lê Xuân Tường Trọng Huân* Tham gia tư vấn:MẠC ĐÌNH VỊNH - Cựu chiến binh Sư đoàn 325NGUYỄN ĐỨC HUY - Cựu chiến binh Trung đoàn 18 Sưđoàn 325NGUYỄN HẢI NHƯ - Cựu chiến binh Trung đoàn 48 Sưđoàn 320BNGÔ CÔNG NỘI - Cựu chiến binh Trung đoàn 64 Sư đoàn320B 2PHẠM DUY TÂN - Cựu chiến binh Trung đoàn 88 Sư đoàn308Nhà thơ HOÀNG TRẦN CƯƠNG - Cựu chiến binh Trungđoàn 229 - Tổng biên tập Thời báo Tài chính VŨ ĐỨC THẾ - Cựu chiến binh Trung đoàn 64 - Giám đốc điều hành Vinpearl - NhaTrang TRỊNH ĐÌNH VINH - Cựu chiến binh Trung đoàn 64, Chủ tịch hội đồng quản trị Mê Kông -HacotaNhạc sĩ DOÃN NGUYÊN, Phó giám đốc Nhà hát Đài Tiếngnói Việt NamPHỤ LỤCChương I: Những dòng lịch sử về 81 ngày đêm trận chiếnthành cổ Quảng Trị (Trang 1-61)Chương II: Những chuyện kể về khúc tráng ca Quảng Trị(trang 62- 143)Chương III: Vẫn thơ khúc tráng ca (trang 143 – 151)Phần nhạc và họa, ảnh : (sẽ cung cấp và bổ sung thêm).Chương I: Những dòng lịch sử về 81 ngày đêm trận chiếnthành cổ Quảng Trị 3Lời của Đại tướng Võ Nguyên GiápTôi hoan nghênh các đồng chí đã biên soạn, xuất bản cuốnsách: Khúc Tráng ca Thành cổ, ghi nhớ lại cuộc chiến đấuvô cùng ác liệt, dài ngày của quân và dân ta, của nhiều trungđoàn, tiểu đoàn bộ binh, binh chủng kỹ thuật thuộc nhiềubinh đoàn chủ lực và bộ đội địa phương đã kiên cường trụbám, anh dũng chiến đấu giành giật với địch bảo vệ Thị xã -Thành cổ Quảng Trị mùa hè 1972.Chiến công Quảng Trị là một đỉnh cao của tinh thần anhdũng chiến đấu hy sinh của quân và dân ta vì sự nghiệp giảiphóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và để lại cho chúng tanhững bài học sâu sắc. Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2007Khúc tráng ca Thành cổ Quảng TrịLỜI MỞ ĐẦUĐúng 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 3 năm 1972, trận bãolửa - thép với hàng vạn quả đạn pháo của quân ta cấp tậptrút xuống các căn cứ quân sự của đối phương tại ĐộngToàn, khởi đầu cho chiến dịch Trị - Thiên năm 1972, mộtchiến dịch kéo dài và ác liệt nhất trong cuộc kháng chiến 4chống Mỹ, giải phóng miền Nam. Thắng lợi của nó đã mởthông khu giới tuyến, cánh cửa ngăn cách giữa hai miềnNam - Bắc, tạo ra cục diện mới hết sức thuận lợi cho Đạithắng mùa Xuân năm 1975.Chỉ trong vòng hơn ba mươi ngày, ta đã vượt qua sông BếnHải, phá tan hệ thống phòng thủ chiến lược Mắc Na ma ra,đánh chiếm các căn cứ Tân Lâm, Đầu Mầu, Động Toàn,Quán Ngang, điểm cao 241, 544, v.v... làm chủ đường số 9,tiêu diệt căn cứ Cồn Tiên, đánh tan Dốc Miếu trên đường 1,giải phóng Đông Hà - Ái Tử, khiến đối phương phải rút khỏiThị xã Quảng Trị (ngày 1 tháng 5 năm 1972) về cố thủ ở phíaNam sông Mỹ Chánh (Thừa Thiên - Huế). Toàn tỉnh QuảngTrị được giải phóng vào ngày 2 tháng 5 năm 1972. Để ngăn chặn đà tiến công của quân ta, ngay từ đầu tháng 4năm 1972, Nich-xơn ra lệnh đánh phá trở lại miền Bắc vớimức độ ác liệt chưa từng thấy. Hàng trăm lượt máy baycường kích, phản lực và cả B.52 đã ném bom, bắn phá cácthành phố Hà Nội, Hải Phòng và nhiều địa phương kháccủa miền Bắc. Đối phương đưa vào sử dụng các loại bommới với phương tiện kỹ thuật đánh phá tối tân, hơn hẳnnhững lần trước, phong tỏa mọi cảng biển, bến bãi, đườngsá, hòng ngăn chặn và làm cho việc tiếp tế cho chiếntrường của ta trở nên cực kỳ khó khăn.Không chịu nổi thất bại vì mất Quảng Trị, mất một hệ thốngphòng thủ vào bậc nhất mà đối phương thường cho rằng làbất khả chiến bại và áp lực trên bàn đàm phán ở Hộinghị Pa-ri, đối phương tập trung cao độ binh lực, hỏa lựchòng tái chiếm những vùng đã mất, mục đích đầu tiên làtrở lại sông Thạch Hãn với Thị xã Quảng Trị, mà hình ảnhtiêu biểu là Thành cổ. Cuộc chiến nảy lửa giành giật nhautừng tấc đất đã xảy ra trong suốt thời gian sau đó, kéo dàicho đến khi Hiệp định Pa-ri được ký kết vào đầu năm 51973. Những ngày đặc biệt ác liệt diễn ra từ ngày 28 tháng6 đến ngày 16 tháng 9 năm 1972. Đây là một trong sốnhững trận đánh được coi là khốc liệt nhất trong cả cuộcchiến tranh chống Mỹ, nó diễn ra trên khắp chiều ngangvốn rất chật hẹp của tỉnh Quảng Trị - cả ở phía Đông vàNam sông Thạch Hãn: từ cánh Đông - duyên hải đến cánhTây - rừng núi, tập trung cao độ ở khu vực tuyến giữa, chủyếu là Thị xã Quảng Trị.Trong vùng hạn hẹp, mỗi chiều chỉ từ một đến hai kilômét,địa hình tương đối bằng phẳng đã phải chịu hỏa lực tối đacủa không quân và hải quân Mỹ, với kỹ thuật hiện đại nhấtthời đó. Được sự tiếp sức, chia lửa của quân dân cả nước,các chiến sĩ của nhiều trung đoàn, tiểu đoàn bộ binh, binhchủng kỹ thuật thuộc nhiều binh đoàn chủ lực và lực lượngvũ trang địa phương đã chiến đấu dưới sức ép của hàngchục vạn tấn bom đạn, trong điều kiện thiếu thốn trăm bề;bằng tính kỷ luật tuyệt vời, lòng dũng cảm, ý chí ngoancường và hy sinh vô bờ bến, các chiến sĩ của ta anh dũngchiến đấu, giữ vững trận địa trong thế ba bề bị cô lập trongsuốt 81 ngày đêm. Đó là 81 ngày đêm lịch sử bi tráng, hàohùng, ác liệt và mãi mãi bất tử, ghi sâu vào tâm thức củamỗi con người con nước Việt Nam.Để tôn vinh một thời các anh đã sống hào hùng, chiến đấuoanh liệt và nhân kỷ niệm 35 năm cuộc chiến đấu bảo vệThị xã và Thành cổ Quảng Trị, xi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
lịch sử Việt Nam thành cổ Quảng Trị lịch sử Quảng Trị ảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 chiến tranh chống MỹGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 147 0 0 -
Lịch sử Việt Nam - Huyền thoại Thành cổ Quảng Trị: Phần 1
156 trang 90 0 0 -
69 trang 86 0 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 61 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 60 0 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 58 0 0 -
11 trang 52 0 0
-
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 47 0 0 -
Bài thuyết trình: Vinh Danh Phụ Nữ Truyền Thuyết Việt Nam
18 trang 43 0 0 -
26 trang 42 0 0
-
183 trang 41 0 0
-
4 trang 41 0 0
-
Toàn tập về Văn kiện Đảng (1968) - Tập 29
387 trang 36 0 0 -
Thời kỳ 1858 - 1975 - Lịch sử Việt Nam cận hiện đại: Phần 1
83 trang 35 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chiến dịch Đường số 9 - Khe Sanh Xuân - Hè 1968
113 trang 34 0 0 -
PHÂN CẤP HÀNH CHÍNH VIỆT NAM _2
8 trang 34 0 0 -
Giáo án Lịch sử 6 bài 28: Ôn tập
3 trang 33 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945
195 trang 32 0 0 -
Những chứng tích lịch sử của nạn đói năm Ất Dậu 1945 ở Việt Nam: Phần 1
147 trang 31 0 0 -
Giáo trình Lịch sử Việt Nam 1945 - 2000: Phần 2
216 trang 31 0 0