Danh mục

Làng nho Bình Định và nghề hát bội Đặng Quý Địch

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 185.18 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Làng nho Bình Định và nghề hát bội Đặng Quý ĐịchHát bội là một bộ môn nghệ thuật trình diễn đã có từ lâu đời, mà cũng từ lâu đời người làm nghề này bị xem là "xướng ca vô loại". Từ đời Lê đã có lệ cấm con em nhà hát xướng đi thi nên Ðào Duy Từ mới bỏ đất Bắc Hà vào huyện Hoài Nhơn rồi trở thành ông tổ nghề hát tỉnh ta. Người làm nghề này thì được gọi chung một từ là "Lê viên tử đệ = con em vườn Lê", hoặc theo vai...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làng nho Bình Định và nghề hát bội Đặng Quý Địch Làng nho Bình Định và nghề hát bội - Đặng Quý Địch Hát bội là một bộ môn nghệ thuật trình diễn đã có từ lâu đời, mà cũng từlâu đời người làm nghề này bị xem là xướng ca vô loại. Từ đời Lê đã có lệcấm con em nhà hát xướng đi thi nên Ðào Duy Từ mới bỏ đất Bắc Hà vàohuyện Hoài Nhơn rồi trở thành ông tổ nghề hát tỉnh ta. Người làm nghề này thìđược gọi chung một từ là Lê viên tử đệ = con em vườn Lê, hoặc theo vai họsắm trên sân khấu mà gọi là kép, lão cho đàn ông, đào, mụ cho đàn bà. Lắmkhi họ không ngần ngại mà gọi bằng thằng bằng con. Nguyễn Khuyến trongmột bài thơ dịch đã viết: Thú vui con hát lực chiều cầm xoang. Nhưng miệtthị độc địa nhất phải kể đến hai bài thơ Vịnh phường hát Bội của hai thi sĩtrong Nam sống nửa sau thế kỷ XIX.BÀI MỘTNhỏ mà chẳng học, lớn nghinh ngang!Trống gióng ba hồi đủ bá quan.Ra rạp ngồi trên ba đứa hiệu,Vào buồng đứng dưới mấy ông làng.Mượn màu son phấn: ông kia nọ,Cởi lớp cân đai: lũ điếm đàng!Tuy vậy nhưng mà coi cũng thú:Ðã từng trợn mắt lại phùng mang!BÀI HAIÐứa ghẻ lào, đứa lác voi!Bao nhiêu khăn áo cũng trơ mòi!Phường trung mắt trắng đôi tròng bạc,Ðứa nịnh râu hoe mất sợi còi!Trên rạp có tranh còn lợp lọng,Bước chân không ngựa lại giơ roiHèn chi chúng nói bội là bạcBôi mặt đá nhau, đấm lại thoi! Nhưng đọc lại hai bài thơ, tôi thấy tác giả bài trước chỉ biết thích thú khixem đào kép trợn mắt phùng mang thì trình độ thưởng ngoạn còn thấp thỏiquá, chưa đáng để bàn đến nghệ thuật hát bội, còn bài sau vốn dĩ là một bài thơhọa thơ Từ Thứ qui Tào của Tôn Thọ Tường - Dường như tác giả mượnchuyện hát bội để mắng Tôn Thọ Tường và bè lũ đã theo gió phất cờ còn hụchặc nhau đấm lại thoi vì tranh danh đoạt lợi. Cho nên đối với tác giả bài trướcthì ta không cần chấp, còn tác giả bài sau thì nên tỏ ra thông cảm vì vị tất đã códụng ý miệt thị giới xướng ca. Ở Bình Định không ai gọi đào kép hát bằng con bằng thằng, họa hoằnmới có người gọi trống bằng tên, còn hầu hết từ Nho sĩ đến giới bình dân chẳngbiết từ bao giờ họ đã gọi người chủ gánh hát là bầu (do từ bậu biến âm mà ra),gọi đào kép hát là bạn. Người làm nghề xướng ca là bậu là bạn của ngườithưởng ngoạn, thất không có từ nào vừa lịch sự vừa thân mật hơn! Ở Bình định cũng không có ai làm văn làm thơ chế nhạo nghề hát, trái lạicó nhiều bậc sĩ phu đã soạn tuồng hát, đặt điệu hát, tập hát, dạy hát, lập gánhhát... Người soạn tuồng hát đầu tiên ở tỉnh này có phải Ðào Duy Từ hay không?San Hậu có phải bổn tuồng đầu tiên tại tỉnh ta do ông soạn hay không? Khôngai dám cả quyết. Ta chỉ biết ông còn để lại hai bài văn khá dài là Ngọa longcương vãn và Tư Dung vãn. Vãn là một loại văn vần (vận văn) dùng đểngâm xướng tức là để hát chứ không chỉ để xem. Còn giữa vãn với cái lànđiệu nói lối, hát nam có liên quan gì không thì tôi chưa tra cứu được. Tươngtruyền ông đã mang hát Bội từ Bắc vào Trung mà phổ biến nó. Ông còn đặt lờivà sáng chế các vũ khúc Tam tinh chúc thọ, Ðấu chiến thắng Phật, Tứlinh, Vũ phiến v.v... mà trước năm 1945 Hoà Thanh thự vẫn còn trình diễntrong cung vua. Ðến giữa thế kỷ XIX thì có nhiều sĩ phu soạn tuồng hát mà ngày nay tácphẩm vẫn còn lưu hành. Trong số ta phải kể đến cụ tú Nguyễn Diêu ở Nhơn Ânvới hai bổn Ngũ hổ bình Tây và Liệu đố, cụ Ðào Tấn ở Vinh Thạnh với cácbổn Hộ sanh đàn, Trầm hương các, Cổ thành, Diễn võ đình, Tân dãđồn, Hoàng Phi Hổ quá quan v.v..., cụ cử Nguyễn Trọng Trì ở Vân Sơn vớibổn Phụng Hoàng Anh, cụ Tú Thám ở Lương bình với bổn Phụng NghiÐình v.v... Không nói tất ai cũng biết tất cả các cụ soạn tuồng hát bội đềuthành thạo các làn điệu hát bội, hơn thế nữa còn tự mình đật ra nhiều làn điệukhác, đơn cử như các điệu lý trong Hộ sanh đàn thì trước cụ Ðào Tấn chưa hềcó mà hiện giờ cũng không nghe sắc dân nào ở vùng núi hát như thế hoặc na nánhư thế. Cụ Ðào Tấn còn tiến xa hơn một bước nữa: dạy hát. Lúc cụ làm Tổng đốcNghệ An, cụ đã lập Học bộ đình, dắt con em từ Bình Định ra mà dạy cho họ hátrồi sau đó trình diễn cho dân địa phương xem. Khi cụ về hưu thì dời Học bộđình về Vinh Thạnh, biến Vinh Thạnh thành cái nôi của hát bội cả tỉnh. Chẳngbao lâu những làng chung quanh Vinh Thạnh thuộc huyện Tuy Phước, nhữnghuyện gần Tuy Phước như An Nhơn, Bình Khê, Phù Cát gánh hát mọc lên nhưnấm. Thuở còn làm Tổng đốc ở Nghệ An cụ đã đưa học trò vào biên chế línhtỉnh nên nhiều người có phẩm hàm hoặc cấp bậc trong quân đội như Bát Phàm,Cửu Khi, Cửu Ở, Cửu Hai, Ðội Hiệp, Ðội Xuân, Ðội Lý, Ðội Hoà, Cai Tư, CaiGiảng, Cai Tám, Thập Dung, Thập Xáng, Thập Tám, Thập Ân v.v... Rồi sau đó,tỉnh thần Bình Định có thể sẽ nghe theo đề nghị của cụ mà ban bằng Quản ca,Phó Quản ca, Chánh ca, Phó chánh ca cho các nghệ sĩ nổi tiếng kèm theo đặcân miễn xâu bơi tạp dịch. Bởi cụ dạy hát nên các con cụ dù đã đỗ Cử nhân như các ông Bá Quát,Thoại Thạch, Nh ...

Tài liệu được xem nhiều: