Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 85      Loại file: pdf      Dung lượng: 889.93 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 85,000 VND Tải xuống file đầy đủ (85 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về giao kết hợp đồng thương mại điện tử, nhằm mục đích đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI MAI CHÍ TÙNG PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI MAI CHÍ TÙNG PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HỒ NGỌC HIỂN HÀ NỘI, năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Học viên Mai Chí Tùng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ................................................................ 6 1.1. Những vấn đề lý luận về hợp đồng thương mại điện tử ............................ 6 1.2. Khái quát pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại điện tử ................ 14 1.3. Phân biệt giao kết hợp đồng thương mại điện tử và giao kết hợp đồng truyền thống..................................................................................................... 17 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ............................................................................ 25 2.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng thương mại điện tử .................................. 25 2.2. Trình tự giao kết hợp đồng thương mại điện tử ....................................... 27 2.3. Thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng thương mại điện tử ................ 35 2.4. Hình thức của hợp đồng thương mại điện tử ........................................... 40 2.5. Các biện pháp bảo đảm an toàn khi giao kết hợp đồng thương mại điện tử . 41 CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ . 52 3.1. Yêu cầu đối với việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại điện tử ....................................................... 52 3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại điện tử ...................................................................................................................... 57 3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại điện tử .......................................................................................... 64 KẾT LUẬN .................................................................................................... 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CẤC VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật Dân sự CNTT : Công nghệ thông tin GDĐT : Giao dịch điện tử GKHĐ : Giao kết hợp đồng LTM : Luật Thương mại TMĐT : Thương mại điện tử WTO : Tổ chức Thương mại thế giới UNCITRAL : Ủy ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những tiến bộ to lớn về công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin trong những thập niên cuối của thế kỷ XX đã tạo ra bước ngoặt mới cho sự phát triển kinh tế – xã hội toàn cầu. Trên nền tảng đó, một phương thức thương mại mới đã ra đời và phát triển nhanh chóng, đó là TMĐT. Ngày nay, việc kinh doanh TMĐT thay thế phương thức truyền thống đang dần trở nên phổ biến. TMĐT đã và đang giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có những bước tiến mới trong quá trình hoạt động sản xuất như tiết kiệm chi phí tìm hiểu đối tác, giao dịch và ký kết hợp đồng, mở rộng thị trường tới rất nhiều khu vực trên thế giới mà không mất quá nhiều chi phí và nhân lực… Quan hệ hợp đồng TMĐT có nhiều đặc điểm khác biệt so với các hợp đồng được thiết lập theo các phương thức thông thường khác, từ đó, một khuôn khổ pháp lý về hợp đồng TMĐT đã được hình thành. Ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới, bên cạnh các đạo luật về hợp đồng truyền thống, các nhà lập pháp còn sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh những quan hệ hợp đồng thương mại được giao kết bằng phương tiện điện tử. Kể từ năm 2005 cho đến nay, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo dựng cơ sở pháp lý cơ bản cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử nói chung và hợp đồng TMĐT nói riêng. Khởi đầu là việc ban hành Luật Giao dịch điện tử năm 2005, đồng thời Chính phủ và các bộ, ban, ngành cũng ban hành rất nhiều những văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành như Nghị định 52/2013/NĐ-CP ban hành ngày 16/05/2013 của Chính phủ về TMĐT (sau đây gọi tắt là NĐ 52), Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ban hành ngày 1 15/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số, Thông tư số 59/2015/TT-BCT ban hành ngày 31/12/2015 của Bộ Công thương quy định về quản lý hoạt động TMĐT qua ứng dụng trên thiết bị di động... Tuy nhiên, khung pháp lý về hợp đồng TMĐT, đặc biệt là hoạt động giao kết hợp đồng TMĐT vẫn còn nhiều điểm hạn chế, bất cập. Mặt khác, việc giao kết sử dụng phương tiện điện tử, luôn có sự thay đổi và phát triển nhanh chóng của yếu tố ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: