Luận văn Thạc sĩ Văn học: Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH ------------------------------ NGUYỄN THỊ HIỀNTIỂU THUYẾT LÊ LỰU THỜI KỲ ĐỔI MỚIChuyên ngành: Văn Học Việt NamMã số: : 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS: TRẦN HỮU TÁ Thành phố Hồ Chí Minh - 2007 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, tôi đã nhận được sự hỗtrợ tích cực và những điều kiện thuận lợi từ Phòng Đào TạoSau Đại Học - Trường Đại Học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh. Vìvậy, đầu tiên, cho phép tôi được nói lời cảm ơn chân thànhnhất gửi đến quý thầy cô giáo, các cán bộ của Phòng Đào TạoSau Đại Học - Trường Đại Học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh. Đặc biệt, cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc và chânthành nhất đến PGS. TS Trần Hữu Tá. Thầy đã không quảnthời gian, công sức để tân tâm, tận tình, ân cần chỉ bảo, dẫndắt cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tàiluận án của mình. Bên cạnh đó, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đếnnhững bạn bè đồng nghiệp. Họ là những người luôn động viênkhích lệ tôi vững bước trên con đường mà mình đã lựa chọn. Cuối cùng, tôi xin nói lời cảm ơn Cha - Mẹ, người đãsinh ra tôi, nuôi tôi khôn lớn. Người đã hướng dẫn, chỉ cho tôicon đường đi đến thành công. MỤC LỤC MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1975 mang vẻ đẹp lãng mạn của những conngười sống vì lý tưởng mà những mất mát hy sinh chỉ góp phần làm cho ý chí, tinh thầncon người càng thêm rạng rỡ. Khi chiến tranh qua đi, con người mới kịp bình tâm nhìn lạihiện thực khắc nghiệt mình đã trải qua với bao nhiêu nỗi niềm. Chiến tranh đã đi quanhưng vết thương về chiến tranh vẫn còn mãi. Bước sang thời kỳ đổi mới, lịch sử dân tộc chuyển sang trang mới. Đất nước mở cửagiao lưu với bạn bè thế giới và xây dựng cuộc sống hòa bình. Lúc này với tư tưởng nhìnthẳng vào sự thật, đổi mới tư duy đã thúc đẩy nền văn học vốn đã chuyển mình nay nhanhchóng đổi thay diện mạo. Cuộc chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc đạt những thànhtựu vĩ đại. Đất nước hoàn toàn được giải phóng. Nhiệm vụ của cuộc chiến tranh giành độclập đã hoàn thành. Giờ đây, cuộc chiến đấu cho quyền sống của từng con người được đặt lênhàng đầu. Do vậy, nền văn học đứng trước nhu cầu mở rộng hơn nữa trong việc phản ánhmọi mặt cuộc sống đa dạng và phức tạp. Tất cả những lý do trên chính là nguyên nhân củakhuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn nhạt dần, được thay thế bởi cảm hứng đời tưthế sự. Các vấn đề về cuộc sống, giá trị đạo đức, ý thức dân chủ, về cái tôi ……đã trở thànhchủ đề nổi bật khiến cho văn học càng đổi mới mạnh mẽ. Người ta hình dung lại con người,thay đổi cách miêu tả, sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu mới. Tất cả những điều này chúng ta bắt gặp trên từng trang viết của các nhà văn. Họ trăntrở tìm hướng đi mới cho con thuyền văn chương của mình. Có người lặng lẽ đối chứng lạivới những quan niệm sơ lược hoặc phiến diện một thời về thế sự, để từ đó nhằm đấu tranhcho sự hoàn thiện của mỗi con người trong thời đại mới như Nguyễn Minh Châu. Có ngườisuy ngẫm về quá khứ để nắm bắt nhịp thở của hiện tại như Dương Thu Hương...Có ngườitìm đề tài trong những cái bề bộn phức tạp của hiện thực cuộc sống, đối thoại cùng ngườiđọc để tìm ra biện pháp tháo gỡ như Nguyễn Khải, Nguyễn Mạnh Tuấn...Có người lại nhìnnhận thực tại và đối chứng với quá khứ đau thương của một thời đạn bom khói lửa như BảoNinh...Và cùng chung dòng chảy đó chúng ta bắt gặp Lê Lựu – một trong những cây bút đãgóp phần không nhỏ vào sự thay đổi nhanh chóng bộ mặt nền văn học Việt Nam lúc bấygiờ. Trước thực tế đầy biến động của lịch sử, những tiểu thuyết Thời xa vắng (1984),Chuyện làng Cuội (1991), Sóng ở đáy sông (1995) lần lượt ra đời như những bức tranh sinhđộng, khắc hoạ chân thực chủ yếu những tháng ngày đầu đất nước trong thời kỳ đổi mới.Tìm hiểu những tiểu thuyết kể trên, ta sẽ hiểu thêm về thể loại tiểu thuyết của một thời kỳvăn học sôi động. Đồng thời qua đó, người viết muốn tìm hiểu những đóng góp của nhà văncho nền tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn này. Tuy nhiên, trong phạm vi cho phép của đề tài, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu nhữngđặc điểm tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới để nhằm hiểu một cách thấu đáo hơn phươngthức xây dựng tác phẩm, những đặc sắc trong việc miêu tả, nội dung hiện thực được phảnánh và những nét riêng biệt của nhà văn so với các tiểu thuyết gia cùng thời. Từ đó, nhằmkhẳng định sự đóng góp của ông cho sự phát triển nền văn xuôi Việt Nam trong những nămđổi mới.2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu về Lê Lựu đã có không ít ý kiến nhận xét, đánh giá của các nhà văn, nhàphê bình văn học. Họ tìm đến với những tác phẩm và nhận thấy ở đấy những chi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận văn Thạc sĩ Văn học Tiểu thuyết Lê Lựu Tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới Tiểu thuyết Việt Nam đương đại Cảm hứng nghệ thuật của Lê Lựu Tiểu thuyết Thời xa vắngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát ca dao - dân ca Bến Tre
140 trang 136 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều dưới góc nhìn trần thuật học
93 trang 117 0 0 -
165 trang 50 0 0
-
86 trang 47 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
182 trang 47 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu
135 trang 43 1 0 -
132 trang 40 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thơ Trần Đăng Khoa dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật
110 trang 35 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm thơ Bằng Việt
125 trang 35 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Tiểu thuyết Garganchuya (Rabơle) từ góc nhìn thi pháp thể loại
133 trang 35 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - Đầu thế XIX với vấn đề cái chết
106 trang 31 0 0 -
Tóm tắt luận văn Tiến sĩ Văn học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
14 trang 30 1 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Việt Nam 1975-2000
109 trang 29 1 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Sự ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ Tố Hữu
135 trang 28 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường dưới góc nhìn thể loại
122 trang 26 1 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều nhìn từ góc độ thể loại
102 trang 25 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể thơ tự do trong thơ trữ tình Việt Nam 1975-2000
72 trang 24 0 0 -
100 trang 24 0 0
-
102 trang 24 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật người lính trong tiểu thuyết Khuất Quang Thụy
114 trang 23 0 0