Danh mục

Một số vấn đề cơ bản đối với Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế số

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 428.00 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay nền kinh tế thế giới đang thay đổi một cách sâu rộng dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong phạm vi của bài viết, tác giả sẽ nghiên cứu vai trò của kinh tế số và thách thức đối Việt Nam trong quá trình thực hiện kinh tế số, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề cơ bản đối với Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế số 101 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KINH TẾ SỐ ThS. Trần Thị Mãn Học viện Ngân hàng – Phân viện Phú Yên TÓM TẮT Ngày nay, kinh tế số (KTS) là một xu thế tất yếu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. KTS sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho Việt Nam: (i) giúp các doanh nghiệp thay đổi quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm theo hướng hiện đại nhằm nâng cao sức cạnh tranh của đơn vị; (ii) là cơ hội để con người được tiếp xúc và trải nghiệm những tiện ích thú vị của công nghệ tối tân; (iii) là thời cơ giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng và hiệu quả hơn vào nền kinh tế thế giới, tranh thủ thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, đi kèm với các lợi ích đó, quá trình tiến đến KTS khiến Việt Nam gặp phải nhiều thách thức: sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, rủi ro an ninh mạng, nguồn nhân lực phát triển công nghệ số, ... Vì vậy, để con đường tiến đến KTS của Việt Nam được thành công, rất cần sự nổ lực của mọi thành phần kinh tế trong nước, sự sáng tạo của người lao động và đội ngũ lãnh đạo. Đặc biệt Nhà nước cần phải có một hệ thống giám sát chất lượng để đảm bảo nền kinh tế quốc gia hoạt động an toàn và hiệu quả. Từ khóa: kinh tế số, công nghệ 4.0, thương mại điện tử, rủi ro an ninh mạng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay nền kinh tế thế giới đang thay đổi một cách sâu rộng dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong thời đại này, hoạt động kinh tế không chỉ đơn thuần là việc gặp gỡ trao đổi hàng hóa trực tiếp giữa người với người mà còn dựa trên nền tảng kỹ thuật số hay còn gọi là KTS. KTS bao gồm các thị trường kinh tế dựa trên công nghệ kỹ thuật để giúp cho việc giao dịch, trao đổi hàng hóa và dịch vụ được thực hiện qua thương mại điện tử một cách dễ dàng hơn. Nền KTS phát triển mạnh mẽ song hành cùng công nghệ số đã tạo nên sự biến đổi to lớn và nhanh chóng đối với nền kinh tế xã hội và đời sống con người. KTS tạo ra nhiều loại hình kinh doanh đa dạng và cải tiến không ngừng cho nhân loại và đã đóng góp một tỷ trọng đáng kể vào nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên quá trình tiến đến KTS cũng làm phát sinh không ít các thách thức đáng quan tâm đối với xã hội. Trong phạm vi của bài viết, tác giả sẽ nghiên cứu vai trò của KTS và thách thức đối Việt Nam trong quá trình thực hiện KTS, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC Trong chuyên đề số 4: “Phát triển nền kinh tế số nhìn từ kinh nghiệm một số nước Châu Á và hàm ý đối với Việt Nam” của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Trung tâm Thông tin – Tư liệu (2018) đã đưa ra kinh nghiệm KTS của Singapore, Hàn 102 Quốc và Trung Quốc như: xây dựng cơ sở hạ tầng số, sáng kiến quốc gia thông minh, thanh toán điện tử, phát triển ngành công nghệ thông tin – truyền thông, phổ cập Internet, Chính phủ điện tử, ngân hàng số, ... từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. Tuy nhiên các hàm ý chính sách của bài viết nêu ra chưa được dựa trên những vấn đề thách thức thực tế đối với Việt Nam trong quá trình thực hiện KTS. Trong bài viết “Kinh tế số: Bối cảnh thế giới và liên hệ với Việt Nam” của nhóm tác giả Hà Quang Thụy, Phan Xuân Hiếu, Nguyễn Trí Thành, Trần Trọng Hiếu, Trần Mai Vũ, Nguyễn Hữu Đức, Phòng thí nghiệm Khoa học dữ liệu và Công nghệ Tri thức, Phòng thí nghiệm Công nghệ Vật liệu Nano trường Đại học Công nghệ, Đại học quốc gia Hà Nội (2020) đã nêu ra khái niệm KTS, vai trò KTS, thách thức của KTS đối với Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp. Tuy nhiên các vấn đề được nêu ra trong bài mang tính vĩ mô và có một số nội dung mang tính chuyên môn cao, do đó nội dung bài viết sẽ trở nên khó tiếp cận đối với một nhóm người nhất định. Bài viết của tác giả cũng được trình bày dựa trên khung phân tích ấy, tuy nhiên nội dung bài viết tập trung ở một góc độ vi mô hơn, gần gũi và thiết thực hơn với độc giả. 3. KHÁI NIỆM KINH TẾ SỐ KTS là gì? Theo R.Bukht và R.Heeks, khung khái nhiệm KTS gồm ba phạm vi: KTS lõi, KTS phạm vi hẹp và KTS phạm vi rộng, cụ thể khung khái niệm được chỉ dẫn như hình 1: Hình 1: Khái niệm kinh tế số theo phạm vi Nguồn: Rumana Bukht and Richard Heeks. Defining, Conceptualising and Measuring the Digital Economy. Paper No. 68, Centre for Development Informatics, Global Development Institute, SEED, 2017 Theo nhóm cộng tác KTS Oxford, KTS là một nền kinh tế vận hành thông qua Internet. KTS bao gồm tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế như: công nghiệp, nông nghiệp, 103 dịch vụ, sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng,... mà công nghệ số được áp dụng. Đặc trưng của KTS gồm ba quá trình xử lý đan xen nhau: xử lý vật liệu, xử lý năng lượng, xử lý thông tin. Trong đó, xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng nhất và cũng là lĩnh vực dễ số hóa nhất. Xét về bản chất, KTS là một phần của nền kinh tế. Mô hình KTS hoạt động dựa trên ứng dụng của công nghệ số kết hợp với nguồn dữ liệu lớn để tạo ra những mô hình kinh doanh mới, sản phẩm mới, dịch vụ số mới hoặc thậm chí là hỗ trợ cung cấp dịch vụ số cho các doanh nghiệp với sự hội tụ hàng loạt công nghệ mới trong cách mạng công nghiệp 4.0. Vậy Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì? Theo Klaus Schwab - người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới, 'Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin (CNTT) ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: