Danh mục

Một số vấn đề trong việc học hình hoạ cơ bản ở trường sư phạm

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 221.08 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu một số vấn đề về việc học hình hoạ cơ bản trong trường sư phạm; tìm hiểu một số vấn đề để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn hình họa ở các trường Sư phạm. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chắc kiến thức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề trong việc học hình hoạ cơ bản ở trường sư phạm TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 10. 2012 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG VIỆC HỌC HÌNH HOẠ CƠ BẢN Ở TRƯỜNG SƯ PHẠM Trịnh Thị Lan1 TÓM TẮT Hình họa cơ bản là môn học các bước cơ bản về vẽ hình, còn hình họa:“làphương pháp dựng hình từ hiện thực khách quan bằng đường nét, mảng khối và sángtối”. Hình họa có một vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuậttrong tranh giúp người học mỹ thuật giải quyết được tất cả các mối tương quan (hình,đậm nhạt, màu sắc...). Tuy là môn học cơ bản nhưng nó góp phần không nhỏ trong việcrèn luyện thẩm mỹ thị giác. Thông qua việc nghiên cứu một số vấn đề về việc học hìnhhoạ cơ bản trong trường Sư phạm chúng tôi hy vọng sẽ đem lại cho sinh viên một só kiếnthức và phương pháp tiến hành một bài vẽ hình hoạ cơ bản, giúp người học nắm bắt vàthực hiện được yêu cầu của bài học, sau đó có thể vận dụng trong quá trình thực hiệnbài vẽ hiệu quả cao cho việc học hình họa của sinh viên, cũng như trong giảng dạy phùhợp với nhận thức của sinh viên. *Từ khoá: Hình hoạ; mỹ thuật; vẽ hình hoạ 1. MỞ ĐẦU Trong mục tiêu đào tạo giáo viên Mỹ thuật nói chung, giáo viên Mầm non nóiriêng, hình họa là môn học cơ bản nhằm đạt tới sự thống nhất hành động giữa ba kỹnăng: nhìn (mắt), hiểu (lòng), và vẽ (tay) mà người học Mỹ thuật nhất thiết phải trải quamới có thể phát huy óc sáng tạo, nâng cao trình độ, đem lại hiệu quả cho việc học tập vàgiảng dạy đạt kết quả cao. Trong các giáo trình, tài liệu nghiên cứu về hình học cơ bản, tiến trình thực hiệnvà vận dụng kiến thức cơ bản trong các bài hình họa như thế nào thì còn ít được đề cậptới. Bài viết này đặt mục đích tìm hiểu một số vấn đề để nâng cao chất lượng giảng dạyvà học tập môn hình họa ở các trường Sư phạm. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Những vấn đề lý luận Hình họa cơ bản là môn học các bước cơ bản về vẽ hình, “...là phương phápdựng hình từ hiện thực khách quan bằng đường nét, mảng khối và sáng tối”. Có thể nóitheo cách khác: “Hình họa là dựng hình vẽ để mô tả một đối tượng khách quan có thực1 ThS. Khoa Sư phạm mầm non, trường Đại học Hồng Đức 87TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 10. 2012mà mắt ta quan sát được”, hay vẽ hình họa là thể hiện sự tư duy, phân tích tổng hợp, sựrung cảm trước đối tượng”. Tuy có nhiều quan niệm khác nhau, hoặc mang tính cụ thể,hoặc mang tính khái quát. Nhưng tựu chung, Hình hoạ vẫn là phép xây dựng hình thểbao gồm: đường nét, đậm nhạt, sáng tối... để tạo những hình nổi trên mặt phẳng tươngứng với vật thể trong không gian. Nâng cao lên là thể hiện chất và tình cảm. Việc vẽ hình họa có thể thể hiện bằng các chất liệu khác nhau, có thể là chì, than,bột màu hay sơn dầu... Thực tế cho thấy, không thể tách bạch Hình quan trọng hơn hayMàu quan trọng hơn, là bởi Hình và Màu có mối quan hệ hai mặt không thể tách rờimột vấn đề. Ở đây, vấn đề là trong nghiên cứu cơ bản của Hội họa bao giờ người ta cũngđi từ Hình rồi đến Màu, từ tư duy phân tích - trí tuệ (nhận thức) đến tình cảm (cảm xúc).Với ý nghĩa như vậy, Hình họa được giới nghiên cứu cho rằng: “Hình họa là xương sốngcủa Hội họa”. Hình họa có vai trò như vậy, nhưng việc học hình họa trong trường Sư phạm rasao? Để tìm hiểu những vấn đề đó, mỗi người có những phương pháp khác nhau. Ở vị trílà giáo viên Mỹ thuật, khi dạy hình họa cơ bản trong trường Sư phạm chúng tôi đã dùngphương pháp nghiên cứu bài làm của sinh viên - kiểm tra trên bài thực hành, trao đổi vớisinh viên trên lớp và ngoài giờ học với những nội dung như: - Nghiên cứu bài tập của sinh viên - kiểm tra trên bài thực hành. Đây là cách thứcnhằm phát hiện những vấn đề có ở trên bài thực hành của sinh viên. - Trao đổi với sinh viên thông qua các giờ học (trên lớp, giờ thực hành hay ngoàigiờ học) để tìm hiểu xác định thêm những vấn đề của sinh viên mà sinh viên không thểhiện trên bài thực hành của mình (qua trao đổi với sinh viên thì người dạy có thể nắmđược). - Tìm hiểu những vấn đề ở sinh viên thông qua trao đổi ở những hoàn cảnh khácnhau (ví dụ: Trao đổi trên lớp sẽ giúp người dạy khai thác thêm được những vấn đề màsinh viên muốn hỏi thầy trong thời gian trên lớp. Cuối cùng thì việc trao đổi ngoài giờ học sẽ giúp người dạy nắm thêm những vấnđề mà có thể sinh viên không mạnh dạn dám hỏi, không dám thừa nhận trước tập thể.Khi có các bạn trong lớp sẽ tạo điều kiện để người dạy có thể tìm hiểu thêm những vấnđề mà sinh viên có thể nói trực tiếp với thầy. Đây là việc giáo viên bắt đầu đi sâu tìmhiểu những vấn đề ẩn. 2.2. Vấn đề quan sát mẫu Khi sinh viên vẽ hình họa, vấn đề quan sát mẫu là yếu tố quan trọng đòi hỏi sinhviên phải: - Nắm được cấu trúc của mẫu - Xác định được tương quan trên mẫu - Bao quát được tổng thể, không xa vào chi tiết trong mọi lúc, mọi nơi88 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 10. 2012 Việc vẽ hình họa, nhìn bao quát là khả năng ghi nhận cùng một lúc nhiều hìnhảnh nhưng không phải từng thứ riêng rẽ mà trong một quan hệ không gian, song nhìnbao quát không có nghĩa là nhìn, bao quát một cách sơ sài, nông cạn không rõ đặc điểmcủa mẫu, đây là mặt hạn chế của cái nhìn bao quát. Song, ngược lại nhìn tập trung là khảnăng ghi nhận một cách chính yếu và duy trì khả năng lâu vào một chi tiết nào đó, nhưngcũng vì vậy mà dễ sa vào chi tiết, cái nhìn thiếu toàn bộ lại là mặt hạn chế của cái nhìntập trung. Vậy, nên quan sát theo mẫu theo cách nhìn bao quát hay tập trung? Câu trả lời ởđây là với những ưu và nhược điểm trong mỗi cách nhìn, thì việc kết hợp và kết hợp linhh ...

Tài liệu được xem nhiều: