Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thương mại điện tử tại Việt Nam
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 380.24 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết đề xuất các giải pháp như tạo mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, gia tăng hợp tác trong đào tạo, thay đổi chương trình đào tạo nhằm bù đắp được những kỹ năng mà người lao động hiện nay đang thiếu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thương mại điện tử tại Việt Nam Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM THE IMPROVING QUALITY OF HUMAN RESOURCES FOR E-COMMERCE IN VIETNAM ThS. Phan Thị Thanh Trúc Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum Email: ptttruc@kontum.udn.vn Tóm tắt Thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích, giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường bằng việc dễ dàng tiếp cận rộng lớn với khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, hiện nay lực lượng lao động trong nhóm ngành thương mại điện tử đang đối mặt với nhiều vấn đề như thiếu kỹ năng, thiếu lực lượng lao động khiến các doanh nghiệp khó khăn trong việc tuyển dụng. Do vậy, bài viết đề xuất các giải pháp như tạo mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, gia tăng hợp tác trong đào tạo, thay đổi chương trình đào tạo nhằm bù đắp được những kỹ năng mà người lao động hiện nay đang thiếu. Từ khóa: thương mại điện tử; nguồn nhân lực; Việt Nam Abstract Ecommerce brings many benefits, helping businesses increase their competitiveness in the market by making it easy to reach out to potential customers. However, the current workforce in the e-commerce industry is facing many problems such as lack of skills, lack of labor force makes enterprises difficult to recruit. Thus, the paper proposes solutions such as creating links between schools and businesses, increasing cooperation in training, changing training programs to offset the skills that workers are currently short. Keywords: e-commerce; human resource; VietNam 1. Tính cấp thiết Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử (TMĐT) đã có sự tác động mạnh và hiệu quả đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế- xã hội. Thương mại điện tử tại Việt Nam đạt mức tăng trưởng 35%/năm, thuộc nhóm những nước có TMĐT phát triển trên thế giới. Việt Nam có dân số 91 triệu người, trong đó, 45% dân số đã tiếp cận internet, tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM, con số này là khá cao, chiếm tới 28%. Trung bình mỗi người sử dụng Internet tại Việt Nam chi 160 USD/năm cho TMĐT. Hiện các doanh nghiệp có ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh giúp quảng bá thông tin và tiếp thị cho thị trường với chi phí thấp hơn so với doanh nghiệp truyền thống. Trong bối cảnh đa số doanh nghiệp đều tham gia vào TMĐT thì doanh nghiệp nào có những ý tưởng sáng tạo, tiếp thị tốt sẽ là lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Cũng trong bối cảnh đó, yêu cầu đội ngũ nhân lực cũng cao hơn so với trước. Nguồn nhân lực phục vụ cho TMĐT đòi hỏi phải đáp ứng được những nhu cầu cao hơn về chuyên môn bởi “hoạt động thương mại được tiến hành trên môi trường mạng là dựa trên những quy định, những nguyên tắc và yêu cầu riêng (về giao dịch, thanh toán, tranh chấp…). Điều này đòi hỏi những người lao động trực tiếp và những nhà quản lý kinh doanh phải hiểu rõ các thao tác kỹ thuật, những quy định và nguyên tắc thực hiện kinh doanh trực tuyến. Thứ hai, người làm thương mại điện tử cần phải nắm vững những vấn đề liên quan đến thương mại, công nghệ thông tin và truyền thông để có thể vận dụng thành thạo các ứng dụng công nghệ thông tin khi tiến hành các giao dịch thương mại điện tử, đồng thời phải thường xuyên cập nhật các công nghệ mới, nắm bắt những cơ hội kinh doanh mới trong thương mại điện tử. Thứ ba, thương mại điện tử là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế tri thức. Do đó, nhân lực thương mại điện tử, dù là người thực hiện hay là người đóng vai trò quản lý đều là những đối tượng có hàm 144 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 lượng tri thức cao. Họ cần được tiến hành đào tạo có hệ thống, trải qua các quá trình đào tạo từ hệ thống đến chuyên sâu tương ứng với từng vị trí, từng nhiệm vụ và theo từng chuyên ngành cụ thể”. Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu những kỹ năng cần thiết của người lao động trong các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT sẽ thay đổi như thế nào và thực trạng nguồn nhân lực hiện nay của Việt Nam, từ đó đề xuất những kiến nghị giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Thương mại điện tử và mô hình thương mại điện tử Theo Trần Văn Hòe (2010) thì TMĐT (Electronic commerce- EC hoặc E Commerce) là khái niệm được dùng để mô tả quá trình mua và bán hoặc giao dịch sản phẩm, dịch vụ và thông tin qua mạng máy tính, kể cả internet. Theo Nguyễn Đình Hân (2010) thì thương mại điện tử gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo). Thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người. Hiện nay có nhiều tranh cãi về các hình thức tham gia cũng như cách phân chia các hình thức này trong TMĐT. Nếu phân chia theo đối tượng tham gia thì có 3 đối tượng chính bao gồm: Chính phủ (G - Goverment), DN (B - Business) và Khách hàng (C - Customer hay Consumer). Các dạng hình thức chính của TMĐT b ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thương mại điện tử tại Việt Nam Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM THE IMPROVING QUALITY OF HUMAN RESOURCES FOR E-COMMERCE IN VIETNAM ThS. Phan Thị Thanh Trúc Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum Email: ptttruc@kontum.udn.vn Tóm tắt Thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích, giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường bằng việc dễ dàng tiếp cận rộng lớn với khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, hiện nay lực lượng lao động trong nhóm ngành thương mại điện tử đang đối mặt với nhiều vấn đề như thiếu kỹ năng, thiếu lực lượng lao động khiến các doanh nghiệp khó khăn trong việc tuyển dụng. Do vậy, bài viết đề xuất các giải pháp như tạo mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, gia tăng hợp tác trong đào tạo, thay đổi chương trình đào tạo nhằm bù đắp được những kỹ năng mà người lao động hiện nay đang thiếu. Từ khóa: thương mại điện tử; nguồn nhân lực; Việt Nam Abstract Ecommerce brings many benefits, helping businesses increase their competitiveness in the market by making it easy to reach out to potential customers. However, the current workforce in the e-commerce industry is facing many problems such as lack of skills, lack of labor force makes enterprises difficult to recruit. Thus, the paper proposes solutions such as creating links between schools and businesses, increasing cooperation in training, changing training programs to offset the skills that workers are currently short. Keywords: e-commerce; human resource; VietNam 1. Tính cấp thiết Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử (TMĐT) đã có sự tác động mạnh và hiệu quả đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế- xã hội. Thương mại điện tử tại Việt Nam đạt mức tăng trưởng 35%/năm, thuộc nhóm những nước có TMĐT phát triển trên thế giới. Việt Nam có dân số 91 triệu người, trong đó, 45% dân số đã tiếp cận internet, tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM, con số này là khá cao, chiếm tới 28%. Trung bình mỗi người sử dụng Internet tại Việt Nam chi 160 USD/năm cho TMĐT. Hiện các doanh nghiệp có ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh giúp quảng bá thông tin và tiếp thị cho thị trường với chi phí thấp hơn so với doanh nghiệp truyền thống. Trong bối cảnh đa số doanh nghiệp đều tham gia vào TMĐT thì doanh nghiệp nào có những ý tưởng sáng tạo, tiếp thị tốt sẽ là lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Cũng trong bối cảnh đó, yêu cầu đội ngũ nhân lực cũng cao hơn so với trước. Nguồn nhân lực phục vụ cho TMĐT đòi hỏi phải đáp ứng được những nhu cầu cao hơn về chuyên môn bởi “hoạt động thương mại được tiến hành trên môi trường mạng là dựa trên những quy định, những nguyên tắc và yêu cầu riêng (về giao dịch, thanh toán, tranh chấp…). Điều này đòi hỏi những người lao động trực tiếp và những nhà quản lý kinh doanh phải hiểu rõ các thao tác kỹ thuật, những quy định và nguyên tắc thực hiện kinh doanh trực tuyến. Thứ hai, người làm thương mại điện tử cần phải nắm vững những vấn đề liên quan đến thương mại, công nghệ thông tin và truyền thông để có thể vận dụng thành thạo các ứng dụng công nghệ thông tin khi tiến hành các giao dịch thương mại điện tử, đồng thời phải thường xuyên cập nhật các công nghệ mới, nắm bắt những cơ hội kinh doanh mới trong thương mại điện tử. Thứ ba, thương mại điện tử là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế tri thức. Do đó, nhân lực thương mại điện tử, dù là người thực hiện hay là người đóng vai trò quản lý đều là những đối tượng có hàm 144 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 lượng tri thức cao. Họ cần được tiến hành đào tạo có hệ thống, trải qua các quá trình đào tạo từ hệ thống đến chuyên sâu tương ứng với từng vị trí, từng nhiệm vụ và theo từng chuyên ngành cụ thể”. Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu những kỹ năng cần thiết của người lao động trong các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT sẽ thay đổi như thế nào và thực trạng nguồn nhân lực hiện nay của Việt Nam, từ đó đề xuất những kiến nghị giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Thương mại điện tử và mô hình thương mại điện tử Theo Trần Văn Hòe (2010) thì TMĐT (Electronic commerce- EC hoặc E Commerce) là khái niệm được dùng để mô tả quá trình mua và bán hoặc giao dịch sản phẩm, dịch vụ và thông tin qua mạng máy tính, kể cả internet. Theo Nguyễn Đình Hân (2010) thì thương mại điện tử gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo). Thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người. Hiện nay có nhiều tranh cãi về các hình thức tham gia cũng như cách phân chia các hình thức này trong TMĐT. Nếu phân chia theo đối tượng tham gia thì có 3 đối tượng chính bao gồm: Chính phủ (G - Goverment), DN (B - Business) và Khách hàng (C - Customer hay Consumer). Các dạng hình thức chính của TMĐT b ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế thương mại Thương mại điện tử Mô hình thương mại điện tử Nguồn nhân lực trong thương mại điện tử Bán hàng và thanh toán qua mạngGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 824 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử Momo
6 trang 557 10 0 -
Bài giảng Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử - PGS.TS Nguyễn Văn Minh
249 trang 526 9 0 -
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 498 9 0 -
6 trang 470 7 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử: Phần 1 - TS. Ao Thu Hoài
102 trang 408 7 0 -
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên)
188 trang 362 4 0 -
5 trang 357 1 0
-
7 trang 355 2 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - TS. Trần Văn Hòe
181 trang 319 6 0