Danh mục

Nâng cao hiệu quả thanh toán điện tử trong tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 523.96 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mặc dù có thị trường thương mại điện tử phát triển mạnh nhưng tỉ lệ thanh toán điện tử ở Việt Nam so với việc thanh toán bằng tiền mặt trong tiêu dùng lại chiếm tỉ lệ rất thấp. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá thực trạng thanh toán điện tử của người tiêu dùng với những kết quả đạt được cũng như thách thức đặt ra từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp cho góp phần thúc đẩy nền kinh tế ở Việt Nam trong thời kì công nghệ 4.0.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao hiệu quả thanh toán điện tử trong tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay 407 NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TRONG TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ThS. Phạm Thị Quỳnh Chi Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - Phân viện miền Nam. TÓM TẮT Mặc dù có thị trường thương mại điện tử phát triển mạnh nhưng tỉ lệ thanh toán điện tử ở Việt Nam so với việc thanh toán bằng tiền mặt trong tiêu dùng lại chiếm tỉ lệ rất thấp. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá thực trạng thanh toán điện tử của người tiêu dùng với những kết quả đạt được cũng như thách thức đặt ra từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp cho góp phần thúc đẩy nền kinh tế ở Việt Nam trong thời kì công nghệ 4.0. Từ khóa: thương mại điện tử, hiệu quả thanh toán điện tử, tiêu dùng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kinh tế số (digital economy) được hiểu là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet”. Trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay, nền kinh tế số đang được đáng giá mang lại nhiều đóng góp quan trọng cho kinh tế của Việt Nam. Việc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số là chủ đề trọng tâm, mục tiêu ưu tiên và là động lực phát triển mạnh mẽ hàng đầu của Việt Nam trong nhiều thập kỉ tới. Trong những năm qua, thương mại điện tử tại Việt Nam đang có sự tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ, trung bình từ 25 % - 30%. Thương mại điện tử là một trong những hoạt động cơ bản trong nền kinh tế số mà gắn liền với nó là hoạt động thanh toán điện tử. Nhằm thúc đẩy việc sử dụng thanh toán điện tử, giảm sử dụng tiền mặt trong các giao dịch giữa cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ, đồng thời tạo sự chuyển biến rõ rệt về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, ngày 30/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam năm 2016 - 2020” với mục tiêu “đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên phương diện thanh toán ở mức thấp hơn 10%”. Tuy nhiên, theo Hồng Dung (2020) “có đến 90% người tiêu dùng thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn sử dụng phương thức thanh toán bằng tiền mặt”. Chính vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên và xây dựng các giải pháp khắc phục là một yêu cầu vô cùng cần thiết để thúc đẩy nền kinh kế ở Việt Nam hiện nay. 408 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Khách thể nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu • Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp các văn kiện của Đảng, các quy định pháp luật của Nhà nước liên quan đến kinh tế số, thương mại điện tử; các báo các của các nhà khoa học liên hoạt động thanh toán điện tử để đó có cái nhìn tổng quan về mặt lý luận của hoạt động nền kinh tế số ở Việt Nam nói chung và hoạt động thanh toán điện tử nói riêng. Bên cạnh đó để làm rõ nội dung nghiên cứu, bài viết đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học. Việc phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau cho phép chúng bổ trợ thông tin thu được mang tính chính xác và tin cậy. Số liệu thu được và xử lý bằng ứng dụng phần mềm Google Form (google biểu mẫu). • Khách thể nghiên cứu: Cuộc khảo sát nhanh được tiến hành ngẫu nhiên với tổng 214 khách thể trên phạm vi cả nước. 2.2. Một số quan điểm của Đảng, quy định pháp lý thúc đẩy xu hướng thanh toán điện tử ở Việt Nam Tại Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hàng Trung ương Khóa XII trong đó đã xác định “phát triển hạ tầng số, xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia, các trung tâm dữ liệu vũng và các địa phương kết nối đồng bộ và thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số. Thực hiện chuyển đổi số quốc gia một cách toàn diện từ chính phủ đến xã hội, doanh nghiệp đề phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số”. Từ quan điểm của Đảng trong hoạt động phát triển kinh tế của đất nước đã được hiện thực hóa trong các văn bản quản lý của nhà nước. Đặc biệt trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế với sự phát triển mạnh mẽ của việc ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động kinh tế trong đó gồm cả hoạt động thương mại điện tử. Ngày 29/12/2006, được đánh dấu mốc quan trọng trong hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam khi Thủ tưởng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg “Đề án thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020”. Đây được coi là văn bản pháp lý mở đầu cho sự phát triển của hoạt động thương mại điện tử trong đó có thanh toán điện tử. Năm 2012, khoa học công nghệ trở thành yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế ở Việt Nam, đồng thời hoạt động thanh toán điện tử trở thành xu hướng tất yếu của nền kinh tế, 409 ngày 22/11/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, đây là văn bản pháp lý quan trọng và nền tảng thúc đẩy hoạt động thanh toán điện tử trong nền kinh tế số. Để tạo điều kiện cho sự phát triển của hoạt động thanh toán điện tử và đáp ứng nhu cầu thanh toán của người tiêu dùng ngày 30/12/2016 “Đề án phát triển thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ kí ban hành tại Quyết định số 2545/QĐ-TTg. Cơ sở pháp lý hoạt động thanh toán được tử ngày càng được hoàn thiện hơn khi tiếp đó, ngày 23/02/2018, Thủ tướng Chính phủ đã kí ban hành Quyết định số 241/QĐ-TTg phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hành với dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội. Qua đó để thấy, thúc đẩy thanh toán điện tử trong nền kinh tế số trong giai đoạn hiện nay luôn là vấn đề được nhà nước quan tâm. 2.3. Thực trạng hoạt động thanh toán điện tử trong tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay Việt Nam là một quốc gia có dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng về người dùng Internet, các thiết bị điện thoại thông minh và sử dụng mạn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: