Danh mục

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự thực hiện thương mại điện tử trong doanh nghiệp

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 232.58 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu nhằm mục đích điều tra tác động của năng lực tổ chức trong việc thực hiện thành công thương mại điện tử. Cụ thể hơn, nghiên cứu đề xuất một mô hình 3 yếu tố ảnh hưởng, bao gồm khả năng học tập của tổ chức, khả năng quản lý tri thức, và khả năng sẵn sàng thực hiện của tổ chức. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự thực hiện thương mại điện tử trong doanh nghiệp NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THỰC HIỆN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DOANH NGHIỆP ThS. Võ Chiêu Vy Khoa Quản trị Kinh doanh, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm mục đích điều tra tác động của năng lực tổ chức trong việc thực hiện thành công thương mại điện tử. Cụ thể hơn, nghiên cứu đề xuất một mô hình 3 yếu tố ảnh hưởng, bao gồm khả năng học tập của tổ chức, khả năng quản lý tri thức, và khả năng sẵn sàng thực hiện của tổ chức. Một cách tiếp cận đa chiều như vậy đã được khám phá trong các tài liệu, làm cho việc kiểm tra mô hình nghiên cứu đề xuất trở thành một chủ đề nghiên cứu thú vị. Bài viết thực hiện một nỗ lực phân tích để chỉ ra các lĩnh vực mà các công ty nên nhấn mạnh để thực hiện thành công thương mại điện tử và từ đó sẽ có được những lợi ích tiềm năng của nó. Từ khóa: Khả năng học tập, khả năng tri thức, sự sẵn sàng, thực hiện thành công, thương mại điện tử. 1. GIỚI THIỆU Trong những năm trở lại đây, thế giới đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của phương thức kinh doanh mới, đó chính là thương mại điện tử. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, thương mại điện tử càng cho thấy những ưu thế vượt trội so với thương mại truyền thống. Tuy chưa hội đủ điều kiện hạ tầng như một số quốc gia phát triển, nhưng Việt Nam ngày càng coi sự phát triển của thương mại điện tử là một trong những cách thức phát triển hiệu quả nhất để bắt kịp tốc độ phát triển của kinh tế thế giới. Đối với doanh nghiệp, thương mại điện tử góp phần hình thành những mô hình kinh doanh mới, tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và mở ra một thị trường rộng lớn với mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Đối với người tiêu dùng, thương mại điện tử giúp người mua chỉ ngồi tại nhà mà vẫn có thể lựa chọn hàng hóa, dịch vụ trên các thị trường ở mọi nơi trên thế giới bằng một vài động tác kích chuột. 2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Theo định nghĩa được cung cấp bởi Bộ Thương mại Đài Loan (2013), thương mại điện tử là internet cộng với thương mại. Nói cách khác, thương mại điện tử tiến hành các hoạt động thương mại truyền thống trong môi trường internet, nơi giao dịch thương mại được thực hiện bằng điện tử. Doanh nghiệp kinh doanh áp dụng thương mại điện tử và sử dụng internet để giúp người tiêu dùng hiểu một sản phẩm hay dịch vụ và nhà sản xuất của nó. Ngoài ra, thương mại điện tử có thể thu hút người tiêu dùng mới và tạo ra được quy mô của thị trường (Chang Lee, 2011). Sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã mang lại những thay đổi lớn cho tổ chức. Cụ thể hơn, Internet đã trở thành kênh phân phối cho hàng hóa và dịch vụ quan trọng của doanh nghiệp (Babbar và cộng sự, 2008; DeYoung và cộng sự, 2007; Mainetti và cộng sự, 2012). Hoạt động trực tuyến đã tập hợp các nhân viên, cộng tác viên, nhà cung cấp và khách hàng, với mục tiêu chính là tạo ra giá trị cho tổ chức (DuPlessis và Boon, 2004; Lai và cộng sự, 2012). Theo Hsu và Fang (2009), cơ sở cho việc tạo ra một cuộc cạnh tranh lợi thế của một tổ chức sử dụng thương mại điện tử có liên quan chặt chẽ với trí thức. Trí thức vốn bao gồm các đặc tính tác động cơ cấu của một doanh nghiệp, chẳng hạn như khả năng, điều kiện làm việc, 661 công nghệ và quy trình. Trí thức góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh cho tổ chức trên thị trường (Harris, 2008; Tsai và cộng sự, 2011). 3. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 3.1. Sự thực hiện thƣơng mại điện tử Sự hợp tác kinh doanh với đối tác là yếu tố quyết định việc thực hiện thương mại điện tử thành công trong thị trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay (Bhakoo và Chan, 2011). Sự hợp tác này là yếu tố chính có thể giúp tổ chức nhanh chóng phản ứng đối với nhu cầu của khách hàng và từ đó có thể cung cấp ra thị trường hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao (Kervenoael và cộng sự, 2009). Theo Baker và Sinkula (2005), một tổ chức thực hiện thương mại điện tử thành công phải tạo ra và duy trì được lợi thế cạnh tranh của mình. Ngoài ra, một yếu tố quan trọng để triển khai thương mại điện tử là hành vi và sự phối hợp của nhân viên (Lai và Ong, 2010). Do đó, một công ty cần tập trung vào sự phối hợp nội bộ bằng cách đào tạo nhân viên, đánh giá đúng và nâng cao năng suất của nhân viên (Lee và cộng sự, 2007). Việc thực hiện thương mại điện tử sẽ chịu tác động của những yếu tố như công tác hoạch định chiến lược và hợp tác với các đối tác của tổ chức (Lee và cộng sự, 2003). Thêm vào đó, khả năng kiến thức của doanh nghiệp và sự hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp cũng là những vấn đề quan trọng đối với quy trình triển khai thương mại điện tử (Lai và cộng sự, 2012). Để đo lường thương mại điện tử thực hiện thành công trong tổ chức bao gồm ba yếu tố: sự tác động đến hoạt động kinh doanh, sự tác động đến hiệu quả nội bộ và sự tác động đến khả năng phối hợp trong tổ chức. 3.2. Khả năng học tập Khả năng học tập của tổ chức được coi là quá trình mà theo đó tổ chức sẽ có được những kiến thức mới về môi trường, mục tiêu và quy trình (Schulz, 2006). Theo Harris (2008), tổ chức có khả năng học tập dẫn đến việc thực hiện tốt hơn hoạt động thương mại điện tử của mình. Tổ chức có thể sử dụng thương mại điện tử để ứng dụng phù hợp với sự thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh phụ thuộc phần lớn vào khả năng học tập của tổ chức. Argyris và Schoen (1996), Huber (1991) và Zahay và Handfeld (2004) nhấn mạnh sự tồn tại về mối quan hệ tích cực giữa việc học tập và ý nghĩa việc thực hiện thương mại điện tử thành công trong tổ chức. Thêm vào đó, công nghệ là một yếu tố quan trọng góp phần vào việc học tập tổ chức, ví dụ như sự phát triển của các kênh truyền thông trực tuyến, điều này sẽ là sự hỗ trợ tuyệt vời cho việc kinh doanh (Harris, 2008). Đào tạo được đề xuất cho là một trong những yếu tố quan trọng trong việc học tập của tổ chức có ảnh h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: