Danh mục

Nghiên cứu sự nhận biết của người tiêu dùng đối với thạch rau câu Long Hải tại Tp. Hồ Chí Minh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 464.83 KB      Lượt xem: 92      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Nghiên cứu sự nhận biết của người tiêu dùng đối với thạch rau câu Long Hải tại Tp. Hồ Chí Minh trình bày xác định và đo lường sự nhận biết của người tiêu dùng đối với các sản phẩm Thạch rau câu Long Hải tại TPHCM. Nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiêm cứu định tính và định lượng theo mô hình nhân tố khám phá để thực hiện đề tài.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu sự nhận biết của người tiêu dùng đối với thạch rau câu Long Hải tại Tp. Hồ Chí Minh NGHIÊN CỨU SỰ NHẬN BIẾT CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI THẠCH RAU CÂU LONG HẢI TẠI TP.HỒ CHÍ MINH Trần Nguyên Chiêu Huệ*, Nguyễn Khánh Linh, Vũ Thị Trung Linh, Lý Minh Hy, Vạn Thị Triệu Vi Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: PGS.TS. Trần Văn Tùng TÓM TẮT Mục tiêu nghiêm cứu của đề tài là xác định và đo lường sự nhận biết của người tiêu dùng đối với các sản phẩm Thạch rau câu Long Hải tại TPHCM. Nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiêm cứu định tính và định lượng theo mô hình nhân tố khám phá để thực hiện đề tài. Kết quả nghiêm cứu xác định có 2 nhân tố tác động đến sự nhận biết của người tiêu dùng đối với thạch rau câu Long Hải, đó là thương hiệu, giá cả, quảng cáo và tiếp thị, sản phẩn và chất lượng, nhãn hiệu, sự hài lòng. Từ khóa: sự nhận biết, người tiêu dùng, thạch rau câu Long Hải, TP.HCM 1.ĐẶT VẤN ĐỀ Thạch là mặt hàng tiêu dùng thuộc nhóm ngành hàng thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày cho mọi đối tượng khách hàng. Do đó thị trường sản phẩm thạch đang ngày càng trở nên sôi động hơn. Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thạch phụ thuộc vào các yếu tố: lứa tuổi, giới tính, thu nhập, thời tiết, khí hậu... và đặc biệt là sở thích cá nhân. Trên thị trường thạch Việt Nam hiện đang có các loại thạch như: thạch rau câu, thạch dừa và thạch sữa chua... Danh mục sản phẩm thạch ngày càng phong phú và đa dạng nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng cao và khó tính của người tiêu dùng. Theo các nhà nghiên cứu thị trường thì sản phẩm thạch mới ở thời kỳ đầu của giai đoạn tăng trưởng trong chu kỳ sống của sản phẩm. Đối tượng biết đến nó nhiều nhất chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố, các trung tâm công nghiệp, trung tâm văn hóa, chính trị...Mức độ thông tin hay mức độ biết đến sản phẩm thạch ở nông thôn vùng sâu và vùng xa là rất ít. Do đó việc khảo sát, nghiên cứu sự nhận biết của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thạch là rất cần thiết. Nhắc đến sản phẩm thạch rau câu tại thị trường Việt Nam không thể không nhắc đến Long Hải – một thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng Việt từ bao năm nay. Long Hải với các nhãn hiệu Thạch rau câu, Nước rau câu Long Hải, Thạch sữa chua Natty, Thạch Caramel Lapatie, Thạch rau câu uống Excite, Thạch rau câu phong cách Nhật Bản Kimiko... đều là sản phẩm của mọi nhà được người Việt rất yêu mến. Năm 2019 đánh dấu một năm phát triển mạnh đối với Thạch rau câu Long Hải. Với thông điệp 'Khoáng chất tự nhiên từ rong biển', Long Hải đã tiên phong trong việc đưa rong biển trở thành đặc sản của thạch Việt. 2115 Những loại thạch rau câu của Long Hải đã tận dụng khoáng chất tinh khiết của rong biển nên mùi vị hoàn toàn thơm ngon và tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Thạch rau câu Long Hải đã chiếm lĩnh thị trường nội địa với đa dạng sản phẩm như thạch rau câu uống Excite, Thạch rau câu Kimiko, Thạch chanh leo...và trở thành món quà gắn liền với thế giới trẻ thơ. Mặc dù đã phát hành nhiều sản phẩm đa dạng ra thị trường tuy nhiên cũng cần phải tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát người tiêu dùng có phản ứng như thế nào đối với các sản phẩm Thạch rau câu Long Hải. Do đó, nhóm quyết định làm đề tài “Nghiên cứu sự nhận biết của người tiêu dùng đối với các sản phẩm Thạch rau câu Long Hải tại TPHCM” nhằm phân tích thị trường, thói quen của người tiêu dùng đồng thời đưa ra những đề xuất, biện pháp cải thiện chất lượng của sản phẩm trong tương lai. 2.CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Khái niệm và ứng dụng (Consumer behavior: Concepts and Applications), David L.Loudon & Albert J. Della Bitta (1993) quan niệm: “Hành vi người tiêu dùng là quá trình ra quyết định và hành động thực tế của các cá nhân khi đánh giá, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ những hàng hóa và dịch vụ”. Tương tự, trong cuốn “Hành vi người tiêu dùng” (Consumer behavior), Leon G. Schiffman & Leslie Lazar Kanuk quan niệm: “Hành vi người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ ra trong quá trình trao đổi sản phẩm, bao gồm: điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá và xử lý thải bỏ sản phẩm và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của họ”. Hai quan niệm này đã mở rộng hơn cách hiểu về hành vi người tiêu dùng, không chỉ tập trung vào những biểu hiện bên ngoài của người tiêu dùng khi mua sản phẩm mà còn đề cập đến quá trình tư duy, cân nhắc của người tiêu dùng trước khi quyết định mua sản phẩm và phản ứng của người tiêu dùng sau khi mua sản phẩm. Như vậy có thể hiểu: Hành vi người tiêu dùng là một thuật ngữ chỉ tất cả các hoạt động liên quan đến việc mua hàng, sử dụng và ngưng sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng. Nó bao gồm các phản ứng, thái độ về cảm xúc, tinh thần và hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Biết được vành vi người tiêu dùng sẽ giúp cho doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm, những chiến lược marketing và kinh doanh sản phẩm phù hợp. Ngày nay, các doanh nghiệp nghiên cứu hành vi người tiêu dùng với mục đích nhận biết nhu cầu, sở thích, thói quen của họ. Cụ thể là xem người tiêu dùng muốn mua gì, tại sao họ lại mua sản phẩm, dịch vụ đó, tại sao họ lại mua nhãn hiệu đó hoặc tại sao họ lại vứt bỏ/ không tiếp tục sử dụng nhãn hiệu đó, họ mua như thế nào, mua ở đâu, khi nào và mức độ mua ra sao để xây dựng các chiến lược marketing thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm sản phẩm, dịch vụ của mình và hạn chế người tiêu dùng rời bỏ dịch vụ và chuyển sang nhà cung cấp khác (Leon và cộng sự, 1993). 2116 3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊM CỨU 3.1Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành thông qua nghiên cứu định tính và định lượng: ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: