Danh mục

Nghiên cứu thảm thực vật và hệ thực vật ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 230.38 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vị Xuyên là huyện miền núi thấp của tỉnh Hà Giang, trung tâm huyện là thị trấn Vị Xuyên nằm trên trục Quốc lộ 2, cách Thành phố Hà Giang khoảng 20km về phía nam. Huyện Vị Xuyên có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc lớn tạo ra các tiểu vùng khí hậu đặc thù: Tiểu vùng núi cao, tiểu vùng núi trung bình, tiểu vùng thung lũng và núi thấp. Huyện Vị Xuyên chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng Đông Bắc với chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thảm thực vật và hệ thực vật ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang Đỗ Khắc Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 41 - 45 NGHIÊN CỨU THẢM THỰC VẬT VÀ HỆ THỰC VẬT Ở HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG Đỗ Khắc Hùng, Lê Ngọc Công,Phạm Hùng Cường, Bùi Thị Dậu, Nguyễn Thị Thu Hà Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Vị Xuyên là huyện miền núi thấp của tỉnh Hà Giang, trung tâm huyện là thị trấn Vị Xuyên nằm trên trục Quốc lộ 2, cách Thành phố Hà Giang khoảng 20km về phía nam. Huyện Vị Xuyên có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc lớn tạo ra các tiểu vùng khí hậu đặc thù: Tiểu vùng núi cao, tiểu vùng núi trung bình, tiểu vùng thung lũng và núi thấp. Huyện Vị Xuyên chịu ảnh hƣởng của khí hậu vùng Đông Bắc với chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm là 22,6 0C, độ ẩm không khí trung bình năm đạt 85%, lƣợng mƣa trung bình hàng năm cao (20002400mm/năm). Với điều kiện vị trí địa lý, địa hình, khí hậu nhƣ vậy là điều kiện rất thuận lợi cho thảm thực vật nói chung và rừng nói riêng của huyện Vị Xuyên phát triển đa dạng và phong phú. Kết quả điều tra về thảm thực vật đã xác định đƣợc 4 kiểu thảm thực vật chính là: Kiểu rừng kín thƣờng xanh trên núi đá vôi; Kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới; Kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm núi thấp; Kiểu rừng thứ sinh nhân tác. Hệ thực vật khá phong phú và đa dạng, bƣớc đầu đã thống kê đƣợc 315 loài, 231 chi, 84 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch (Thông đất, Cỏ tháp bút, Dƣơng xỉ, Mộc lan). Trong đó có 16 loài thực vật quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 1 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN (2007) và 4 loài có tên trong Nghị định 32/2006 NĐ-CP của Chính phủ. Từ khoá: Rừng kín thường xanh, rừng thứ sinh, hệ thực vật, thảm thực vật, huyện Vị Xuyên. ĐẶT VẤN ĐỀ* Vị Xuyên là huyện miền núi thấp của tỉnh Hà Giang, có vị trí địa lý nằm trong khoảng 104023’ đến 105009’ kinh độ đông và từ 22029’ đến 23002’ vĩ độ bắc. Trung tâm huyện là thị trấn Vị Xuyên nằm trên trục Quốc lộ 2, cách Thành phố Hà Giang khoảng 20km về phía nam. Huyện có địa giới hành chính nhƣ sau: phía bắc giáp Thành phố Hà Giang, huyện Quản Bạ và Trung Quốc. Phía nam giáp huyện Bắc Quang, phía đông giáp huyện Bắc Mê và tỉnh Tuyên Quang, phía tây giáp huyện Hoàng Su Phì. Huyện Vị Xuyên tuy nằm trong vùng núi thấp của tỉnh Hà Giang nhƣng có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc lớn đã tạo ra các tiểu vùng khí hậu đặc thù: - Tiểu vùng núi cao: bao gồm 8 xã Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thuỷ, Thƣợng Sơn, Cao Bồ, Quảng Ngần, Phƣơng Tiến. Vùng này có độ cao trên 1000m thuận lợi cho việc phát triển cây đặc sản nhƣ chè Shan, quế, chăn nuôi đại gia súc và phát triển lâm nghiệp. - Tiểu vùng núi trung bình: có độ cao trung bình từ 500-800m, bao gồm các xã Linh Hồ, Việt Lâm, Thuận Hoà, Minh Tân, Ngọc Linh, * Tel: 0982.558559 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ngọc Minh, Bạch Ngọc, Trung Thành. Vùng này thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, chè, chăn nuôi gia súc và trồng rừng. - Tiểu vùng thung lũng và núi thấp: bao gồm các xã Tùng Bá, Phong Quang, Kim Linh, Phú Linh, Kim Thạch, Đạo Đức, Thị trấn Vị Xuyên, Thị trấn Việt Lâm. Vùng này có độ cao trung bình dƣới 500m, thuận lợi cho phát triển lúa nƣớc, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và chăn nuôi. Huyện Vị Xuyên chịu ảnh hƣởng của khí hậu vùng đông bắc với chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hè có gió mùa đông nam và tây nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, mƣa nhiều (2000-2400mm/năm). Mùa đông có gió mùa đông bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết lạnh, khô, ít mƣa. Nhiệt độ trung bình năm là 22,60C, độ ẩm không khí trung bình năm đạt 85% [7]. Với điều kiện vị trí địa lý, địa hình, khí hậu nhƣ vậy, đó là điều kiện rất thuận lợi cho thảm thực vật nói chung và rừng nói riêng của huyện Vị Xuyên phát triển đa dạng và phong phú. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41 http://www.lrc-tnu.edu.vn Đỗ Khắc Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ - Đối tƣợng: Là toàn bộ các kiểu thảm thực vật và hệ thực vật rừng của huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. - Phƣơng pháp: Thu thập số liệu trực tiếp ngoài thực địa trên các tuyến điều tra (TĐT) và ô tiêu chuẩn (OTC). Tại mỗi kiểu thảm thực vật bố trí TĐT có hƣớng vuông góc với đƣờng đồng mức, các tuyến sau song song với tuyến đầu. Khoảng cách giữa hai tuyến tùy theo từng kiểu thảm và địa hình cụ thể (từ 50-100m). Chiều rộng tuyến điều tra là 2m, chạy xuyên suốt và cắt ngang qua các vùng đại diện cho các quần xã nghiên cứu. Trên TĐT đặt các OTC theo phƣơng pháp của Hoàng Chung (2008)[5], diện tích OTC là 400m2 (20 x 20m) cho tất cả các kiểu thảm nghiên cứu. Trong OTC lập 5 ô dạng bản (ODB), mỗi ô có diện tích 4m2 (2 x 2m) đƣợc bố trí ở 4 góc và điểm giao nhau của hai đƣờng chéo. Trong OTC và ODB tiến hành xác định tên các loài, những loài chƣa biết tên thì thu mẫu về định loại. Xác định tên khoa học các loài theo Nguyễn Tiến Bân và CS (2005) [1], Bộ Nông ngh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: