Danh mục

Nghiên cứu về Logistics: Phần 2

Số trang: 95      Loại file: pdf      Dung lượng: 998.98 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Cuốn sách "Hỏi đáp về Logistics" phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như doanh nghiệp dịch vụ logistics; công nghệ, đào tạo; logistics tại các địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu về Logistics: Phần 2PHẦN 6DOANH NGHIỆPDỊCH VỤLOGISTICS DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ LOGISTICS 171156. LSP là ai? LSP, viết tắt tiếng Anh của logistics service provider (nhà cung cấp dịch vụ logistics) là từ để chỉ những tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực logistics, cung cấp dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp khác để nhận tiền công. Như vậy, các doanh nghiệp logistics 2PL, 3PL, cho đến 4PL, 5PL đều là các LSP. Hình 17. Tàu vào làm hàng tại cảng CMIT (Bà Rịa - Vũng Tàu)157. Chủ hàng là ai? Chủ hàng (shipper) là những doanh nghiệp có hàng hóa cần vận chuyển, bất kể đó là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại. Đây cũng chính là nhóm doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics đã đề cập ở phần trên. Tên gọi chủ hàng thường dùng để phân định với chủ tàu (ship owner), tức là các hãng tàu biển, ngày nay là các nhà vận chuyển nói chung. Quan hệ giữa chủ hàng và chủ tàu vừa là quan hệ hợp tác, vừa là quan hệ đấu tranh. Chủ hàng cần có chủ tàu để giúp chuyên chở hàng hóa đến các DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ LOGISTICS 173 địa điểm mong muốn, chủ tàu cần có chủ hàng để có công ăn việc làm, có doanh thu. Nhưng nếu chủ tàu đưa ra giá dịch vụ vận chuyển quá cao, hoặc lạm dụng vị thế độc quyền của mình để bắt ép chủ hàng thì chủ hàng lại phải đấu tranh đòi giảm giá hoặc bãi bỏ các điều kiện bất hợp lý. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã hình thành các hiệp hội của chủ hàng và chủ tàu để tập hợp tiếng nói của các doanh nghiệp có cùng lợi ích, tạo sức mạnh đàm phán lớn hơn với nhóm doanh nghiệp bên kia. Ngày nay, với sự lớn mạnh của đội ngũ doanh nghiệp dịch vụ logistics, mối quan hệ trên trở thành quan hệ tay ba giữa chủ hàng, chủ tàu và doanh nghiệp dịch vụ logistics. 158. Việt Nam có bao nhiêu doanh nghiệp dịch vụ logistics? Theo ước tính của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, tính đến đầu năm 2020, Việt Nam có khoảng 4.000 doanh nghiệp dịch vụ logistics. Tuy nhiên, do chưa có tiêu chí chính xác, cụ thể về phân loại doanh nghiệp dịch vụ logistics nên con số có thể chưa phản ánh hết thực tế số lượng doanh nghiệp dịch vụ logistics hoạt động tại Việt Nam. Các doanh nghiệp dịch vụ logistics ở Việt Nam có thể chia thành 3 nhóm chính như sau: • Nhóm thứ nhấtlà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có các tập đoàn đa quốc gia đã có tên tuổi. Lĩnh vực hoạt động tập trung vào vận chuyển hàng hải, hàng không, dịch vụ logistics tích hợp, chất lượng cao. Khách hàng của các doanh nghiệp này là các doanh nghiệp sản xuất - thương mại có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và cả một số doanh nghiệp trong nước - những khách hàng này là những người có nhận thức về logistics rất đầy đủ và có nhu cầu sử dụng các dịch vụ logistics trọn gói. • Nhóm thứ hailà các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu hoặc đã cổ phần hóa và Nhà nước còn sở hữu một phần vốn, hoạt động về giao nhận, vận tải trong nước, phục vụ đa dạng phân khúc khách hàng và chủ yếu có thế mạnh chuyên từng mảng riêng lẻ.174 HỎI ĐÁP VỀ LOGISTICS • Nhóm thứ balà các công ty tư nhân, cổ phần. Những doanh nghiệp này ra đời chưa lâu, quy mô vốn còn nhỏ nhưng rất năng động và có tốc độ tăng trưởng cao. Họ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực giao nhận, kho bãi, vận tải trong nước và cung cấp một số dịch vụ logistics đặc thù.159. Đâu là những điểm yếu mà doanh nghiệp logistics Việt Nam cần khắc phục? Doanh nghiệp logistics Việt Nam còn chưa đông, quy mô vốn nhỏ, địa bàn hoạt động chủ yếu chỉ ở trong nước, các dịch vụ cung cấp còn đơn điệu, chất lượng dịch vụ thấp, ít giá trị gia tăng, thiếu liên kết - đó là những điểm yếu nổi bật của doanh nghiệp logistics Việt Nam. Nói riêng về thiếu liên kết, trong thời gian qua, các doanh nghiệp logistics Việt Nam chưa thực sự tìm được tiếng nói chung với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, do vậy chưa có sự gắn bó, phối hợp nhịp nhàng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thiếu tin tưởng và ít muốn bắt tay chia sẻ với doanh nghiệp logistics Việt Nam. Sự thiếu liên kết còn thể hiện ngay giữa các doanh nghiệp dịch vụ logistics, do đó chưa hình thành được logistics 4PL là có những nhà cung cấp dịch vụ logistics tích hợp, sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp đơn lẻ để tạo nên một dịch vụ chung, khép kín hầu hết các khâu trong chuỗi cung ứng. Điều này dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước đang phải chịu các loại phí cao, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Còn doanh nghiệp logistics thì tăng trưởng chậm, khó vươn xa ra thị trường quốc tế.160. So với doanh nghiệp FDI thì doanh nghiệp logistics Việt Nam có lợi thế gì? Hạn chế gì? So với doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp logistics Việt Nam lợi thế về việc am hiểu thị trường nội địa, nắm vững tập quán thương mại, có mối quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp trong nước. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp Nhà nước hoặc đã cổ phần hóa, đã chiếm lĩnh được những vị trí, địa điểm mang tính chiến lược để xây dựng và khai thác hạ tầng logistics. DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ LOGISTICS 175 Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng có những hạn chế về quy mô vốn, về trình độ quản trị doanh nghiệp, tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên. Đặc biệt, các doanh nghiệp lo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: