Danh mục

Những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015 so với Bộ luật dân sự 2005 về chế định Hợp đồng

Số trang: 5      Loại file: doc      Dung lượng: 63.50 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu trả lời cho câu hỏi: Hãy phân tích, đánh giá những điểm mới trong quy định của pháp luật về hợp đồng của Bộ luật dân sự năm 2005 so với Bộ luật dân sự năm 2015. Cho ví dụ thực tế minh họa. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015 so với Bộ luật dân sự 2005 về chế định Hợp đồng Đại học Mở  Lớp Thạc sĩ Luật KT Khoá 2016­2018  Đề giữa kỳ Hãy phân tích, đánh giá những điểm mới trong quy định của pháp luật về  hợp đồng   của Bộ luật dân sự năm 2005 so với Bộ luật dân sự năm 2015. Cho ví dụ thực tế minh   họa. Bài làm: Sau  1. BLDS 2015 sử dụng thuật ngữ “Hợp đồng” Theo Điều 388 BLDS 2005, hợp đồng dân sự  là sự  thoả  thuận giữa các  bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của  các bên. Tuy nhiên, quy định này thể hiện phạm vi khá hẹp, chưa bao quát  được phạm vi áp dụng của BLDS là “quy định địa vị  pháp lý, chuẩn mực  pháp lý cho cách  ứng xử  của cá nhân, pháp nhân, chủ  thể  khác; quyền,  nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thn và tài sản trong các quan hệ dân sự,  hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Khái niệm về  hợp đồng dân sự cho thấy những quy định về hợp đồng dường như chỉ áp  dụng trong quan hệ  dân sự, trong khi những quy định của BLDS là quy   định chung và có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác trong đời sống. Để  tránh tư  tưởng và cách suy nghỉ  như  trên. BLDS 2015 đã bỏ  từ  “dân sự”   chính vì vậy thuật ngữ hợp đồng mang tính bao quát, rộng hơn so với quy   định cũ. Đồng thời nhằm để  tránh sự  phân biệt máy móc giữa hợp đồng  dân sự với hợp đồng kinh tế hay hợp đồng thương mại, lao động v.v… và  bảo đảm rằng các quy định về hợp đồng áp dụng cho tất cả các hợp đồng   trong các quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật tư. 2. Đề nghị giao kết hợp đồng: Điều 390 BLDS 2005 khoản 1. Đề  nghị  giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự  ràng buộc về  đề  nghị  này của bên đề  nghị  đối với bên đã được xác định   “cụ  thể”. Còn Tại khoản 1 Điều 386 BLDS 2015 quy định như  sau: “Đề  nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và  chịu sự  ràng buộc về  đề  nghị  này của bên đề  nghị  đối với bên đã được  xác   định hoặc   tới   công   chúng   (sau   đây   gọi   chung   là   bên   được   đề  nghị)”. ở  Bộ  luật Dân sự  mới 2015 lược bỏ cụm từ “cụ thể”đã mở  rộng rõ hơn   1 về  bên được đề  nghị  giao kết hợp đồng không còn chỉ  gói gọn giữa bên   đề  nghị  và bên nhận đề  nghị  mà còn có thể  là bên đề  nghị  và nhiều bên  nhận được đề nghị trong giao kết hợp đồng, đồng thời mở rộng thêm chủ  thể là “công chúng” mang tính baao quát hơn và phù hợp hơn cho thực tiễn   áp dụng.  Ví dụ:  3. Thông tin trong giao kết hợp đồng. Đây là một quy định mới được bổ  sung trong BLDS 2015 quy định trách nhiệm liên quan đến cung cấp, bảo   mật thông tin khi giao kết hợp đồng. Theo đó nếu một bên có thông tin  ảnh hưởng  ảnh hưởng  đến chấp nhận giao kết hợp  đồng thì phải có  nghĩa vụ thông báo; nếu là thông tin có tính bí mật thì bên nhận thông tin  phải bảo mật. Trường hợp tiết lộ thông tin hoặc không thực hiện nghĩa  vụ thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường (Điều 387 BLDS 2015).  Hiện nay, nghĩa vụ cung cấp thông tin tồn tại trong một số quy định  chuyên biệt cho những trường hợp cụ thể. Ví dụ, theo khoản 1 Điều 311  BLDS 2005: Người chuyển giao quyền yêu cầu phải cung cấp thông tin  cần thiết, chuyển giao giấy tờ có liên quan cho người thế quyền. Hay theo   Điều 422 BLDS 2005: Bên bán có nghĩa vụ  cung cấp cho bên mua thông  tin cần thiết về tài sản mua bán và hướng dẫn cách sử dụng tài sản đó...;  theo khoản 1 Điều 573 BLDS 2005: 1. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm,  theo yêu cầu của bên bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải cung cấp cho bên   bảo hiểm đầy đủ  thông tin có liên quan đến đối tượng bảo hiểm, trừ  thông tin mà bên bảo hiểm đã biết hoặc phải biết...   Như  vậy, liên quan đến nghĩa vụ  cung cấp thông tin khi giao kết hợp   đồng, BLDS 2005 chưa có quy định chung áp dụng phổ quát. Thực tiễn áp   dụng pháp luật những năm qua, đối với những trường hợp một bên khi  giao kết hợp đồng cố  ý không cung cấp thông tin gây bất lợi cho bên kia   khi giao kết hợp đồng, thì toà án  thường áp dụng  Điều 132, 137 BLDS  2005 để  giải quyết, theo đó hợp đồng bị  tuyên bố  vô hiệu, các bên hoàn  trả cho nhau những gì đã nhận, bên có hành vi lừa dối sẽ phải bồi thường   thiệt hại. Hoặc có trường hợp một bên cố  tình không cung cấp thông tin  dẫn đến ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên kia, và Toà án   đã vận dung quy định chuyên biệt về hợp đồng mua bán nhà ở áp dụng xử  lý đối với trường hợp này.  Khắc phục nhược điểm này, BLDS 2015 đã có bổ  sung điểm mới về  thông tin trong giao kết hợp đồng, cụ  thể  tại Điều 387: 1. Trường hợp   2 một bên có thông tin  ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng  thì phải thông báo cho bên kia biết. 2. Trường hợp một bên nhận được   thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách   nhiệm bảo mật thông tin và không được sử  dụng thông tin đó cho mục   đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác. 3. Bên vi phạm  quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi  thường. Có thể thấy rằng theo quy định trên, BLDS 2015 không quy định  hậu quả  hợp đồng bị  vô hiệu nếu vi phạm nghĩa vụ  cung cấp thông tin,   nhưng bên vi phạm vẫn phải bồi thường thiệt hại. Việc lược bỏ này là  phù hợp bởi lẽ không phải trường hợp nào việc không cung cấp thông tin   cũng làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của hợp đồng, có những thông tin chỉ  nhằm mục đích  “giúp bên nhận thông tin hiểu rõ hơn về  đối tượng của  hợp đồng để từ  đó quyết định có nên giao kết hợp đồng hay không hoặc   nhằm phát huy chức năng hay giá trị của đối tượng hợp đồng một khi hợp   đồng được giao kết” nên nếu quy định hậu quả  hợp đồng vô hiệu khi vi   phạm nghĩa vụ này có trường hợp không cần thiết và có thể bị lạm dụng.  4. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng: Điều 397 BLDS 2005 có quy định về Thời hạ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: