Danh mục

Paris 1951: Khai sinh tổ chức CERN

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 184.10 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

François de Rose chủ toạ cuộc họp nhằm thiết lập một cơ sở tốt nhất ở châu Âu cho các nghiên cứu thí nghiệm nguyên tử và hạt. Trong bài này ông kể lại năm ngày đầy diễn biến đã thay đổi thế giới vật lý học.Là nhà ngoại giao trẻ Pháp mới bước vào lãnh vực ngoại giao, tôi đã hân hạnh đại diện cho nước tôi ở một ủy ban Liên Hiệp Quốc trong những năm cuối thập niên 1940. Hoa Kỳ, dưới sự lãnh đạo của nhà tài chánh và cố vấn của tổng thống Bernard...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Paris 1951: Khai sinh tổ chức CERN Paris 1951: Khai sinh tổ chức CERNFrançois de Rose chủ toạ cuộc họp nhằm thiết lập một cơ sở tốt nhất ở châu Âucho các nghiên cứu thí nghiệm nguyên tử và hạt. Trong bài này ông kể lại nămngày đầy diễn biến đã thay đổi thế giới vật lý học.Là nhà ngoại giao trẻ Pháp mới bước vào lãnh vực ngoại giao, tôi đã hân hạnh đạidiện cho nước tôi ở một ủy ban Liên Hiệp Quốc trong những năm cuối thập niên1940. Hoa Kỳ, dưới sự lãnh đạo của nhà tài chánh và cố vấn của tổng thốngBernard Baruch và nhà vật lý J. Robert Oppenheimer , muốn Liên Hiệp Quốcđược giao cho vai trò giám sát tất cả võ khí nguyên tử và năng lượng nguyên tửhiện có trên thế giới - gọi là kế hoạch Baruch. Kế hoạch thất bại, nhưng vì Pháp làmột nước rất nhiệt tình ủng hộ, kế hoạch đã cho tôi cơ hội làm việc chung vớiOppenheimer. Chúng tôi gặp nhau thường xuyên để bàn luận về phương thức vàchiến lược bảo vệ kế hoạch và chẳng bao lâu chúng tôi đã trở thành bạnMột hôm, Oppenheimer nói với tôi về một vấn đề khiến ông rất bận tâm. Ông nóiđa số những nhà vật lý giỏi nhất của Mỹ, như ông, đã được huấn luyện và làm việcở châu Âu trong những phòng thí nghiệm thời kỳ trước chiến tranh. Ông tin rằngcác quốc gia châu Âu đã bị thiệt hại không còn nhiều tài nguyên để xây dựng lạihạ tầng cơ sở cho ngành vật lý cơ bản. Ông cảm nghĩ là các nước châu Âu sẽkhông thể giữ được vị trí dẫn đầu khoa học ti ên tiến nếu họ không gộp chung tàichánh và tài năng để hợp tác và xây dựng lại. Oppenheimer cũng tin rằng việcnhững nhà vật lý châu Âu phải qua Mỹ hay Liên Xô để làm nghiên cứu là “về cơbản không lành mạnh”.Giải pháp, theo Oppenheimer, là tìm cách để các nhà vật lý châu Âu hợp tác vớinhau. Khi ủy ban Liên Hiệp Quốc chấm dứt, tôi trở về Pháp, và mang ý tưởng nàynói lại với ngoại trưởng của chúng tôi là Robert Schuman, một trong những ngườisáng lập ra Cộng đồng châu Âu (European Community). Schuman thích ý n ày vàcho phép tôi, cùng với Francis Perrin, lúc đó là người đứng đầu Ủy ban Nănglượng nguyên tử của Pháp, tìm sự ủng hộ từ các đồng nghiệp ở các thủ đô châu Âukhác. Dần dần cái ý tưởng sau này sẽ phát triển thành CERN (Conseil Européenpour la Recherche Nucléaire) bắt đầu thành hình.Chúng tôi đã gặp những đón nhận nhiều vẻ. Có khá nhiều ủng hộ, nhưng một sốchính phủ và nhà khoa học cho là chương trình quá tốn kém ở thời điểm mà cáccông dân châu Âu đang bị đòi hỏi phải thắt lưng buộc bụng. Một số khác sợ rằngchương trình sẽ lấy bớt ngân quỹ của các phòng thí nghiệm riêng từng quốc gia –mà các phòng thí nghiệm này lại có thể ảnh hưởng đến chính chương trình, bởi vìsự thành công của hợp tác quốc tế cần các phòng thí nghiệm quốc gia được tài trợtốt.Tuy vậy, đến năm 1950 ch ương trình đã đạt tính năng động khá lớn, và nhà vật lýMỹ Isidor Rabi đã trình bày ý tưởng này đến các nước hội viên của Tổ chức Giáodục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) ở một buổi họp ban đầu tạiFirenze (Florence), Ý. Sau đó, một cuộc họp tiếp theo tại tổng hành dinhUNESCO ở Paris được dự định ngày 17 tháng Chạp 1951, hôm đó sẽ tranh luậntrên ý tưởng về chương trình và thảo luận chi tiết thêm.Quan điểm từ chủ tịch chương trìnhTôi đã được đề nghị làm chủ tịch cho buổi họp có lẽ quan trọng nhất trong lịch sửcủa CERN. Các nhà vật lý nổi tiếng của thế kỷ 20 đều tham dự. G. P. Thomson đạidiện cho Vương quốc Anh, Francis Perrin đại diện Pháp, Werner Heisenberg đạidiện Đức và Jacob Bielsen và Niels Bohr đại diện Đan Mạch. Tổng cộng có 21nước gởi các đại biểu, cũng như bốn tổ chức quốc tế, kể cả Hội đồng châu Âu(Council of Europe) và Hội đồng Quốc tế các Liên hiệp Khoa học, InternationalCouncil of Scientific Unions (mà ngày nay gọi là Hội đồng Khoa học quốc tế,International Council for Science). UNESCO do nhà vật lý Pierre Auger đại diện.Các đại biểu đã đặt nhiều câu hỏi: Có thật sự l à châu Âu cần một trung tâm mới vàthường trực cho nghiên cứu thực nghiệm, hay tốt hơn là các nhà khoa học nên hợptác tại những phòng thí nghiệm đã có ở châu Âu? Một trung tâm nghiên cứu nhưthế sẽ cần bao nhiêu ngân quỹ để hoạt động?. Chính phủ nào sẽ sẵn sàng đóng gópchi phí, và hứa hẹn đóng góp bao nhiêu? Những bất đồng ban đầu chẳng bao lâusau thành công khai, vì Đức và Vương quốc Anh, hai nước rất hệ trọng mà chươngtrình cần sự ủng hộ, biểu lộ rõ sự hoài nghi.Auger mở đầu bằng lời cám ơn Hoa kỳ đã đề nghị ý tưởng chương trình đếnUNESCO. Thomson tiếp đó đứng lên nói, và theo biên bản tường trình chính thứccủa buổi họp, ông đã đi thẳng vào vấn đề: “Nước Anh, từ lúc chiến tranh, đã đầutư một số tiền rất lớn trong vật lý nguyên tử và nhất là cho các máy móc lớn.Trong tình trạng tài chánh eo hẹp hiện nay, những chi phí lớn của Anh thêm vàocho vật lý nguyên tử sẽ không được ủng hộ. Phải nhớ rằng còn có những ngànhkhoa học khác đắt tiền cũng đang đòi hỏi tài chánh của chúng tôi.”Thomson, thay vào đó, ủng hộ ý kiến ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: