Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu nhằm đánh giá sự phân bố của các loài thực vật có hoa ưu thế ở mỗi dạng sống tại các sinh cảnh khác nhau thuộc vùng đất cát tỉnh Quảng Trị. Phân tích DCA được sử dụng để xác định sự phân bố ưu thế của các loài này trên các sinh cảnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân bố của các loài thực vật có hoa ưu thế ở vùng đất cát tỉnh Quảng TrịBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4DOI: 10.15625/vap.2020.00045 PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI THỰC VẬT CÓ HOA ƯU THẾ Ở VÙNG ĐẤT CÁT TỈNH QUẢNG TRỊ Hoàng Xuân Thảo* Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm đánh giá sự phân bố của các loài thực vật có hoa ưu thế ở mỗi dạng sống tại các sinh cảnh khác nhau thuộc vùng đất cát tỉnh Quảng Trị. Phân tích DCA được sử dụng để xác định sự phân bố ưu thế của các loài này trên các sinh cảnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy vùng đất cát tỉnh Quảng Trị gồm 59 loài thực vật thân gỗ, bụi và thân thảo ưu thế. Thực vật có dạng sống Mesophanerophytes và Microphanerophytes gồm 13 loài phân bố ưu thế ở vùng đất cát cố định và 3 loài ở vùng đất cát ngập nước. Thực vật thân bụi có dạng sống Nanophanrophytes có 2 loài phân bố ưu thế ở vùng đất cát di động ven biển, 6 loài ở vùng đất cát cố định và 4 loài ở vùng đất cát ngập nước định kỳ. Thực vật thân thảo có 5 loài phân bố ưu thế ở vùng đất cát di động, 5 loài ở vùng đất cát cố định và 21 loài ở vùng đất ngập nước. Tính chất di động và tính chất ngập nước của đất cát có ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài thực vật có hoa ưu thế ở vùng đất cát tỉnh Quảng Trị. Từ khóa: DCA, phân bố, thực vật có hoa, vùng đất cát, Quảng Trị.1. MỞ ĐẦU Đất cát ở miền Trung Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng là một tiểuvùng sinh thái khắc nghiệt. Loại đất này có thành phần cơ giới chủ yếu là cát nên khảnăng trữ nước kém, thoát nước nhanh vì thế thường gây ra sự khô hạn trong đất. Bêncạnh đó, đất cát lại có khả năng bị thoái hóa lớn do gió gây ra (Nguyễn Đình Kỳ và nnk.,2006). Nhờ có sự hiện diện của hệ thực vật nơi đây đã góp phần giảm thiểu tính khắcnghiệt của khí hậu, ngăn cản sự sa mạc hóa do hiện tượng di động của cát, đồng thời đólà một trong những nguồn lợi kinh tế của dân địa phương như cung cấp chất đốt, câythuốc, mật ong,... Vùng đất cát tỉnh Quảng Trị bao gồm những cồn cát tiếp giáp với biểnvà một số nơi lấn sâu vào trong đất liền. Các kiểu sinh cảnh ở vùng đất cát tỉnh QuảngTrị khá đa dạng như: đất cát di động ven biển (liền kề với bờ biển), đất cát di động sâutrong nội địa, đất cát cố định khô hay ẩm, đất cát ngập nước định kỳ và thường xuyênthường. Giữa sinh cảnh và thực vật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau (Criddle et. al,1995), vì thế nghiên cứu đặc điểm phân bố của thực vật giúp xác định được các loàiphân bố ưu thế trong từng sinh cảnh. Tuy vậy, vẫn chưa có những nghiên cứu cụ thể vềsự phân bố của các loài thực vật nơi đây. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá sựphân bố của các loài thực vật có hoa ưu thế tại các sinh cảnh khác nhau thuộc vùng đấtcát tỉnh Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho công tác quản lý, bảo tồn,phục hồi phát triển bền vững hệ sinh thái này.Trường Đại học Sư phạm, Đại học HuếEmail: hoangxuanthao@dhsphue.edu.vn362 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các loài thực vật có hoa ưu thế, phân bố ở các quần xã thựcvật tự nhiên tại vùng cát tỉnh Quảng Trị. Địa điểm nghiên cứu: Đất cát tỉnh Quảng Trị chủ yếu phân bố trên 4 huyện ven biểngồm Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và Hải Lăng. Ngoài dải đất tiếp giáp với biển phânbố trên 4 huyện được gọi là vùng đất cát ven biển, đất cát tỉnh Quảng Trị còn có các vùngnằm sâu trong nội địa và cách biệt với vùng ven biển bởi loại đất khác được gọi là đất cátnội đồng. Đất cát nội đồng phân bố trên 3 huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh và Hải Lăng. Vùngđất cát tỉnh Quảng Trị gồm 6 phân vùng khác nhau, có 3 phân vùng đất cát ven biển (phânvùng đất cát ven biển ở 2 huyện Triệu Phong và Hải Lăng, phân vùng đất cát ven biển ởhuyện Gio Linh, phân vùng đất cát ven biển ở huyện Vĩnh Linh) và 3 phân vùng đất cátnội đồng (phân vùng đất cát nội đồng ở huyện Hải Lăng, phân vùng đất cát nội đồng ởhuyện Gio Linh và phân vùng đất cát nội đồng ở huyện Vĩnh Linh) (Hình 1). Hình 1. Bản đồ phân vùng đất cát tỉnh Quảng Trị và vị trí các ô tiêu chuẩnPHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 3632.2. Phương pháp nghiên cứu Xác định các kiểu sinh cảnh: Chúng tôi tiến hành phân loại các kiểu sinh cảnh củavùng đất cát tỉnh Quảng Trị dựa trên tính chất di động của cát và tính chất ngập nước bằngquan sát trong quá trình nghiên cứu theo Moreno-Casasolal và Espejel (1986). Dựa trêntính di dộng của cát, đất cát tỉnh Quảng Trị có thể chia thành đất cát cố định và đất cát diđộng. Bên cạnh đó, dựa vào vị trí của đất cát di động đối với đường bờ biển, chúng tôichia vùng đất cát di động thành làm 2 nhóm: đất cát di động ven biển (đất cát di động liềnkề với bờ biển) và đất cát di động nằm sâu trong nội địa. Dựa trên tính chất ngập nướctrong năm, đất cát được chia thành: đất cát khô, ẩm, ngập nước định kỳ và ngập nướcthường xuyên. Vùng đất cát tỉnh Quảng Trị bao gồm 6 phân vùng khác nhau (Hình 1), dovậy chúng tôi tách các sinh cảnh ở mỗi phân vùng có cùng tính chất di động và ngập nướccủa cát thành những kiểu sinh cảnh riêng. Điều tra thành phần loài bằng ô tiêu chuẩn được thiết kế ngẫu nhiên. Từ bản đồ đấttỉnh Quảng Trị, chúng tôi tiến hành số hóa bản đồ đất cát bằng phần mềm Mapinfo 15 theohệ tọa độ WGS_1984, các ô tiêu chuẩn được thiết kế ngẫu nhiên trên bản đồ. Tọa độ các ôtiêu chuẩn trên bản đồ được sử dụng để xác định vị trí của các ô ngoài tự nhiên bằng máyđịnh vị GPS Garmin etrex 10. Điều tra thành phần loài ở những ô tiêu chuẩn tại các thảmthực vật tự nhiên ít có tác động của con người. Số ô tiêu chuẩn ở thảm thực vật tự nhiênnày gồm 4 ...