Danh mục

Phân phối thực phẩm hướng tới sự yên tâm của khách hàng tại các siêu thị

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 437.41 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết thông qua phương pháp điều tra, phương pháp quan sát và trải nghiệm cá nhân trong tiêu dùng thực phẩm để tổng hợp ý kiến, cảm nhận của người tiêu dùng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, từ đó đề xuất một số biện pháp đối với các siêu thị trong kinh doanh thực phẩm hướng tới sự yên tâm của khách hàng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân phối thực phẩm hướng tới sự yên tâm của khách hàng tại các siêu thị Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 PHÂN PHỐI THỰC PHẨM HƯỚNG TỚI SỰ YÊN TÂM CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÁC SIÊU THỊ FOOD DISTRIBUTION TOWARDS THE PEACE OF MIND OF CUSTOMERS AT THE SUPERMARKET TS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn Trường Đại học Thương Mại Tóm tắt Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang rất được người tiêu dùng quan tâm. Phân phối thực phẩm qua siêu thị có một lợi thế lớn khi tạo ra sự yên tâm cho khách hàng. Bài viết thông qua phương pháp điều tra, phương pháp quan sát và trải nghiệm cá nhân trong tiêu dùng thực phẩm để tổng hợp ý kiến, cảm nhận của người tiêu dùng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, từ đó đề xuất một số biện pháp đối với các siêu thị trong kinh doanh thực phẩm hướng tới sự yên tâm của khách hàng. Từ khóa: An toàn vệ sinh thực phẩm, siêu thị, thực phẩm Abstract Food safety and hygiene issues are very concerned by consumers. Supermarkets have a great advantage to create peace of mind for customers. By survey methods, observation methods, the article summarize consumer opinions about food safety and hygiene, from there, propose some solutions for supermarkets towards the peace of mind of customers. Keywords: Food safety and hygiene, supermarket, food 1. Giới thiệu Trong bối cảnh hiện nay, khi sự an toàn trong tiêu dùng được quan tâm hàng đầu thì an toàn vệ sinh thực phẩm càng trở nên cấp thiết. Ở các nước phát triển, an toàn vệ sinh thực phẩm được đề cập nhiều đến vấn đề thực phẩm biến đổi gen, chất kích thích trong thức ăn chăn nuôi công nghiệp thì tại Việt Nam vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm còn đáng lo ngại hơn liên quan đến điều kiện bảo quản thực phẩm không đảm bảo, các chất cấm, chất kích thích sử dụng tràn lan, đạo đức kinh doanh của người bán hàng chưa cao. Các kênh phân phối thực phẩm tại Việt Nam có thể thấy ở mọi nơi từ chợ cóc, hàng rong, chợ truyền thống đến các cửa hàng thực phẩm nhỏ và các gian hàng thực phẩm tại các siêu thị. Trong đó, các siêu thị được đánh giá là một kênh bán hàng mang lại độ tin tưởng cao nhất cho người tiêu dùng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Bài viết dựa trên kết quả khảo sát ý kiến của người tiêu dùng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cùng với việc quan sát, trải nghiệm trong tiêu dùng thực phẩm của tác giả để đưa ra một số biện pháp với các siêu thị trong kinh doanh thực phẩm hướng tới sự an toàn cho người tiêu dùng. 2. Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu An toàn thực phẩm là sự vắng mặt, hoặc an toàn, mức độ chấp nhận được, về các mối nguy hiểm trong thực phẩm có thể gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng. Các mối nguy từ thực phẩm có thể là vi sinh, hóa học hoặc vật lý trong tự nhiên và thường vô hình đối với mắt thường như vi khuẩn, virus hoặc dư lượng thuốc trừ sâu (FAO, 2005). Bên cạnh đó, vệ sinh thực phẩm là những điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ. Thực phẩm có thể bị ô nhiễm tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình giết mổ hoặc thu hoạch, chế biến, lưu trữ, phân phối, vận chuyển và chuẩn bị. Thiếu vệ sinh thực phẩm đầy đủ có thể dẫn đến các bệnh truyền qua thực phẩm và tử vong của người tiêu dùng. Xử lý thực phẩm an toàn luôn cần được thực hiện đồng bộ thông qua các chương trình giáo dục sức khỏe và 36 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 phòng chống dịch bệnh có hệ thống hướng đến những người xử lý thực phẩm, bao gồm cả người tiêu dùng (WHO, 2018). Trong khi, an toàn thực phẩm (food safety) bao gồm tất cả các khía cạnh của việc đảm bảo thực phẩm an toàn cho người ăn, thì vệ sinh thực phẩm (food hygiene) thường đặc biệt quan tâm đến các bệnh do thực phẩm gây nên, phát sinh do các chất gây ô nhiễm chủ yếu là vi khuẩn, nhưng cũng có các mối nguy vật lý. Tuy vậy, trong thực tế, có thể sử dụng hai thuật ngữ thay thế cho nhau hoặc xuất hiện thêm thuật ngữ thứ ba bao hàm cả hai đó là vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn vệ sinh thực phẩm (food safety and hygiene). Mỗi năm có đến 600 triệu người gặp các vấn đề về sức khỏe, 420 nghìn người chết do nguyên nhân ăn phải thức ăn nhiễm vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, độc tố và hóa chất tồn dư trong thức ăn. Vấn nạn này cũng gây thiệt hại khoảng 95 tỷ đô la Mỹ cho sản xuất tại các nước có thu nhập thấp và trung bình, đặc biệt là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất hiện nay ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Trẻ em dưới 5 tuổi và dân cư ở các nước có thu nhập thấp, đang phát triển là đối tượng nhạy cảm nhất bị ảnh hưởng bởi các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Do vậy, an toàn vệ sinh thực phẩm là trách nhiệm chung của tất cả hệ thống bao gồm chính phủ, người sản xuất kinh doanh đến người tiêu dùng (FAO, 2018). Tại Việt Nam, từ ngày 1/7/2019 thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và xã, phường, thị trấn thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố của 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Nai và Gia Lai. Trong đó, tại Hà Nội và TP.HCM sẽ được triển khai tại 100% số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Đối với 7 địa phương còn lại, thí điểm tại không quá 25% số đơn vị hành chính cấp huyện thuộc đơn vị hành chính cấp tỉnh và không quá 20% số đơn vị hành chính cấp xã thuộc đơn vị hành chính cấp huyện (Cục An toàn thực phẩm, 2019). Điều này, cho thấy, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đã được quan tâm, tuy nhiên chưa được bao phủ rộng rãi và chưa đủ nguồn lực ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: