Phân tích các liên kết kinh tế trong điều kiện giới hạn nguồn cung nông nghiệp
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 471.54 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Sản phẩm của ngành Nông nghiệp bên cạnh đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nhẹ và một phần vốn cho công nghiệp hóa. Tuy nhiên, tình trạng khan hiếm nguồn cung Nông nghiệp ngày càng tăng ở Việt Nam đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của ngành Nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích các liên kết kinh tế trong điều kiện giới hạn nguồn cung nông nghiệp Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 PHÂN TÍCH CÁC LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN GIỚI HẠN NGUỒN CUNG NÔNG NGHIỆP ANALYSIS OF ECONOMIC LINKAGES IN CONDITIONS OF LIMITED AGRICULTURE SUPPLY Nguyễn Hữu Nguyên Xuân Trường Đại học Kinh tế-Đại học Đà Nẵng Email: xuannhn@due.edu.vn Tóm tắt Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Sản phẩm của ngành Nông nghiệp bên cạnh đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nhẹ và một phần vốn cho công nghiệp hóa. Tuy nhiên, tình trạng khan hiếm nguồn cung Nông nghiệp ngày càng tăng ở Việt Nam đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của ngành Nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Phân tích cho thấy ngành Nông nghiệp có mối liên kết mạnh với các ngành còn lại trong nền kinh tế. Trong điều kiện nguồn cung Nông nghiệp giới hạn, hai ngành Công nghiệp chế biến và Thủy sản bị ảnh hưởng nặng nề nhất với sự sụt giảm lớn trong giá trị của các nhân tử thành phần. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học hợp lý để xây dựng các chính sách quản lý và đầu tư nguồn lực hợp lý, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững trong thời kỳ Hội nhập. Từ khóa: Nhân tử giới hạn, Nông nghiệp, SAM. Abstract Agriculture plays an important role in Vietnam's economic growth strategies. Products of the Agriculture sector ensure food security for the country, provide materials for light industries and a part of capital for industrialization. However, the increasing agricultural supply shortage in Vietnam has affected the Agriculture sector's growth and development in particular and the economy in general. The analysis shows that the Agriculture sector has strong linkage with the rest of the economy. In the context of limited agricultural supply, the processing and seafood industries are badly affected with a sharp decline of component multipliers. The research results provide a scientific basis for formulating reasonable investment policies in Agriculture and other industries to achieve the best efficiency during the Integration period. The research results provide a reasonable scientific basis to formulate reasonable resources investment and management policies, ensuring sustainable growth in the integration period. Keywords: Constrained Multiplier, Agriculture, SAM. 1. Đặt vấn đề Các thành phần trong nền kinh tế liên kết với nhau thông qua mối quan hệ cung cầu trong các hoạt động sản xuất và tiêu thụ. Sự phát triển của một ngành có thể dẫn đến nhu cầu tăng cao ở các ngành khác đối với việc cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất của ngành này. Tương tự, các ngành khác nữa có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất của mình và tăng nhu cầu đầu vào từ các ngành khác nữa. Sự lan tỏa này diễn ra trong nền kinh tế qua nhiều vòng với quy mô nhỏ dần, giúp cho nền kinh tế tăng trưởng, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập. Trong điều kiện giới hạn nguồn cung, sự lan tỏa này sẽ không diễn ra hoặc diễn ra với mức độ nhỏ hơn, hạn chế mức độ tăng trưởng của nền kinh tế. Nông nghiệp được xem là một trong những nguồn tăng trưởng quan trọng trực tiếp của Việt Nam. Những chiến lược kinh tế bao gồm phát triển nông nghiệp giúp thiết lập liên kết mạnh mẽ giữa tăng trưởng và giảm nghèo. Sản phẩm của ngành Nông nghiệp bên cạnh đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nhẹ và một phần vốn cho công nghiệp hóa. Một trong những thách thức đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam hiện nay là sự khan hiếm yếu tố nguồn lực trong nông nghiệp: đất đai, giống cây trồng vật nuôi, vốn đầu tư trong sản xuất nông nghiệp. Điều này dẫn đến quá trình sản xuất bị hạn chế về số lượng và quy mô. Bên cạnh đó, tỷ 65 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 trọng GDP của ngành Nông nghiệp có xu hướng giảm từ 20,41% đến 15,34% trong giai đoạn 2008- 2017, gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng cung cấp đầu vào trung gian cho hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế khác, đặc biệt là đối với tăng trưởng công nghiệp. Do đó, phân tích mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế trong điều kiện giới hạn nguồn cung nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia từng giai đoạn, làm cơ sở để các nhà quản lý xây dựng những chính sách đầu tư hợp lý, hỗ trợ kịp thời hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế trong điều kiện giới hạn nguồn lực. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu Nhân tử SAM là phần mở rộng của mô hình đầu vào – đầu ra Leontief (mô hình Input-output) cổ điển, được sử dụng để định lượng mức độ liên kết giữa các thành phần kinh tế dưới tác động của yếu tố ngoại sinh với sự kết nối đầy đủ cung và cầu. Mô hình SAM bên cạnh các mối liên kết sản xuất liên ngành như trong mô hình Leontief còn bao gồm các mối liên kết tiêu thụ của các Hộ gia đình và Chính phủ đối với các ngành kinh tế. Các mô hình nhân tử SAM được ứng dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các chính sách thương mại và cú sốc kinh tế vĩ mô (Pyatt and Round, 1985; Haggblade and Hazell, 1989; Reinert and Roland-Holst, 1997; Bautista, 2001; Diao et al., 2007). Phân tích nhân tử thông thường đều giả định rằng các nguồn lực là vô hạn, luôn sẵn sàng cung cấp cho các thành phần kinh tế để điều chỉnh quá trình sản xuất, đảm bảo nhữ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích các liên kết kinh tế trong điều kiện giới hạn nguồn cung nông nghiệp Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 PHÂN TÍCH CÁC LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN GIỚI HẠN NGUỒN CUNG NÔNG NGHIỆP ANALYSIS OF ECONOMIC LINKAGES IN CONDITIONS OF LIMITED AGRICULTURE SUPPLY Nguyễn Hữu Nguyên Xuân Trường Đại học Kinh tế-Đại học Đà Nẵng Email: xuannhn@due.edu.vn Tóm tắt Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Sản phẩm của ngành Nông nghiệp bên cạnh đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nhẹ và một phần vốn cho công nghiệp hóa. Tuy nhiên, tình trạng khan hiếm nguồn cung Nông nghiệp ngày càng tăng ở Việt Nam đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của ngành Nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Phân tích cho thấy ngành Nông nghiệp có mối liên kết mạnh với các ngành còn lại trong nền kinh tế. Trong điều kiện nguồn cung Nông nghiệp giới hạn, hai ngành Công nghiệp chế biến và Thủy sản bị ảnh hưởng nặng nề nhất với sự sụt giảm lớn trong giá trị của các nhân tử thành phần. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học hợp lý để xây dựng các chính sách quản lý và đầu tư nguồn lực hợp lý, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững trong thời kỳ Hội nhập. Từ khóa: Nhân tử giới hạn, Nông nghiệp, SAM. Abstract Agriculture plays an important role in Vietnam's economic growth strategies. Products of the Agriculture sector ensure food security for the country, provide materials for light industries and a part of capital for industrialization. However, the increasing agricultural supply shortage in Vietnam has affected the Agriculture sector's growth and development in particular and the economy in general. The analysis shows that the Agriculture sector has strong linkage with the rest of the economy. In the context of limited agricultural supply, the processing and seafood industries are badly affected with a sharp decline of component multipliers. The research results provide a scientific basis for formulating reasonable investment policies in Agriculture and other industries to achieve the best efficiency during the Integration period. The research results provide a reasonable scientific basis to formulate reasonable resources investment and management policies, ensuring sustainable growth in the integration period. Keywords: Constrained Multiplier, Agriculture, SAM. 1. Đặt vấn đề Các thành phần trong nền kinh tế liên kết với nhau thông qua mối quan hệ cung cầu trong các hoạt động sản xuất và tiêu thụ. Sự phát triển của một ngành có thể dẫn đến nhu cầu tăng cao ở các ngành khác đối với việc cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất của ngành này. Tương tự, các ngành khác nữa có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất của mình và tăng nhu cầu đầu vào từ các ngành khác nữa. Sự lan tỏa này diễn ra trong nền kinh tế qua nhiều vòng với quy mô nhỏ dần, giúp cho nền kinh tế tăng trưởng, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập. Trong điều kiện giới hạn nguồn cung, sự lan tỏa này sẽ không diễn ra hoặc diễn ra với mức độ nhỏ hơn, hạn chế mức độ tăng trưởng của nền kinh tế. Nông nghiệp được xem là một trong những nguồn tăng trưởng quan trọng trực tiếp của Việt Nam. Những chiến lược kinh tế bao gồm phát triển nông nghiệp giúp thiết lập liên kết mạnh mẽ giữa tăng trưởng và giảm nghèo. Sản phẩm của ngành Nông nghiệp bên cạnh đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nhẹ và một phần vốn cho công nghiệp hóa. Một trong những thách thức đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam hiện nay là sự khan hiếm yếu tố nguồn lực trong nông nghiệp: đất đai, giống cây trồng vật nuôi, vốn đầu tư trong sản xuất nông nghiệp. Điều này dẫn đến quá trình sản xuất bị hạn chế về số lượng và quy mô. Bên cạnh đó, tỷ 65 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 trọng GDP của ngành Nông nghiệp có xu hướng giảm từ 20,41% đến 15,34% trong giai đoạn 2008- 2017, gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng cung cấp đầu vào trung gian cho hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế khác, đặc biệt là đối với tăng trưởng công nghiệp. Do đó, phân tích mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế trong điều kiện giới hạn nguồn cung nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia từng giai đoạn, làm cơ sở để các nhà quản lý xây dựng những chính sách đầu tư hợp lý, hỗ trợ kịp thời hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế trong điều kiện giới hạn nguồn lực. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu Nhân tử SAM là phần mở rộng của mô hình đầu vào – đầu ra Leontief (mô hình Input-output) cổ điển, được sử dụng để định lượng mức độ liên kết giữa các thành phần kinh tế dưới tác động của yếu tố ngoại sinh với sự kết nối đầy đủ cung và cầu. Mô hình SAM bên cạnh các mối liên kết sản xuất liên ngành như trong mô hình Leontief còn bao gồm các mối liên kết tiêu thụ của các Hộ gia đình và Chính phủ đối với các ngành kinh tế. Các mô hình nhân tử SAM được ứng dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các chính sách thương mại và cú sốc kinh tế vĩ mô (Pyatt and Round, 1985; Haggblade and Hazell, 1989; Reinert and Roland-Holst, 1997; Bautista, 2001; Diao et al., 2007). Phân tích nhân tử thông thường đều giả định rằng các nguồn lực là vô hạn, luôn sẵn sàng cung cấp cho các thành phần kinh tế để điều chỉnh quá trình sản xuất, đảm bảo nhữ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thương mại điện tử Nhân tử giới hạn Chiến lược tăng trưởng kinh tế Đảm bảo an ninh lương thực Mô hình SAM Điều kiện nguồn cung nông nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 825 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử Momo
6 trang 557 10 0 -
Bài giảng Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử - PGS.TS Nguyễn Văn Minh
249 trang 529 9 0 -
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 500 9 0 -
6 trang 473 7 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử: Phần 1 - TS. Ao Thu Hoài
102 trang 410 7 0 -
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên)
188 trang 364 4 0 -
5 trang 359 1 0
-
7 trang 355 2 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - TS. Trần Văn Hòe
181 trang 319 6 0