PHÂN TÍCH SỰ GHEN CỦA HOẠN THƯTRUYỆN KIỀU
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHÂN TÍCH SỰ GHEN CỦA HOẠN THƯTRUYỆN KIỀU PHÂN TÍCH SỰ GHEN CỦA HOẠN THƯ- TRUYỆN KIỀULâu nay, nhiều người vẫn dùng hình ảnh Hoạn Thư - một nhân vậtmang nhiều nét điển hình trong thế giới Truyện Kiều của Nguyễn Du -để chỉ những phụ nữ hoặc là mắc bệnh ghen tuông nam nữ vô cớ hoặclà có những màn đánh ghen ầm ĩ ở đời. Kỳ thực, trong Truyện Kiều củaNguyễn Du, từ câu 1528 (khi Hoạn Thư chính thức xuất hiện) đến câu2014 (lúc Hoạn Thư lui vào hậu trường và màn ghen tuông khép lại)Nguyễn Du đề cập chủ yếu đến mối quan hệ rắc rối giữa ba nhân vậtThúc Sinh - Hoạn Thư - Thuý Kiều và cái máu nhà ghen của HoạnThư, thì Hoạn Thư hoàn toàn không phải là con người ghen tuông theokiểu mà lâu nay người đời vẫn gán ghép. Hoạn Thư là người như thế nào? Trong lý lịch trích ngang củanhân vật con nhà gia thế này Nguyên Du đã ghi: Ở ăn thì nết cũng hay. Nói điều ràng buộc thì tay cũng già. (2534) Rõ ràng, trong cuộc sống (ở ăn) Hoạn Thư là một phụ nữ tốt (nếtcũng hay); khôn ngoan, hiểu biết nghĩa lý (nói lời ràng buộc) và tỏ racứng rắn khi giải quyết những việc thuộc về lý (tay cũng già). ThuýKiều cũng đã từng tìm hiểu và đánh giá về mặt hạnh kiểm ở con ngườiHoạn Thư: Trộm nghe kẻ lớn trong nhà, Ở vào khuôn phép nói ra mối dường (1484). Một người được cả Thuý Kiều lẫn Nguyễn Du ghi nhận như vậy hẵnkhông thể có những đòn ghen vô cớ. Trong những ngày Chỉ non thề bể nặng gieo đến lời (1368), ân áivới Thúc Sinh; Thuý Kiều - nạn nhân của đòn ghen Hoạn Thư sau này- đã nhiều lần lo, nghĩ: Bấy lâu khăng khít dải đồng, Thêm người người cũng chia lòng riêng tây. Vẻ chi chút phận bèo mây, Làm cho bể ái khi đầy khi vơi. Trăm điều ngang ngửa vì tôi, Thân sau ai chịu tội trời ấy cho. (1346) Là người Thông minh vốn sẵn tính trời(0029) Thuý Kiều tiên liệutrước: Dễ loà yếm thắm, trôn kim. Làm chi bưng mắt bắt chim khó lòng. (1508) Nên đã khuyên Thúc Sinh : Đến nhà, trước liệu nói sòng cho minh. Dù khi sóng gió bất bình Lớn ra uy lớn tôi đành phận tôi. (1512) Cốt để: Sao cho trong ấm thì ngời mới êm. (1506) Tiếc rằng con người quen thói bốc rời nơi Thúc Sinh chẳng mảymay nhập tâm Nghĩ đà bưng bít miệng bình, Nào ai có khảo mà mìnhlại xưng (1578) nên hậu quả xảy ra đúng y như điều mà Thuý Kiều tiênđoán. Như vậy, hành động của Hoạn Thư là có nguyên cớ và trong mộtchừng mực nào đó nó hợp với cách ứng xử thường tình hiện hữu của dângian: Ghen tuông thì cũng người ta thường tình(2366), Chồng chungchưa dễ ai chiều cho ai(2370). Chính cái lý lẽ này được Hoạn Thư đưara để tranh tụng và cứu sống mình tại phiên toà Lâm Tri sau này. Một điểm nữa cần được minh oan là hành động ghen tuông củaHoạn Thư khác với sự ghen tuông ầm ĩ như thói thường. Khi biết Thúc Sinh dan díu với Thuý Kiều, Hoạn Thư cũng ghen,cũng giận Lửa tâm càng dập càng nồng (1537) nhưng lại tự nhủ: Dại chi chẳng giữ lấy nền Hay chi mà rước tiếng ghen vào mình.(1542) Hoạn Thư đã hành động nhất quán với điều tự nhủ ấy: ghenmà như không ghen, ghen nhưng không để người khác thấy: Nỗi lòng kín chẳng ai hay, Ngoài tai để mặc gió bay mái ngoài. (1554) Kể cả khi có người mách tin để tâng công, dầu biết rõ đó là sự thậtmười mươi Hoạn Thư vẫn một mực bảo vệ danh dự cho chồng: Chồng tao chẳng phải như ai Điều này hẳn miệng những người thị phi. Vội vàng xuống lệnh ra uy, Đứa thì vả miệng đứa thì bẻ răng. (1562) Và khi Thúc Sinh trở lại nhà, dầu trong lòng đang chất chứa lửatâm, trách người đen bạc ra lòng trăng hoa (1538) nhưng Hoạn Thưvẫn cười nói tỉnh say và về mặt hình thức bên ngoài vẫn tỏ ra Chữtình càng mặn, chữ duyên càng nồng (1570). Sau này, khi xuất hiện đầy đủ ba nhân vật, màn kịch hạ dần; mặcdầu đòn ghen của Hoạn Thư rất thâm sâu Làm cho con ở chúa nhà đôinơi (1814) , bắt nàng Kiều hầu rượu Bắt nàng đứng chực trì hồ hainơi (1836) và đánh đàn Bản đàn dạo thử một bài chàng nghe (1850),dày vò tâm can Thúc Sinh Nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng(1870), nhằm đến mục đích Làm cho nhìn chẳng được nhau, Làm chođầy đoạ cất đầu chẳng lên!(1520); nhưng Hoạn Thư không mảy mayđả động đến chuyện trăng hoa giữa Thúc Sinh và Thuý Kiều. Kể cả khiThúc Sinh tìm hoa quá bước đến Quan Âm Các gặp Kiều; hai ngườinắm tay nhau thở than sụt sùi, quyến luyến Con tằm đến thác cũng cònvương tơ (1976), rồi nói xấu Hoạn Thư: nào là Thấp cơ thua trí đànbà (1946), nào là ... Riêng tưởng bấy lâu, Lòng người nham hiểm biếtđâu mà lường (1968); Hoạn Thư nghe rõ từ đầu đến cuối Rành rànhkẽ tóc chân tơ (1997) nhưng vẫn cho qua Cười cười nói nói ngọtngào (1983), cùng chồng uống trà rồi nối gót đi về như một cặp uyênương Thiền trà cạn nước hồng mai, Thong dong nối gót thư trai cùngvề (1992). Thực chất đây là một cách ghen khác người làm Thuý Kiều phảithất sắc Thực tang bắt được dường này, Máu ghen ai cũng chau màynghiến răng (2010), nhưng Hoạn Thư thì vẫn Giận dầu ra dạ thếthường (2013). Càng nghĩ Thuý Kiều càng thấy sợ: Thân ta ta phải loâu, Miệng hùm nọc rắng ở đâu chốn này (2016). Thực ra, Hoạn Thư chưa lần nào đánh Kiều. Có người cho rằng câuNhẹ như bấc, nặng như chì (1879) là muốn nói đến đòn roi của HoạnThư đối với Thuý Kiều, hiểu như vậy e rằng chưa đúng. Ở đây NguyễnDu muốn nói đến đòn ghen thâm hậu của Hoạn Thư: không ồn ào màhiệu quả, không đánh vào thể xác Thuý Kiều mà đánh sâu vào tâmtưởng, thế mới là nhẹ như bấc nhưng lại nặng như chì, làm ThuýKiều nhục nhã, đau đơn ê chề Một mình âm ỷ đêm chầy, Đĩa dầu vơinước mắt đầy năm canh (1884), đủ để mặc cảm về địa vị, về chữtrinh, về thân phận mình. Hoạn Thư khéo léo phá vỡ dây tơ giữa Kiềuvà Thúc Sinh, làm Kiều ra đi một cách tự nguyện. Để kết lại những điều minh oan cho Hoạn Thư trước bia miệngngười đời, xin trích dẫn ra đây mấy nhận xét của thi sĩ Bùi Giáng đối vớinhân vật mà ông cho ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tác phẩm truyện kiều sự nghiệp nguyễn du đoạn kết truyện kiều nhân vật Hoạn Thư văn học chọn lọcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Sự kế thừa, phát triển tư tưởng và nghệ thuật trong Truyện Kiều
11 trang 27 0 0 -
Một số phương thức cải biên Truyện Kiều sang kịch bản cải lương
12 trang 27 0 0 -
Giáo án ngữ văn lớp 10: Truyện Kiều - Nguyễn Du
13 trang 24 0 0 -
Đề thi KSCL đầu năm Ngữ Văn 9 lần 1 - GD&ĐT Phúc Yên
6 trang 23 0 0 -
Truyện ngắn Bình Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều: Phần 1
140 trang 23 0 0 -
Giáo án ngữ văn 10: Chí khí anh hùng
17 trang 20 0 0 -
6 trang 19 0 0
-
Đề thi tuyển sinh 10 Ngữ Văn chuyên - Sở GD&ĐT Đồng Tháp (2012-2013)
4 trang 17 0 0 -
Thử tìm hiểu tâm sự Nguyễn Du qua truyện Kiều: Phần 1 - Ngô Quốc Quýnh
96 trang 15 0 0 -
Tác phẩm và Lời bình Truyện Kiều: Phần 2
184 trang 15 0 0 -
Phân tích đoạn trích Trao Duyên trong tác phẩm Truyện Kiều
9 trang 15 0 0 -
Bài giảng Ngữ văn 10 tuần 28 bài: Truyện Kiều - Nguyễn Du
41 trang 14 0 0 -
Bài giảng Ngữ văn 10 tuần 29 bài: Nỗi thương mình - Truyện Kiều - Nguyễn Du
27 trang 13 0 0 -
Bài giảng Ngữ văn 10 tuần 30 bài: Thề nguyền - Truyện Kiều - Nguyễn Du
24 trang 13 0 0 -
Tác phẩm và Lời bình Truyện Kiều: Phần 1
125 trang 13 0 0 -
Đề thi tuyển sinh môn Ngữ Văn lớp 10 tại TP.HCM năm 2011
3 trang 13 0 0 -
Trao duyên tiếng thơ của Nguyễn Du, tiếng lòng của nàng Kiều
4 trang 13 0 0 -
Giáo án ngữ văn 10: Thề nguyền - Truyện Kiều - Nguyễn Du
8 trang 13 0 0 -
9 trang 13 0 0
-
Thử tìm hiểu tâm sự Nguyễn Du qua truyện Kiều: Phần 2 - Ngô Quốc Quýnh
113 trang 12 0 0