Phát triển doanh nghiệp thương mại điện tử trong kỷ nguyên điện toán đám mây
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 400.16 KB
Lượt xem: 31
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Phát triển doanh nghiệp thương mại điện tử trong kỷ nguyên điện toán đám mây" trình bày các ngành thương mại điện tử sẽ bị tác động thế nào với sự xuất hiện của điện toán đám mây dựa trên các tiêu chí đánh giá như kiến trúc kỹ thuật, các chức năng dịch vụ và chuỗi dịch vụ, cùng việc phân tích các tác động mang tính dẫn dắt thị trường làm thay đổi ngành thương mại điện tử (e-commerce) trong kỷ nguyên đám mây. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển doanh nghiệp thương mại điện tử trong kỷ nguyên điện toán đám mây PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG KỶ NGUYÊN ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ThS Bùi Mạnh Trường Trường Đại học Tài chính – Marketing Tóm tắt: Điện toán đám mây (cloud computing) hiện nay đã trở thành một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất không chỉ trong ngành Công Nghệ Thông Tin (CNTT) mà còn thu hút sự quan tâm rất lớn của các ngành nghề khác trong nền kinh tế các quốc gia. Kể từ khi Google mang tới toàn thế giới, điện toán đám mây đã phát triển từ lý thuyết thành các ứng dụng thực tiễn trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Dựa trên các nghiên cứu trước đây, bài này sẽ trình bày các ngành thương mại điện tử sẽ bị tác động thế nào với sự xuất hiện của điện toán đám mây dựa trên các tiêu chí đánh giá như kiến trúc kỹ thuật, các chức năng dịch vụ và chuỗi dịch vụ, cùng việc phân tích các tác động mang tính dẫn dắt thị trường làm thay đổi ngành thương mại điện tử (e-commerce) trong kỷ nguyên đám mây. Những doanh nghiệp thương mại điện tử có ứng dụng điện toán đám mây trong chiến lược kinh doanh và trong xây dựng năng lực cốt lõi của mình sẽ phát triển bền vững. Từ khóa: điện toán đám mây, thương mại điện tử 1. Giới thiệu Kể từ khi được Google giới thiệu vào năm 2007, điện toán đám mây đã thu hút được nhiều sự chú ý của mọi người và đã nhanh chóng phát triển từ một khái niệm lý thuyết thành các ứng dụng thực tế trong nhiều năm qua. Ngày càng nhiều các tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp nỗ lực xây dựng các chiến lược và mô hình kinh doanh ứng dụng điện toán đám mây, hoàn thiện công nghệ điện toán đám mây và đề xuất các ứng dụng liên quan đến điện toán đám mây. Điều này cho phép năng lực tính toán cơ động, năng lực lưu trữ, năng lực chuyển đổi mạng và năng lực của các dịch vụ trao đổi, truyền thông thông tin. Điện toán đám mây còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ “đám mây” là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như sự liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó. Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các “dịch vụ”, cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó “trong đám mây” mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó. Theo tổ chức IEEE “Nó là hình mẫu trong đó thông tin được lưu trữ thường trực tại các máy chủ trên Internet - 131 và chỉ được được lưu trữ tạm thời ở các máy khách, bao gồm máy tính cá nhân, trung tâm giải trí, máy tính trong doanh nghiệp, các phương tiện máy tính cầm tay,...”. Điện toán đám mây là khái niệm tổng thể bao gồm cả các khái niệm như phần mềm dịch vụ, Web 2.0 và các vấn đề khác xuất hiện gần đây, các xu hướng công nghệ nổi bật, trong đó đề tài chủ yếu của nó là vấn đề dựa vào Internet để đáp ứng những nhu cầu điện toán của người dùng. Điện toán đám mây hỗ trợ người dùng theo mô hình “Dịch vụ trả phí” (Pay-As- Service) trong đó cung cấp và hỗ trợ người dùng cuối (end-user) các dịch vụ CNTT theo yêu cầu, theo nhu cầu của người dùng. Nó khởi động các quy trình dịch vụ CNTT và chuyển chúng tới nền tảng đám mây bao gồm các phương thức dịch vụ như Cơ sở hạ tầng có trả phí (IaaS – Infrastructure as a Service), Nền tảng có trả phí (PaaS – Platform as a Service) và Phần mềm có trả phí (SaaS – Software as a Service). Là một phương tiện và phương thức dịch vụ thông tin mới, điện toán đám mây đang được ứng dụng trong nhiều ngành khác nhau. Thương mại điện tử là ngành tiêu biểu ứng dụng mạnh mẽ nhất các đặc trưng của điện toán đám mây. Bài này sẽ trình bày các tác động của điện toán đám mây lên ngành thương mại điện tử dựa trên quan điểm về công nghệ, dịch vụ và mô hình chuỗi trong kinh doanh, trong hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài này sử dụng số liệu được thu thập từ các tổ chức đã và đang ứng dụng một phần hoặc toàn diện công nghệ điện toán đám mây với những kết quả thu được đáng tin cậy và được công bố đầy đủ trong các báo cáo của mình. Những kết quả được sử dụng để minh họa trong bài này cũng chứng minh đánh giá và nhận định của tác giả đối với nhu cầu tất yếu của sự phát triển trong việc ứng dụng điện toán đám mây của môi trường kinh doanh trực tuyến, cụ thể là các tổ chức thương mại điện tử. Ngoài ra, bài này cũng trình bày gợi ý cần thiết cho các doanh nghiệp thương mại điện tử để phát triển trong kỷ nguyên điện toán đám mây. 2. Các nghiên cứu liên quan Nghiên cứu của Jun và Zi (2010) phân tích các nhân tố gây ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển doanh nghiệp thương mại điện tử trong kỷ nguyên điện toán đám mây PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG KỶ NGUYÊN ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ThS Bùi Mạnh Trường Trường Đại học Tài chính – Marketing Tóm tắt: Điện toán đám mây (cloud computing) hiện nay đã trở thành một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất không chỉ trong ngành Công Nghệ Thông Tin (CNTT) mà còn thu hút sự quan tâm rất lớn của các ngành nghề khác trong nền kinh tế các quốc gia. Kể từ khi Google mang tới toàn thế giới, điện toán đám mây đã phát triển từ lý thuyết thành các ứng dụng thực tiễn trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Dựa trên các nghiên cứu trước đây, bài này sẽ trình bày các ngành thương mại điện tử sẽ bị tác động thế nào với sự xuất hiện của điện toán đám mây dựa trên các tiêu chí đánh giá như kiến trúc kỹ thuật, các chức năng dịch vụ và chuỗi dịch vụ, cùng việc phân tích các tác động mang tính dẫn dắt thị trường làm thay đổi ngành thương mại điện tử (e-commerce) trong kỷ nguyên đám mây. Những doanh nghiệp thương mại điện tử có ứng dụng điện toán đám mây trong chiến lược kinh doanh và trong xây dựng năng lực cốt lõi của mình sẽ phát triển bền vững. Từ khóa: điện toán đám mây, thương mại điện tử 1. Giới thiệu Kể từ khi được Google giới thiệu vào năm 2007, điện toán đám mây đã thu hút được nhiều sự chú ý của mọi người và đã nhanh chóng phát triển từ một khái niệm lý thuyết thành các ứng dụng thực tế trong nhiều năm qua. Ngày càng nhiều các tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp nỗ lực xây dựng các chiến lược và mô hình kinh doanh ứng dụng điện toán đám mây, hoàn thiện công nghệ điện toán đám mây và đề xuất các ứng dụng liên quan đến điện toán đám mây. Điều này cho phép năng lực tính toán cơ động, năng lực lưu trữ, năng lực chuyển đổi mạng và năng lực của các dịch vụ trao đổi, truyền thông thông tin. Điện toán đám mây còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ “đám mây” là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như sự liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó. Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các “dịch vụ”, cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó “trong đám mây” mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó. Theo tổ chức IEEE “Nó là hình mẫu trong đó thông tin được lưu trữ thường trực tại các máy chủ trên Internet - 131 và chỉ được được lưu trữ tạm thời ở các máy khách, bao gồm máy tính cá nhân, trung tâm giải trí, máy tính trong doanh nghiệp, các phương tiện máy tính cầm tay,...”. Điện toán đám mây là khái niệm tổng thể bao gồm cả các khái niệm như phần mềm dịch vụ, Web 2.0 và các vấn đề khác xuất hiện gần đây, các xu hướng công nghệ nổi bật, trong đó đề tài chủ yếu của nó là vấn đề dựa vào Internet để đáp ứng những nhu cầu điện toán của người dùng. Điện toán đám mây hỗ trợ người dùng theo mô hình “Dịch vụ trả phí” (Pay-As- Service) trong đó cung cấp và hỗ trợ người dùng cuối (end-user) các dịch vụ CNTT theo yêu cầu, theo nhu cầu của người dùng. Nó khởi động các quy trình dịch vụ CNTT và chuyển chúng tới nền tảng đám mây bao gồm các phương thức dịch vụ như Cơ sở hạ tầng có trả phí (IaaS – Infrastructure as a Service), Nền tảng có trả phí (PaaS – Platform as a Service) và Phần mềm có trả phí (SaaS – Software as a Service). Là một phương tiện và phương thức dịch vụ thông tin mới, điện toán đám mây đang được ứng dụng trong nhiều ngành khác nhau. Thương mại điện tử là ngành tiêu biểu ứng dụng mạnh mẽ nhất các đặc trưng của điện toán đám mây. Bài này sẽ trình bày các tác động của điện toán đám mây lên ngành thương mại điện tử dựa trên quan điểm về công nghệ, dịch vụ và mô hình chuỗi trong kinh doanh, trong hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài này sử dụng số liệu được thu thập từ các tổ chức đã và đang ứng dụng một phần hoặc toàn diện công nghệ điện toán đám mây với những kết quả thu được đáng tin cậy và được công bố đầy đủ trong các báo cáo của mình. Những kết quả được sử dụng để minh họa trong bài này cũng chứng minh đánh giá và nhận định của tác giả đối với nhu cầu tất yếu của sự phát triển trong việc ứng dụng điện toán đám mây của môi trường kinh doanh trực tuyến, cụ thể là các tổ chức thương mại điện tử. Ngoài ra, bài này cũng trình bày gợi ý cần thiết cho các doanh nghiệp thương mại điện tử để phát triển trong kỷ nguyên điện toán đám mây. 2. Các nghiên cứu liên quan Nghiên cứu của Jun và Zi (2010) phân tích các nhân tố gây ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học Hội thảo khoa học Công nghệ thông tin Thương mại điện tử Doanh nghiệp thương mại điện tử Điện toán đám mây Mô hình Dịch vụ trả phíGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 825 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử Momo
6 trang 557 10 0 -
Bài giảng Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử - PGS.TS Nguyễn Văn Minh
249 trang 528 9 0 -
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 499 9 0 -
6 trang 472 7 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử: Phần 1 - TS. Ao Thu Hoài
102 trang 409 7 0 -
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên)
188 trang 363 4 0 -
5 trang 358 1 0
-
7 trang 355 2 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - TS. Trần Văn Hòe
181 trang 319 6 0