Danh mục

Phát triển thanh toán điện tử gắn với thương mại điện tử của Trung Quốc và hàm ý đối với Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.19 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung vào nội dung này. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một bài viết, tác giả chưa đề cập đến các điều kiện áp dụng, phân tích sâu những thuận lợi và khó khăn, nhưng điểm khác giữa Việt Nam và Trung Quốc trong phát triển thanh toán điện tử gắn với phát triển thương mại điện tử. Đây là những nội dung cần được nghiên cứu trong các công trình, bài viết tiếp theo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển thanh toán điện tử gắn với thương mại điện tử của Trung Quốc và hàm ý đối với Việt Nam PHÁT TRIỂN THANH TOÁN ĐIỆN TỬ GẮN VỚI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG QUỐC VÀ HÀM Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM PGS.TS. Nguyễn Đắc Hưng1 Tóm tắt: Thương mại điện tử và thanh toán điện tử trong toàn bộ nền kinh tế được coi là hệ sinh thái gắn liền với nhau, tạo tiền đề cho nhau cùng tồn tại và phát triển. Trong cuộc cách mạng số hiện nay, mọi cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức làm quen với việc tính toán và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực thương mại điện tử trong toàn bộ nền kinh tế của mình, giao dịch thường xuyên với các định chế tài chính thức trong các quan hệ thanh toán, chuyển tiền, cất trữ, đầu tư, tiết kiệm, vay vốn… Trung Quốc trong những năm gần đây đang phát triển rất mạnh hoạt động thanh toán điện, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử. Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Vì vậy nghiên cứu kinh nghiệm trong lĩnh vực này của Trung Quốc rút ra bài học và khuyến nghị cho Việt Nam, có tính cấp bách và có ý nghĩa thiết thực. Bài viết tập trung vào nội dung này. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một bài viết, tác giả chưa đề cập đến các điều kiện áp dụng, phân tích sâu những thuận lợi và khó khăn, nhưng điểm khác giữa Việt Nam và Trung Quốc trong phát triển thanh toán điện tử gắn với phát triển thương mại điện tử. Đây là những nội dung cần được nghiên cứu trong các công trình, bài viết tiếp theo. Từ khóa: kinh nghiệm, Trung Quốc, thanh toán điện tử, thương mại điện tử, hàm ý Việt Nam. 1. GIỚI THIỆU Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang tác động lớn đến kinh tế thế giới nói chung và kinh tế châu Á nói riêng. Hiện nay không ít doanh nghiệp di chuyển cơ sở sản xuất tại Trung Quốc, chuyển về Mỹ, đến các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, kể cả doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Trung Quốc. Bên cạnh đó, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đang gia tăng. Đặc biệt là, có nhiều cơ hội cho khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng cao, do đường bay gần, chi phí thấp, bờ biển đẹp, cảnh quan phong phú,… Theo đó, điều tất yếu xảy ra là nhu cầu của khách du lịch, thương nhân Trung Quốc sử dụng các phương thức thanh toán điện tử tại Việt Nam do các ngân hàng và doanh nghiệp Trung Quốc cung cấp cũng ngày càng lớn. Một điều đặc biệt nữa, đó là nhiều đặc điểm kinh tế – xã hôi, tập quán của Việt Nam và Trung Quốc cũng những điểm tương đồng. Bởi vậy, cần nắm bắt cơ hội này tích cực tham khảo kinh nghiệp và hợp tác với các đối tác Trung Quốc, phát triển thanh toán điện tử tại Việt Nam, mở rộng thương mại điện tử trong toàn bộ nền kinh tế là điều hết sức cần thiết. Thực hiện được giải pháp này, một mặt Việt Nam sẽ quản lý tốt hơn, có hiệu quả hơn hoạt động thanh toán của khách du lịch và thương nhân Trung Quốc tại Việt Nam, mặt khác phát triển có hiệu quả hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, phát triển thương mại điện tử trong nền kinh tế. Đây là vấn đề có tính thời sự hết sức cấp bách, bài viết tập trung nghiên cứu nội dung này. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài tham luận nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc về phát triển thanh toán điện tử, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử trong nền kinh tế không có điều kiện sử dụng phương pháp nghiên cứu 1 Khoa Kinh tế Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên. 394 định lượng, xây dựng mô hình nghiên cứu, giả thiết nghiên cứu, xây dựng hàm số, thiết kế phiếu điều tra, khảo sát, tiến hành phỏng vấn, xử lý dữ liệu. Để thực hiện nội dung bài viết, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, dựa trên các nguồn số liệu và tư liệu của nước ngoài đã được công bố của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), một số ngân hàng thương mại (NHTM) và tổ chức trung gian thanh toán, tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh và đánh giá, đưa ra khuyến nghị theo mục tiêu nghiên cứu đề ra. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng và kinh nghiệm phát triển thanh toán điện tử gắn với thương mại điện tử của Trung Quốc 3.1.1. Thực trạng Thanh toán điện tử và thương mại điện tử tại Trung Quốc đang được đánh giá là đang có sự phát triển bùng nổ đáng kinh ngạc trong 4 năm gần đây. Các giao dịch thanh toán điện tử năm 2016 tăng trưởng ấn tượng, đạt tới con số 31% so với năm 2015, [1]; dự báo cũng sẽ đạt con số tăng trưởng gần 30% đến hết năm 2017 so với năm 2016, trong đó, phổ biến là phương thức thanh toán thông qua thao tác quét mã QR bằng điện thoại thông minh của mỗi cá nhân để chi trả việc mua hàng hóa, dịch vụ, thương mại điện tử. Sự phát triển đó đã làm cho việc sử dụng tiền mặt, hay thuận tiện hơn là giao dịch quẹt thẻ ATM đang ngày càng trở nên kém ưa chuộng tại Trung Quốc. Xu hướng phổ biến hiện nay đang được đông đảo người dân Trung Quốc sử dụng là dùng các phương thức thanh toán qua điện thoại di động và các thiết bị di động khác và trong các giao dịch thương mại điện tử. Cùng với sự phát triển công nghệ, một kỷ nguyên thanh toán mới tại Trung Quốc cũng bắt đầu khi mà mọi giao dịch được thực hiện chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, tạo ra các cơ hội và những thách thức mới cho hệ thống ngân hàng Trung Quốc trong giao dịch thẻ, chuyển khoản truyền thống, trong hợp tác với các FinTech để phát triển đa dạng các dịch vụ tiện ích, gia tăng và giữ chân khách hàng, phát triển thương mại điện tử trong nền kinh tế. Theo thống kê được công bố vào tháng 8/2017 tại Trung Quốc, tổng giá trị tiền mặt được rút từ các máy ATM tại quốc gia này trong năm 2016 đã giảm 10,4% so với năm 2015. Số lượng giao dịch bằng thẻ ATM giảm 3 năm liên tiếp: 2014–2015 và 2016. Trong khi đó, các giao dịch thanh toán điện tử như đề cập ở trên lại tăng trưởng ấn tượng tới 31% trong năm 2016. Trong đó, phổ biến là phương thức thanh toán thông qua thao tác quét mã QR bằng điện thoại thông minh. Tính đến hết nă ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: