Danh mục

Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử tại Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 753.89 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử tại Việt Nam tập trung phân tích thực trạng TTKDTM trong thương mại điện tử tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp phát triển TTKDTM trong thương mại điện tử tại Việt Nam trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử tại Việt Nam THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 117 PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM Đào Thị Ly Sa, Phan Thị Thanh Trúc, Phạm Thị Mai Quyên Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum Email: dtlsa@kontum.udn.vn, ptttruc@kontum.udn.vn, ptmquyen@kontum.udn.vn Tóm tắt: Trong những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Cùng với đó, việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) cũng đạt được những kết quả khả quan, tuy nhiên chưa thực sự theo kịp tốc độ phát triển của thương mại điện tử. Bài viết tập trung phân tích thực trạng TTKDTM trong thương mại điện tử tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp phát triển TTKDTM trong thương mại điện tử tại Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), thương mại điện tử, Việt Nam DEVELOPING CASHLESS PAYMENT IN E-COMMERCE IN VIETNAM Abstract: In recent years, Vietnam’s e-commerce sector has enjoyed impressive growth. Along with that, the development of cashless payments has also achieved satisfactory results but has not kept up with the development speed of e-commerce. The paper focuses on analyzing the status of cashless payments in e-commerce in Vietnam. On that basis, some solutions are proposed to develop cashless payment in e-commerce in Vietnam in the coming time. Keywords: Cashless payment, E-commerce, Việt Nam 1. Đặt vấn đề Hình thức thanh toán tiền mặt ngày càng ít được ưa chuộng hơn và đang giảm dần ở đa số các quốc gia trên thế giới. Thay vào đó, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trở thành xu thế tất yếu và là động lực trong quá trình phát triển kinh tế thương mại toàn cầu. Trên thực tế, các nền kinh tế chủ động chuyển dịch sang TTKDTM đạt được nhiều thành công hơn và tận dụng được nhiều lợi thế hơn với việc giúp đơn giản hóa quy trình thanh toán và quản lý tiền tệ vĩ mô. Đối với doanh nghiệp, thông qua các hình thức phương thức TTKDTM 118 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 khác nhau có thể làm tăng doanh thu, cải thiện hiệu quả hoạt động và giảm chi phí hoạt động (Najib và Fahma, 2020; Nguyễn Thị Thanh Thảo, 2020). Ngoài ra, TTKDTM cũng đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng, giảm thiểu những rủi ro, tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc thanh toán tiền mặt (Nguyễn Thị Thanh Thảo, 2020). Thương mại điện tử là một ngành công nghiệp trẻ tại Việt Nam và đang trên đà phát triển trở thành kênh phân phối quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số doanh nghiệp. Sự phát triển của thương mại điện tử có thể thúc đẩy phương thức TTKDTM hay thanh toán điện tử và ngược lại, thanh toán điện tử lại đem đến lợi ích cho các doanh nghiệp thương mại điện tử, giúp thúc đẩy doanh số bán hàng. Theo báo cáo vừa được Bộ Công thương công bố, năm 2022, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, Việt Nam được eMarketer xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới (Thế Hoàng, 2022). Trước sự phát triển của thương mại điện tử, hình thức TTKDTM khi mua sắm trực tuyến cũng đạt được kết quả khởi sắc. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, so với cùng kỳ năm 2021, trong 11 tháng đầu năm 2022, giao dịch TTKDTM tăng 85,6% về số lượng và 31,39% về giá trị; qua kênh Internet tăng 89,36% về số lượng và 40,55% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tăng 116,1% về số lượng và 92,3% về giá trị; qua phương thức QR code tăng 182,5% về số lượng và 210,6% về giá trị (Huy Thắng, 2023). Mặc dù, với sự nỗ lực của các ngân hàng nhà nước, các phương thức TTKDTM có sự gia tăng nhưng tỷ lệ thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt khi nhận hàng (COD) trong thương mại điện tử vẫn chiếm ưu thế với tỷ lệ 80 - 90% trên tổng giao dịch (Nguyễn Trần Hưng, 2022). Bên cạnh đó, tỷ lệ thanh toán bằng các phương thức TTKDTM khác bao gồm thanh toán bằng mã QR, thanh toán di động, thanh toán thẻ trực tuyến, thanh toán bằng ví điện tử trực tuyến...cũng chiếm tỷ trọng nhỏ (Nguyễn Trần Hưng, 2022). Qua đó cho thấy, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhưng việc phát triển TTKDTM chưa thực sự theo kịp với tốc độ phát triển của thương mại điện tử. Do đó, trên cơ sở đánh giá thực trạng TTKDTM và nhìn nhận những tồn tại, hạn chế trong thương mại điện tử tại Việt Nam, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thúc đẩy TTKDTM trong thương mại điện tử phát triển trong giai đoạn tới. 2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý luận về TTKDTM trong thương mại điện tử 2.1.1. Khái niệm Do cách tiếp cận khác nhau nên thực tế hiện nay cũng có một số quan điểm khác nhau về khái niệm TTKDTM. Theo tác giả Nguyễn Thị Thúy (2012): “TTKDTM là những khoản thanh toán được thực hiện bằng cách trừ tiền từ tài khoản của người phải trả sang tài khoản của người thụ hưởng hoặc được bù trừ lẫn nhau thông qua đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán”. Về quan điểm của các cơ quan quản lý nhà nước, theo nghị định số 101/2012/NĐ-CP: “Dịch vụ TTKDTM là dịch vụ thanh toán qua tài khoản ngân hàng và một số dịch vụ khác thực hiện thanh toán không qua tài khoản ngân hàng”. Tóm lại, có thể hiểu TTKDTM là hình thức thanh toán thông qua các phương tiện khác không phải tiền mặt như tài sản, chứng chỉ có giá trị tương ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: