Danh mục

Phát triển thương mại điện tử nông thôn từ 'mô thức O2O' cho đặc sản vùng - mô hình 'kilomet cuối cùng' của Trung Quốc và hướng phát triển ở Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 519.08 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khách hàng sau khi mua sản phẩm đặc sản vùng (đặc biệt sản phẩm nông ngư nghiệp tươi sạch) thông qua hệ thống sàn TMĐT online – offline (mô thức TMĐT O2O), sản phẩm được chuyển đến trung tâm vận chuyển, sau khi được phân chia đi các nơi (theo địa điểm thuận tiện phát hàng), làm sao để đưa đến tay khách hàng nhanh nhất đảm bảo độ an toàn “xanh sạch tươi” là điều mong mỏi của cả người sản xuất và người tiêu dùng. Bài viết đề ra hướng vận dụng để phát triển TMĐT nông thôn (đặc sản vùng) ở Việt Nam hiện nay và hướng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển thương mại điện tử nông thôn từ “mô thức O2O” cho đặc sản vùng - mô hình “kilomet cuối cùng” của Trung Quốc và hướng phát triển ở Việt Nam 573 PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NÔNG THÔN TỪ “MÔ THỨC O2O” CHO ĐẶC SẢN VÙNG - MÔ HÌNH “KILOMET CUỐI CÙNG” CỦA TRUNG QUỐC VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM TS. Trần Quang Yên, Đại học Kinh tế quốc dân NCS. Trần Nho Quyết, Du học sinh Trung Quốc TÓM TẮT Khách hàng sau khi mua sản phẩm đặc sản vùng (đặc biệt sản phẩm nông ngư nghiệp tươi sạch) thông qua hệ thống sàn TMĐT online – offline (mô thức TMĐT O2O), sản phẩm được chuyển đến trung tâm vận chuyển, sau khi được phân chia đi các nơi (theo địa điểm thuận tiện phát hàng), làm sao để đưa đến tay khách hàng nhanh nhất đảm bảo độ an toàn “xanh sạch tươi” là điều mong mỏi của cả người sản xuất và người tiêu dùng. Mô hình “kilomet cuối cùng” của Trung Quốc không chỉ là cự ly nhận phát hàng 1km, mà thực tế mô hình là lựa chọn một giải pháp để tìm ra đoạn đường ngắn nhất với thời gian nhanh nhất để khách hàng có thể nhận hàng mình đã mua, kết thúc cho quá trình mua bán online - offline. Dựa trên việc phân tích thế mạnh mô hình“kilomet cuối cùng” của TMĐT Trung Quốc và căn cứ thực tế TMĐT nông thôn đặc sản vùng tại Việt Nam hiện nay, kết hợp mô thức TMĐT O2O hiện đại của thế giới, bài viết đề ra hướng vận dụng để phát triển TMĐT nông thôn (đặc sản vùng) ở Việt Nam hiện nay và hướng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Từ khóa: TMĐT (thương mại điện tử), O2O, đặc sản vùng, kilomet cuối cùng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển mạnh mẽ song hành giữa công nghệ số (điển hình là Internet vạn vật) và kinh tế số (điển hình là sự xuất hiện và phát triển của nhiều hình thức kinh doanh sáng tạo, đa dạng) đã tạo nên sự biến đổi to lớn, nhanh chóng mọi mặt của đời sống xã hội. Kinh tế số đã trở thành một thành phần kinh tế đóng góp cực kì quan trọng và là xu thế không thể thiếu trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế Việt Nam đang hướng tới nền kinh tế kỹ thuật số, trong đó kinh tế TMĐT là một phần quan trọng của xu thế đó. Tính tới hiện tại, kinh tế TMĐT nước ta đang có mức tăng trưởng không ngừng và được dự đoán tiếp tục tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ trong thời gian tới. Xét trên thực tế, kinh tế TMĐT nông thôn Việt Nam mà cụ thể kinh tế TMĐT vùng miền có rất nhiều tiềm năng để phát triển, không những đưa sản phẩm đặc sản vùng đi rộng rãi ở trong nước, ra nước ngoài, mà còn góp phần quảng bá, buôn bán sản phẩm đặc sản, tăng thu nhập, cải thiện đời sống kinh tế -xã hội- chính trị -văn hóa -giáo dục của người dân trong vùng và cả nước. 574 Vậy làm thế nào để đưa các sản phẩm đặc sản vùng miền thuận lợi phát triển trên các sàn thương mại điện tử? Không chỉ là chính sách phát triển sản phẩm này xanh, sạch, đẹp tạo thế mạnh riêng cho mỗi vùng miền - tạo niềm tin an toàn chất lượng giá cả hợp lý với người tiêu dùng, kênh bán hàng hiện đại thuận tiện giữa người sản xuất - người mua người bán, một hệ thống thanh toán hiện đại (truy xuất nguồn gốc, mã QR an toàn bảo mật ngân hàng điện tử), còn rất cần tạo ra “một con đường TMĐT: ngắn nhất - đi đơn giản nhất - với thời gian nhanh nhất” để sản phẩm từ nơi sản xuất đưa đến người tiêu dùng. Mô hình “ kilomet cuối cùng” của TMĐT Trung Quốc là một chỉ đường để TMĐT nông thôn tại Việt Nam hướng tới và nhìn nhận nhiều nét tích cực từ đây: Mô hình “kilomet cuối cùng” của Trung Quốc và hướng phát triển ở Việt Nam. Bài viết dưới đây phân tích kĩ bối cảnh TMĐT trong nước, quốc tế đặc biệt đưa ra giải pháp “mô hình kilomet cuối cùng” của TMĐT Trung Quốc từ đó hướng vào áp dụng tại thị trường kinh tế TMĐT Việt Nam. Mục đích phát triển kinh tế TMĐT đặc sản vùng (miền) tại Việt Nam, với ý nghĩa phát triển kinh tế nông thôn, tạo thu nhập nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người nông dân tại Việt Nam. 2. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ 2.1 Bối cảnh quốc tế Trung Quốc, một trong những ông lớn về kinh tế TMĐT vùng (miền), láng giềng của Việt Nam, kinh tế TMĐT phát triển như vũ bão càng lúc càng mạnh lên. (1) Từ thống kê Baidu, qua trang khoa học CNKI cuối năm 2019 có rất nhiều tác giả bài viết nghiên cứu mô thức TMĐT O2O.Nổi lên mạnh mẽ vượt biên giới vớirất nhiều sàn giao dịch TMĐT mạnh: Taobao nông thôn, Jingdong nông thôn, các mặt hàng ăn uống sẵn . . . . [ 11] . (2) Cùng với đó hệ thống ngân hàng điện tử đa dạng, app thanh toán di động nhanh gọn chỉ vài giây dù bạn đang ở trong nước hay ở ngước ngoài: wechat thanh toán, QQ thanh toán, và mạnh nhất trong app thanh toán điện tử zhifubao; thanh toán suning cực kỳ hiện đại khi có các chức năng đăng nhập qua mã, vân tay, nhận dạng khuôn mặt, . . . và nhiều hình thức thanh toán khác [ 11]. (3) Dịch vụ vận chuyển cực kì ấn tượng uy tín chất lượng độ an toàn, có thể kể đến 10 công ty vận chuyển tố ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: