Danh mục

Quan hệ xã hội phi truyền thống thời đại 4.0 và vấn đề pháp luật xử lí các vi phạm có liên quan

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 326.84 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đang xuất hiện ngày càng nhiều và rõ nét những quan hệ xã hội có tính phi truyền thống như mua bán hàng hóa qua mạng xã hội, trộm cắp tài sản qua mạng Internet, dâm ô trẻ em, lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, sử dụng mạng xã hội xâm phạm an ninh quốc gia xuyên lục địa... Bài viết tập trung khảo sát, đánh giá các quan hệ xã hội mới phát sinh trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đặt ra yêu cầu xây dựng và hoàn thiện pháp luật của nhà nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan hệ xã hội phi truyền thống thời đại 4.0 và vấn đề pháp luật xử lí các vi phạm có liên quan Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” QUAN HỆ XÃ HỘI PHI TRUYỀN THỐNG THỜI ĐẠI 4.0 VÀ VẤN ĐỀ PHÁP LUẬT XỬ LÍ CÁC VI PHẠM CÓ LIÊN QUAN SOCIAL RELATIONSHIP TRADITION OF DATE 4.0 AND LEGAL ISSUES HANDLING RELATED VIOLATIONS TS. Lương Văn Tuấn1 Tóm tắt – Dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đang xuất hiện ngày càng nhiều và rõ nét những quan hệ xã hội có tính phi truyền thống như mua bán hàng hóa qua mạng xã hội, trộm cắp tài sản qua mạng Internet, dâm ô trẻ em, lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, sử dụng mạng xã hội xâm phạm an ninh quốc gia xuyên lục địa... Các quan hệ xã hội này khiến cho cuộc sống người dân ở nhiều quốc gia đang bị xáo trộn rất lớn. Để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, các quốc gia cần phải kịp thời ban hành pháp luật điều chỉnh các hành vi, đồng thời cũng định hướng các quan hệ xã hội này phát triển bình thường. Bằng phương pháp phân tích, tổng hợp…, bài viết tập trung khảo sát, đánh giá các quan hệ xã hội mới phát sinh trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đặt ra yêu cầu xây dựng và hoàn thiện pháp luật của nhà nước. Từ khóa: cách mạng công nghiệp 4.0 và pháp luật, quan hệ xã hội phi truyền thống, quan hệ xã hội thời 4.0, nhà nước và pháp luật thời 4.0, xử lí hành vi phi truyền thống. 1. MỘT SỐ QUAN HỆ XÃ HỘI PHI TRUYỀN THỐNG PHỔ BIẾN Toàn cầu hóa và sự xuất hiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay còn gọi là cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang diễn ra mạnh mẽ đã khiến cho xã hội xuất hiện ngày càng nhiều những quan hệ mới chứa đựng trí tuệ thời đại. Trên nền tảng công nghệ vạn vật kết nối qua mạng Internet – Internet of things, trí tuệ nhân tạo – Artificial Intelligence và người máy thông minh – smart robot, các quan hệ xã hội gắn liền với CMCN 4.0 trong các lĩnh vực cơ sở dữ liệu tập trung, thành phố thông minh, tiền ảo, trí tuệ nhân tạo, thương mại điện tử, người máy… đang ngày càng trở nên phổ biến và đem lại cho xã hội sự đa dạng, phong phú cả về đời sống vật chất và tinh thần, khiến cho ‘những điều tưởng như chỉ tồn tại trong tôn giáo, trong huyền thoại nhưng với CMCN 4.0 đã trở thành 1 Học viện Phụ nữ Việt Nam; Email: luongtuan.lawyer@gmail.com 338 hiện thực: robot được sáng tạo có thể giao tiếp với con người; có địa vị pháp lí như con người khi được cấp quốc tịch...’ [1, tr252]. Sự đa dạng về quan hệ xã hội trong thời CMCN 4.0 được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau của đời sống xã hội: - Quan hệ xã hội có tính chất dân sự thông qua mạng xã hội: Các mạng xã hội phổ biến như facebook, zalo, viber... đã trở thành công cụ hữu hiệu cho các cá nhân, tổ chức trong trao đổi công việc, thể hiện sở thích bản thân, giao lưu tình cảm, tương tác cộng đồng trên diện rộng... Công cụ này đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, và đã đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội rất lớn cho cá nhân, tổ chức và nhà nước. Thông qua các công cụ liên quan đến Internet, các quan hệ xã hội về mua bán hàng hóa tiêu dùng, kinh doanh thương mại, lao động, cung ứng dịch vụ… được thiết lập. Tuy nhiên, ngay sau khi ứng dụng các thành tựu công nghệ này vào cuộc sống, các quan hệ xã hội trên đây cũng đã làm xuất hiện các tranh chấp khá đa dạng và đôi khi là khá thú vị và đều thể hiện tính phi truyền thống – chưa có tiền lệ trong đời sống xã hội. Có những tranh chấp xuất hiện tương đối nhỏ, thiệt hại không lớn, nhưng cũng có những tranh chấp lại thể hiện tính nghiêm trọng khi xâm hại trực tiếp đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức và thậm chí là Nhà nước. Nhóm quan hệ xã hội mua bán, cung ứng dịch vụ trong tiêu dùng Việc sử dụng các ứng dụng công nghệ liên quan đến mạng Internet đã giúp cho con người có thể tiết kiệm rất nhiều đối với các khoản chi phí xã hội nhưng cũng đưa lại khá nhiều các tranh chấp trong mua bán hàng hóa. Ví dụ tranh chấp về hình thức của hàng hóa, phương thức thanh toán hàng hóa, chất lượng hàng hóa, dịch vụ vận chuyển hàng hóa (shipper). Rất nhiều sự chia sẻ về trải nghiệm cá nhân trong mua bán hàng hóa tiêu dùng qua mạng như: hình ảnh hàng hóa đăng quảng cáo rất đẹp mắt, tuy nhiên khi giao nhận hàng hóa thì người mua lại chê, trả lại hàng hóa và từ chối thanh toán (cả tiền dịch vụ ship). Hiện tượng này khá đơn giản đối với những trường hợp thanh toán sau vì đơn giản là người mua không thanh toán thì hàng trả lại cho bên bán nhưng lại rất phức tạp đối với những giao dịch đã thanh toán trước hay có tạm ứng trước một phần, vì lúc này việc trả hàng hóa và đòi lại tiền đã đặt trước/đã thanh toán trước sẽ khó khăn, do bên bán sẽ đòi trừ các chi phí liên quan như tiền ship, phí nhận lại/đổi hàng… Nếu không đồng tình, bên mua và bên bán sẽ trở thành các bên có tranh chấp. Không giải quyết ổn thỏa, các quan hệ mua bán này có thể phát triển thành các quan hệ xã hội tiêu cực khác như nói xấu nhau trên mạng xã hội, xúc phạm danh dự nhân phẩm của nhau trên mạng xã hội… Nhóm quan hệ xã hội trong kinh tế – lao động Lao động được hiểu là ‘hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các loại sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội’ [2, tr545]. 339 Tuy nhiên, hiện nay, cuộc CMCN 4.0 đã đưa lại cho xã hội loài người sản phẩm trí tuệ nhân tạo là robot. ‘Robot là một cỗ máy có khả năng thực hiện một loạt các hành động phức tạp một cách tự động, đặc biệt là các cỗ máy được lập trình bởi một máy tính. Hiểu theo nghĩa này thì robot chỉ có thể xuất hiện sau khi nhân loại phát minh ra máy tính và ứng dụng vào cuộc sống. Robot cũng được hi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: