Quảng cáo trực tuyến: 'Lưng chừng xuân'
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quảng cáo trực tuyến: “Lưng chừng xuân” Quảng cáo trực tuyến: “Lưng chừng xuân” So với khởi điểm cách đây vài năm, quảng cáo trực tuyến (QCTT) tại Việt Nam đã đa dạng hơn rất nhiều và cũng bắt kịp với các trào lưu trên thế giới. Các nhãn hiệu trong và ngoài nước cũng mạnh dạn sử dụng các hình thức QCTT mới nhất như Facebook, blog, diễn đàn hay sử dụng cả những “ngôi sao” internet để quảng cáo sản phẩm... Tuy nhiên, hình thức quảng cáo này vẫn chưa đủ mạnh để tạo thành một xu thế lớn. Phấn khởi thăm dò Theo số liệu mới nghiên cứu của Công ty Nghiên cứu thị trường Cimigo, doanh thu QCTT tại Việt Nam năm 2009 đạt 278 tỷ đồng, tương đương 15,5 triệu USD. So với năm 2008, doanh thu QCTT năm 2009 đã tăng trưởng 71%. Tuy nhiên, theo đánh giá của Cimigo, QCTT tại chưa theo kịp đà tăng trưởng và mới chỉ chiếm 2% trong tổng số chi phí dành cho quảng cáo tại Việt Nam. Tỷ lệ này còn quá thấp so với 15% tại khu vực Bắc Mỹ, 14% tại Tây Âu, 17% tại Trung Quốc và 20% tại Hàn Quốc. Ông Brian Pelz, đồng sáng lập Công ty VinaGame cũng nhận xét, hơn nửa dân số Việt Nam tiếp cận internet và trung bình dành hơn hai tiếng đồng hồ lướt mạng. Nhưng QCTT vẫn chiếm một phần rất nhỏ trong tổng đầu tư quảng cáo, và con số này thấp hơn so với các nước cùng khu vực Đông Nam Á. Để tiếp cận với một người dùng internet, các nhà quảng cáo tại Việt Nam mới chi 10.000 đồng mỗi năm, trong khi con số này tại Trung Quốc cao gấp 15 lần. Về phía doanh nghiệp, mặc dù nhu cầu quảng cáo, tiếp thị rất lớn nhưng họ vẫn còn hoài nghi về việc sử dụng kênh thông tin này để tiếp cận các đối tượng khách hàng. Ông Nguyễn Ngọc Kinh Luân, Trưởng phòng Đối ngoại, Công ty Friesland Campina Việt Nam cho biết: “Đối với các doanh nghiệp nhỏ, không có nhiều chi phí cho quảng cáo, thì mạng trực tuyến là một chọn lựa. Bởi vì, so với các kênh truyền thông đại chúng khác như báo giấy, đài phát thanh, truyền hình..., lượng thông tin quảng cáo trên mạng là không có giới hạn. Mặt khác, để làm một phim quảng cáo trên truyền hình cho một chiến dịch tiếp thị phải tốn ít nhất 300.000USD, trên báo in khoảng 80.000USD, trong khi đó chi phí cho QCTT cũng còn khá thấp. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp lớn thì cũng vẫn đắn đo khi khái niệm QCTT còn rất mơ hồ, đôi lúc gây tác dụng ngược”. Thấp thỏm chờ Từ kinh nghiệm một năm qua áp dụng thử quảng cáo sản phẩm trên mạng, theo ông Luân, xét về hiệu quả thì đến nay vẫn chưa đo lường được. Thông thường, các doanh nghiệp đánh giá hiệu quả bằng số người truy cập. Song, hình thức này cũng không chính xác vì thực tế, có những công ty quảng cáo “thuê người” ngồi truy cập. Giám đốc điều hành của Cimigo, ông Richard Burrage lý giải: “Sở dĩ, các công ty chưa dành nhiều chi phí để QCTT là vì họ chưa thực sự biết được có bao nhiêu người tiếp cận được các mẫu quảng cáo của họ và đối tượng quan tâm đến mẫu quảng cáo của họ. Vì vậy, các công ty vẫn dựa vào các kênh truyền thống là truyền hình và báo giấy để quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ”. Đại diện Công ty Trung Nguyên cũng cho biết, song song với hình thức quảng cáo trên báo chí, truyền hình, mới đây, Trung Nguyên cũng đã sử dụng mạng xã hội Facebook để quảng cáo cho sản phẩm cà phê Passiona với chi phí từ 300 - 400USD/tháng. Về hiệu quả thì cũng khó đo lường. Tuy nhiên, nếu quảng cáo trên kênh forum (diễn đàn), ưu điểm là có thể thu thập được nhiều luồng ý kiến khác nhau để hoàn thiện sản phẩm, nhưng rất khó kiểm soát luồng thông tin từ các thành viên, đôi khi lại là những ý kiến không khách quan, mang chủ đích xấu gây bất lợi cho sản phẩm quảng cáo. Ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty VinaGame cũng thừa nhận: 'Ưu điểm của hình thức QCTT này là có thể quảng bá rộng rãi. Tuy nhiên, đây là một bước thử nghiệm trong quảng cáo và chúng tôi chỉ bắt đầu khoảng hai tháng nên chưa thể đánh giá được hiệu quả thực sự'. Nhiều doanh nghiệp sở dĩ chưa mặn mà lắm với QCTT vì hiện nay các kênh QCTT vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp. Tuy nhiên, theo ông Vũ Minh Trí, Tổng giám đốc Yahoo! Việt Nam, sở dĩ các doanh nghiệp thiếu niềm tin vào hiệu quả của QCTT là do thiếu thông tin về thị trường này, chưa có hiểu biết sâu sắc về thói quen, sở thích, lối sống, tâm lý của những người sử dụng nằm trong nhóm khách hàng mục tiêu, những trang web quảng cáo hiệu quả nhất, những cách quảng cáo phù hợp nhất... Một điều cần lưu ý đối với QCTT là mức độ nhấn mạnh trên internet rất cao. Do vậy, các nhà quảng cáo nên lựa chọn những “điểm bắt đầu” để quảng bá thương hiệu nhằm đảm bảo tính hiệu quả cao. Kết quả nghiên cứu của TNS cho thấy những điểm bắt đầu phổ biến hiện tại của người sử dụng internet tại Việt Nam: tin tức, tìm kiếm, email, tán gẫu, blog... ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chiến lược PR thông tin truyền thông chiến dịch PR marketing kế hoạch kinh doanh quản trị marketingTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Quản trị học: Phần 1 - PGS. TS. Trần Anh Tài
137 trang 811 12 0 -
6 trang 642 0 0
-
Giáo trình Quản trị quan hệ khách hàng: Phần 1
44 trang 534 4 0 -
47 trang 488 6 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 487 9 0 -
Nguyên lý kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu: Phần 1 - GS.TS. Võ Thanh Thu
225 trang 431 4 0 -
Giáo trình Quản trị kinh doanh nhà hàng (Nghề: Quản trị nhà hàng)
226 trang 413 8 0 -
Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về Nhà hàng Buffet Topokki Dookki chi nhánh D2
5 trang 404 10 0 -
100 câu hỏi trắc nghiệm môn: hành vi tổ chức
6 trang 375 0 0 -
Lý thuyết và bài tập Quản trị sản xuất và dịch vụ (Tái bản lần thứ bảy): Phần 1
222 trang 368 0 0
Tài liệu mới:
-
Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ H-FABP trong chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim cấp
7 trang 0 0 0 -
Bài giảng chuyên đề Cơ học chất điểm – GV. Phạm Nguyên Hoàng
57 trang 0 0 0 -
Thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam
4 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn Tin học lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Xương, Tân Châu
4 trang 0 0 0 -
10 trang 0 0 0
-
90 trang 0 0 0
-
12 trang 0 0 0
-
7 trang 0 0 0
-
8 trang 0 0 0
-
91 trang 0 0 0