Rèn luyện tư duy hình học cho trẻ mẫu giáo lớn và học sinh những năm đầu tiểu học (lớp 1, 2, 3) qua dạy học nội dung về vị trí tương đối của các đối tượng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Rèn luyện tư duy hình học cho trẻ mẫu giáo lớn và học sinh những năm đầu tiểu học (lớp 1, 2, 3) qua dạy học nội dung về vị trí tương đối của các đối tượng JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2011, Vol. 56, No. 6, pp. 96-103RÈN LUYỆN TƯ DUY HÌNH HỌC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN VÀHỌC SINH NHỮNG NĂM ĐẦU TIỂU HỌC (LỚP 1, 2, 3) QUA DẠYHỌC NỘI DUNG VỀ VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG Nguyễn Mạnh Tuấn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: nguyenmanhtuan@hnue.edu.vn Tóm tắt. Tác giả nghiên cứu lí luận về Tư duy Hình học, phân tích đặc điểm Tư duy Hình học ở trẻ mẫu giáo và học sinh những năm đầu tiểu học (lớp 1, 2, 3), minh họa cho Tư duy Hình học về vị trí tương đối của các đối tượng. Từ đó tác giả đề xuất các hoạt động, trò chơi học tập phù hợp với mức độ Tư duy Hình học và ngôn ngữ ở trẻ. Nghiên cứu góp phần tăng cường ứng dụng Toán học vào thực tiễn, đánh giá trẻ có thể làm được những gì trong thực tiễn cuộc sống của trẻ hơn là trẻ biết được những gì sau khi học toán.1. Mở đầu Howard Gardner cho rằng có sự tồn tại của 7 loại hình trí thông minh, trongđó có Trí thông minh không gian - Tư duy Hình học ở mức độ cao [1]. Việc pháttriển Tư duy Hình học được nhiều nhà giáo dục Toán quan tâm, tuy nhiên ở lứatuổi mẫu giáo và trẻ ở đầu cấp tiểu học vấn đề trên chưa được chú trọng. Trên cơsở tổng kết nghiên cứu lí luận về Tư duy Hình học, tác giả của bài báo này xác địnhđược mức độ Tư duy Hình học ở trẻ mẫu giáo lớn và đầu bậc tiểu học và thiết kếnhững hoạt động phù hợp với mức độ Tư duy Hình học ở trẻ bằng cách sử dụngphương pháp quan sát, thu thập và phân tích các tình huống điển hình trong tổchức các hoạt động. Tư duy Hình học về vị trí tương đối của các đối tượng được lựachọn để minh họa trong bài báo.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Tư duy hình học ở trẻ mẫu giáo lớn và HS đầu tiểu học Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, mọi sự vật, hiện tượng đềucó nội dung và hình thức của nó. Nội dung của Tư duy Toán học là những tư tưởngphản ánh hình dạng không gian và những quan hệ số lượng của thế giới hiện thực.Hình thức của Tư duy Toán học là khái niệm, phán đoán (tiên đề, định lý), suy96 Rèn luyện tư duy hình học cho trẻ mẫu giáo lớn và học sinh...luận, các quy tắc suy luận, các phương pháp xây dựng lý thuyết (phương pháp tiênđề và phương pháp kiến thiết). Chính vì lẽ đó mà việc nhận thức nội dung và hìnhthức của Tư duy Toán học nói chung và Tư duy Hình học nói riêng là một nhiệmvụ quan trọng của quá trình dạy học môn Toán. Tuy nhiên, tư duy không chỉ phảnánh bằng các khái niệm, các phán đoán hay suy luận. Tư duy ở trẻ mẫu giáo và đầubậc tiểu học có những đặc trưng riêng, trẻ học biểu tượng và tư duy trên các biểutượng, trên các hình ảnh (Tư duy trực quan). Mặt khác, Tư duy Hình học bao hàm sự thống nhất biện chứng giữa 2 mặt, đólà trí tưởng tượng không gian sinh động và tư duy logic chặt chẽ. Nếu sự thống nhấtnày bị phá vỡ thì thấy được mà không chứng minh được hoặc chứng minh được màkhông thấy được. Dưới góc độ này thì Tư duy Hình học ở trẻ mẫu giáo và tiểu họcchủ yếu về trí tưởng tượng không gian hơn là tư duy logic - trẻ chưa được học vềcấu trúc chặt chẽ của các khái niệm cũng như phương pháp tiên đề trong hình học.Chẳng hạn, trẻ có thể nhận biết hình này là hình vuông, hình kia là hình chữ nhậtnhưng không thể phát biểu mọi hình vuông cũng là hình chữ nhật. . . Nghiên cứu về Tư duy Hình học còn phải kể đến quan điểm của Van Hiele vềcác cấp độ Tư duy Hình học: Từ cấp độ hình ảnh, phân tích, suy luận không tườngminh, suy luận logic rồi đến hình học trừu tượng. Việc nhận thức hình hình học ởmột cấp độ phụ thuộc vào việc nhận thức hình học ở cấp độ trước đó, hình thànhbiểu tượng hình hình học ở những cấp độ đầu tiên có vai trò quan trọng trong việchình thành khái niệm sau này ở trẻ. Tiến trình đi từ cấp độ này lên cấp độ tiếp theophụ thuộc vào cách giáo dục nhiều hơn là phụ thuộc vào sự phát triển theo lứa tuổiở trẻ, nếu được hướng dẫn trẻ đầu tiểu học có thể đạt đến cấp độ 2. Trẻ ở mỗi cấpđộ sử dụng ngôn ngữ và mối quan hệ không gian riêng. Một quan hệ là đúng ở cấpđộ này nhưng lại có thể là không phù hợp ở cấp độ tiếp theo. Các nhà nghiên cứu chỉ ra nhiều năng lực khác nhau về tên gọi, về định nghĩacủa Tư duy Hình học như năng lực định hướng không gian, năng lực tưởng tượngkhông gian, năng lực hiểu biết quan hệ không gian và các năng lực tư duy chungnhư phân tích, tổng hợp, khái quát hóa,... Nhưng các tác giả đều thống nhất thànhphần chính của năng lực Tư duy Hình học phải kể đến là năng lực định hướng khônggian và năng lực tưởng tượng không gian. Có thể tóm lược cấu trúc của Tư duy Hình học ở sơ đồ sau: Thực tiễn cho thấy trẻ được học nhiều kiến thức về các yếu tố hình học nhưngkhả năng vận dụng kiến ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Rèn luyện tư duy hình học Tư duy hình học Trẻ mẫu giáo lớn Phát triển ngôn ngữ Trí thông minh không gian Nhà giáo dục ToánGợi ý tài liệu liên quan:
-
Kế hoạch chủ đề: Bé đi du lịch vui ghê
97 trang 336 0 0 -
Đề cương bài giảng học phần: Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non
69 trang 230 0 0 -
Tác phẩm văn học với một số phương pháp cho trẻ làm quen (In lần thứ 4): Phần 2
18 trang 132 0 0 -
Đề tài Phát triển ngôn ngữ thông qua một số trò chơi dân gian
75 trang 131 0 0 -
Giáo trình Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non: Phần 1 - Đinh Hồng Thái
88 trang 86 0 0 -
Ngôn ngữ ở bé (18-24 tháng tuổi)
3 trang 36 0 0 -
8 trang 32 0 0
-
9 trang 30 0 0
-
Nghiên cứu phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi: Phần 2
46 trang 29 0 0 -
Giáo án Phát triển ngôn ngữ: Đề tài - Dạy trẻ đóng kịch Cáo thỏ và gà trống
3 trang 28 0 0 -
6 trang 28 0 0
-
2 trang 25 0 0
-
Nghiên cứu phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi: Phần 1
79 trang 24 0 0 -
25 trang 22 0 0
-
Biện pháp phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn trong trường mầm non
5 trang 22 0 0 -
Kết quả nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội vào thực tiễn ở Việt Nam
4 trang 22 0 0 -
87 trang 21 0 0
-
Kế hoạch giảng dạy khối Lá - Chủ đề: Tết và Mùa xuân
3 trang 21 0 0 -
215 trang 20 0 0
-
Giáo án mầm non: Cây ngô - Thế giới thực vật
14 trang 20 0 0