Soạn văn 9: Bài thơ về Tiểu đội xe không kính
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Soạn văn 9: Bài thơ về Tiểu đội xe không kính Soạn văn 9: Bài thơ về tiểu đội xe không kính Soạn văn Bài thơ về tiểu đội xe không kính chi tiếtI. Tác giả- Phạm Tiến Duật (1941 - 2007) quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.- Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, Phạm TiếnDuật gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn.- Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thờichống Mĩ cứu nước.- Thơ ông tập trung thể hiện hình ảnh các người lính và cô gái thanh niên xungphong trên tuyến đường Trường Sơn.- Giọng thơ của Phạm Tiến Duật trẻ trung, sôi nổi, hồn nhiên, tinh nghịch màsâu sắc.- Phạm Tiến Duật được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuậtnăm 2001 và được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuậtnăm 2012.- Một số tác phẩm tiêu biểu: Vầng trăng quầng lửa (thơ, 1970) Ở hai đầu núi (thơ, 1981) Vầng trăng và những quầng lửa (thơ, 1983) Thơ một chặng đường (tập tuyển, 1994) Nhóm lửa (thơ, 1996) Tiếng bom và tiếng chuông chùa (trường ca, 1997)Website: Download.vn 1 Tuyển tập Phạm Tiến Duật (in xong đợt đầu ngày ngày 17 tháng 11 năm 2007, khi Phạm Tiến Duật đang ốm nặng). Vừa làm vừa ghi (tập tiểu luận, 2003)II. Tác phẩm1. Hoàn cảnh sáng tác- Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác năm 1969.- Bài thơ nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải nhất cuộc thi thơcủa báo Văn nghệ năm 1969, được đưa vào tập “Vầng trăng và quầng lửa”(1970).2. Bố cụcGồm 4 phần:- Phần 1: Từ đầu đến “Như sa như ùa vào buồng lái”. Tư thế hiên ngang củangười lính lái xe.- Phần 2: Tiếp theo đến “Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”. Tinh thần lạc quancủa người lính lái xe trước hoàn cảnh nguy hiểm, khó khăn.- Phần 3. Tiếp theo đến “Lại đi, lại đi trời xanh thêm”. Tình động đội của nhữngngười lính.- Phần 4. Còn lại. Lòng yêu nước, quyết tâm chiến đầu vì miền Nam, vì tổ quốc.III. Đọc - hiểu văn bản1. Tư thế hiên ngang của người lính lái xeWebsite: Download.vn 2- Câu thơ mở đầu: “Không có kính không phải vì xe không có kính” - điệp ngữ“không có… không… không có…” như muốn nhấn mạnh hình ảnh những chiếcxe không kính.- Các động từ mạnh “giật”, “rung” kết hợp với hình ảnh “bom” khắc họa sựkhốc liệt nơi chiến trường.=> Giải thích nguồn gốc của những chiếc xe không kính. Vốn là những chiếc xevận tải chở hàng hóa, đạn dược ra mặt trận, nhưng lại bị bom đạn của kẻ thù bắnphá nên kính xe vỡ đi trở thành những chiếc xe không kính.- Trước hoàn cảnh đó, tư thế của người lính lái xe: “Ung dung buồng lái tangồi/Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Cho thấy tư thế hiên ngang, chủ động sẵnsàng đối mặt với hiểm nguy. Trong mưa bom, bão đạn nhưng họ vẫn nhìn thẳngvề con đường phía trước.- Những chiếc xe không kính khiến cho những khó khăn càng thêm khắc nghiệthơn: Gió vào xoa mắt đắng: những chiếc xe không kính khiến cho bụi đường bay vào mắt - từ “đắng” được sử dụng theo lối ẩn dụ chuyển đổi cảm giác làm nổi bật sự khắc nghiệt về thể xác. Con đường chạy thẳng vào tim, sao trời, cánh chim. Tất cả như “sa”, “ùa” vào buồng lái. Không có kính khiến mội khoảng cách bị xóa bỏ. Nhưng người lính vẫn không sợ hãi mà hiên ngang đối mặt với mọi thứ.2. Tinh thần lạc quan của người lính lái xe trước hoàn cảnh nguy hiểm, khókhăn- Họ phải đối mặt với khó khăn khi chiếc xe không có kính, nhưng thái độ thậtthản nhiên như một điều bình thường: “ừ thì có bụi”, “ừ thì ướt áo”.Website: Download.vn 3- Cách nói “không có… ừ thì” cho thấy một thái độ sẵn sàng chấp nhận mọi khókhăn của người lính.- Hành động của người lính trước khó khăn: “phì phèo châm điếu thuốc”, “nhìnnhau mặt lấm cười ha ha” hay “gió lùa khô mau thôi”: cho thấy sự ngang tàngcũng như một tinh thần vui vẻ, yêu đời bất chấp những gian khổ phải đối mặt.3. Tình động đội của những người lính- Hình ảnh “những chiếc xe họp thành tiểu đội”: những chiếc xe từ trong mưabom, bão đạn đã tập hợp lại thành một tiểu đội xe không kính. Họ là nhữngđồng đội cùng chung một lý tưởng.- Họ “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”: chi tiết phản ánh chân thực tình cảmcủa người lính, qua cái bắt tay người lính tiếp thêm cho nhau sức mạnh, độnglực để tiếp tục những chặng đường phía trước.- “Bếp Hoàng Cầm dựng đứng giữa trời”: Cuộc chiến tranh khốc liệt khiến họphải dựng bếp ăn giữa trời, gợi nên một cuộc sống sinh hoạt hàng ngày vất vả.- “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”: Họ gắn bó giống như những ngườithân trong gia đình, gắn bó với nhau thân thiết như tình cảm ruột thịt. Giọng thơđầy hồn nhiên, vui vẻ.- Trên hành trình không ấy, họ chỉ có thể nghỉ ngơi trên những chiếc võng. Giấcngủ chập chờn không yên.- Nhữ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Soạn văn 9 Ngữ văn lớp 9 Tác phẩm Tiểu đội xe không kính Nhà thơ Phạm Tiến Duật Nghệ thuật của Tiểu đội xe không kínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
78 trang 96 0 0
-
3 trang 42 0 0
-
Soạn bài Số phận con người của Sô-lô-khốp
4 trang 39 0 0 -
Kiểm tra trắc nghiệm Ngữ văn 9
2 trang 31 0 0 -
Soạn bài Các vị la hán chùa Tây Phương
4 trang 28 0 0 -
Dàn bài phân tích đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
9 trang 26 0 0 -
Chuyên đề 3: Nguyễn Du và Truyện Kiều
4 trang 22 0 0 -
Văn mẫu lớp 9: Chứng minh văn học là nghệ thuật ngôn từ
8 trang 21 0 0 -
Tìm hiểu bài KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX
7 trang 21 0 0 -
Xây dựng chuẩn đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 9 môn Ngữ văn
6 trang 20 0 0 -
Tìm hiểu bài CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
3 trang 20 0 0 -
Đọc hiểu bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
5 trang 19 0 0 -
15 trang 19 0 0
-
TÌM HIỂU: 'VIỆT BẮC' CỦA TỐ HỮU
14 trang 19 0 0 -
Ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn (Ôn tập Ngữ văn 9)
134 trang 19 0 0 -
Chuyên đề 5: Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
4 trang 19 0 0 -
Phân tích bài Chuyện người con gái Nam Xương
5 trang 18 0 0 -
Phân tích bài thơ 'Lửa đèn' của Phạm Tiến Duật
6 trang 18 0 0 -
Chuyên đề Ngữ văn lớp 9: Tình mẫu tử
7 trang 18 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp thơ Phạm Tiến Duật
91 trang 18 0 0