Danh mục

Sự liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp khi thiết kế chương trình đào tạo

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 993.45 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này trình bày phương pháp xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn kiểm định ABET có sự tham gia của doanh nghiệp như một thành phần bắt buộc. ABET (Accreditation Board for Engineering and Technology) là một tổ chức chuyên kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo khối kỹ thuật, công nghệ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp khi thiết kế chương trình đào tạo LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… SỰ LIÊN KẾT GIỮA CƠ SỞ ĐÀO TẠO VÀ DOANH NGHIỆP KHI THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Phạm Văn Thành Nguyễn Công Thành Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng TÓM TẮT Chương trình đào tạo là một trong những yếu tố quan trọng trong việc quyết định chất lượng đào tạo cũng như tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm. Bài viết này sẽ trình bày phương pháp xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn kiểm định ABET có sự tham gia của doanh nghiệp như một thành phần bắt buộc. ABET (Accreditation Board for Engineering and Technology) là một tổ chức chuyên kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo khối kỹ thuật, công nghệ [1]. Những phần tiếp theo sẽ được trình bày về quá trình xây dựng chương trình đào tạo cho một ngành, quá trình thực hiện đào tạo và phát triển liên tục trong mối liên hệ giữa nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp. Các kết quả đạt được bước đầu cho thấy hoạt động đào tạo được cải thiện về nhiều mặt và tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp tăng lên đáng kể, thống kê năm 2018 cho thấy 79,5% sinh viên có việc làm phù hợp chuyên môn ngay trong tháng đầu tiên sau khi ra trường, 7% đăng ký học lên đại học trong và ngoài nước. 1. GIỚI THIỆU Chương trình đào tạo có thể ví như nội dung của “một bản hợp đồng đào tạo giữa nhà trường, người học và doanh nghiệp”. Ở đó, người học là sinh viên với mong muốn được học trong môi trường chuyên nghiệp, chương trình đào tạo sát thực tế và ra trường có việc làm với mức lương cao. Nhà trường thì tổ chức thực hiện đào tạo trong điều kiện hiện có của mình thông qua đội ngũ giảng viên với mong muốn cao nhất là có tỷ lệ cao sinh viên đạt được chuẩn đầu ra mà xã hội cần. Trong khi doanh nghiệp cần những sinh viên có khả năng tiếp cận công việc nhanh chóng để tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp cũng như khả năng phát triển nghề nghiệp về sau. Các cơ sở đào tạo và sinh viên đều có những nghĩa vụ và quyền lợi rất rõ ràng, trong khi trước đây các doanh nghiệp gần như không đóng góp gì nhưng lại hưởng lợi rất lớn từ nguồn sinh viên được đào tạo chuyên nghiệp. Trong thực tế có rất nhiều những ràng buộc khi xây dựng một chương tình đào tạo phải quan tâm. Có thể kể đến như chương trình khung, cơ sở vật chất của trường, đặc điểm vùng miền, nhu cầu của xã hội là gì? năng lực của người học, năng lực giảng viên, trình độ ngoại ngữ giảng viên, sinh viên… Theo ABET thì để xây dựng chương trình đào tạo cần thiết phải có thêm các tiêu chí như: mục tiêu chương trình đào tạo(*), chuẩn đầu ra sinh 64 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC viên(**), sự phát triển liên tục. Đặc biệt, mỗi chương trình có một ban tư vấn(***) đến từ các doanh nghiệp ở TP.HCM và các tỉnh lân cận. Trong khi đó, các bên liên quan(****) cũng tham gia vào quá trình làm chương trình. Vì vậy, các chuẩn đầu ra phải được các doanh nghiệp thừa nhận, đánh giá được thông qua các chỉ số đo lường, có quá trình phát triển liên tục để đánh giá quá trình chương trình đạo tạo và cải tiến theo định kỳ. 2. THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO GẮN VỚI VIỆC LÀM Để chương trình đào tạo có tính thực tế thì nó phải được xây dựng với sự góp ý của các thành phần liên quan những người đã, đang và sẽ tham gia thực hiện chương trình hoặc sử dụng nguồn nhân lực đã tốt nghiệp. Và rồi chương trình đào tạo cần phải được thực thi để đánh giá hiệu quả của nó. Mối quan hệ giữa người học, nhà trường và doanh nghiệp có thể được mô tả thông qua các hoạt động như hình sau: Hình 1. Các hoạt động diễn ra trong quá trình đào tạo [2] Mối liên kết trên sẽ được duy trì liên tục thông qua chương trình đào tạo nếu nó được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn kiểm định ABET. Bởi vì theo ABET thì có 8 tiêu chí phải được đáp ứng như sinh viên, mục tiêu chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra, cải tiến liên tục, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, sự hỗ trợ của nhà trường. Trong mục này trình bày phương pháp thiết lập mục tiêu chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra sinh viên, chương trình đào tạo. a) Thiết lập và hiệu chỉnh các mục tiêu chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra Đối với ABET khuyến khích xây dựng từ 2 đến 5 mục tiêu chương trình đào tạo cho 65 LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… một ngành kỹ thuật, công nghệ, đó cũng là những thước đo độ chuyên nghiệp trong nghề để sinh viên phấn đấu đạt được trong sự nghiệp của mình. Trong khi chuẩn đầu ra là những năng lực mà sin ...

Tài liệu được xem nhiều: