Danh mục

Tác động của hiệp định CPTPP đến thương mại điện tử của Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 488.35 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đối với những nước có trình độ phát triển như Việt Nam thì việc tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới là cơ hội để rà soát, điều chỉnh các quy định tiệm cận hơn với xu hướng thương mại quốc tế hiện đại, trong đó có lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT). Bài viết dưới đây phân tích tác động của hiệp định CPTPP đối với lĩnh vực thương mại điện tử của Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 cũng như đưa ra một số kiến nghị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của hiệp định CPTPP đến thương mại điện tử của Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP ĐẾN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ths. Trần Kim Anh Trƣờng Đại học Thƣơng mại Tóm lược: Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế nhờ vào việc đẩy mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, tích cực tham gia mạng ưới các hiệp định thương mại tự do đa tầng, đặc biệt là tham gia nhiều các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có thể kể đến Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Bên cạnh đó sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng đặt ra cho Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức. Bài viết dưới đây phân tích tác động của hiệp định CPTPP đối với ĩnh vực thương mại điện tử của Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 cũng như đưa ra một số kiến nghị. Từ khóa: CPTPP, CMCN 4.0, FTA thế hệ mới, Thương mại điện tử. 1. Đặt vấn đề Đối với những nước có trình độ phát triển như Việt Nam thì việc tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới là cơ hội để rà soát, điều chỉnh các quy định tiệm cận hơn với xu hướng thương mại quốc tế hiện đại, trong đó có lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT). Cùng với xu hướng cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), kinh tế số là yếu tố quan trọng tác động ảnh hưởng lớn đến đời sống, xã hội và cơ cấu của nền kinh tế. Thương mại dần được toàn cầu hóa; công nghệ cao và các mô hình kinh doanh mới ngày càng phát triển. Thị trường TMĐT vì thế cũng được mở rộng, mô hình TMĐT ngày càng đổi mới, các chuỗi cung ứng truyền thống với sự hỗ trợ của sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin trở thành chuỗi cung ứng thông minh, đem lại hiệu quả cho nền kinh tế số nói chung cũng như TMĐT nói riêng. Xây dựng những chiến lược, kế hoạch hành động để tận dụng cơ hội và xử l thách thức từ CPTPP và CMCN 4.0 đến TMĐT sẽ giúp cho Việt Nam nắm bắt được các cơ hội từ các thách thức, từ đó đẩy mạnh phát triển TMĐT. Với góc nhìn ấy, bài viết tập trung phân tích tác động của hiệp định CPTPP đến TMĐT ở Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0. Ngoài phần đặt vấn đề, nội dung bài viết gồm có 3 phần chính. Phần 2 trình bày tóm tắt phương pháp nghiên cứu và một số cơ sở l luận về FTA thế hệ mới, nội dung về TMĐT trong hiệp định CPTPP, CMCN 4.0. Phần 3 đánh giá tác động của việc thực hiện CPTPP đối với TMĐT ở Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0. Trên cơ sở đó, phần 4 đề ra một số kiến nghị để thực hiện hiệu quả CPTPP đến TMĐT trong bối cảnh CMCN 4.0. 626 2. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu a. Cơ sở lý luận Thuật ngữ ―Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới‖ được sử dụng để chỉ các FTA với những cam kết sâu rộng và toàn diện, bao hàm những cam kết về tự do thương mại hàng hóa và dịch vụ như các ―FTA truyền thống‖; mức độ cam kết sâu nhất (cắt giảm thuế gần như về 0%, có thể có lộ trình); có cơ chế thực thi chặt chẽ và hơn thế, nó bao hàm cả những lĩnh vực được coi là ―phi truyền thống‖ như: Lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ, minh bạch hóa, cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư… Việt Nam hiện nay đã tham gia một số FTA thế hệ mới, trong đó nổi bật là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) – EVFTA. Trong CPTPP, TMĐT là một trong những lĩnh vực có nhiều cam kết đáng chú theo hướng mở cửa thị trường của Việt Nam cao hơn cam kết WTO. VCCI (2016) tóm tắt nội dung Chương TMĐT của CPTPP tập trung vào 3 nhóm chính: (i) Nhóm các cam kết iên quan tới chính sách đối với TMĐT; (ii) Nhóm các cam kết iên quan tới bảo vệ người tiêu dùng; (iii) Nhóm các cam kết về tôn trọng tự do của các chủ thể tham gia TMĐT. Những cam kết này đặt ra giới hạn đối với quản l Nhà nước, bảo đảm cạnh tranh và minh bạch của thị trường. Vì vậy, CPTPP được dự báo sẽ có tác động đáng kể đến tương lai của TMĐT Việt Nam. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay còn gọi là công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) là khái niệm được sử dụng lần đầu tiên ở Đức vào năm 2011. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc cách mạng công nghiệp này đã xuất hiện từ giữa thế kỷ 20, được phát triển trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3. Hiện nay, cuộc cách mạng đang ở giai đoạn đầu trong quá trình phát triển với đặc trưng kết hợp công nghệ trong các lĩnh vực vật l , số hóa và sinh học (Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, 2016). Công nghiệp 4.0 được dự báo là có sự phát triển nhanh chóng và vượt trội, do đó, các quốc gia trên thế giới đã có nhiều sự quan tâm và đánh giá tác động của nó trên mọi lĩnh vực, trong đó, Witkowski (2017) đã chỉ ra sự quan trọng của cuộc cách mạng này trong việc phát triển Logistic và quản trị chuỗi cung ứng. Như vậy, tác động của hiệp định CPTPP đến TMĐT trong bối cảnh CMCN4.0 đặt ra nhiều vấn đề cũng như tạo ra nhiều cơ hội và không ít các thách thức đối với Việt Nam. b. Phương pháp nghiên cứu Về phương pháp nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp các tài liệu, lý luận khác nhau về hiệp định CPTPP cũng như tác động của hiệp định này đến mọi lĩnh vực trong đó có TMĐT. Tác giả dựa vào Cẩm nang doanh nghiệp: Tóm lược Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2016), Văn kiện Hiệp định CPTPP và các tóm tắt của Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI nhằm đánh giá tác động của Hiệp định CPTPP đến TMĐT, đồng thời tác giả thu thập và phân tích các số liệu về TMĐT từ các công bố của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam trên cơ sở đó đánh giá một số vấn đề mà TMĐT ở Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng một khi các cam kết 627 trong h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: