Tài liệu phổ biến kiến thức bệnh uốn ván cung cấp cho người đọc các kiến thức: Lịch sử bệnh uốn ván và những vấn đề nổi bật hiện nay, tình hình bệnh uốn ván hiện nay, cơ chế gây bệnh của vi khuẩn uốn ván, biểu hiện lâm sàng của bệnh uốn ván, chuẩn đoán bệnh Uốn ván, điều trị bệnh uốn ván,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu phổ biến kiến thức bệnh uốn ván Ths BSCKII Nguyễn Hồng Hà Ths BS Nguyễn Quốc Thái Tài liệu phổ biến kiến thứcBỆNH UỐN VÁNViện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia HÀ NỘI tháng 3 - 20081. Lịch sử bệnh uốn ván và những vấn đề nổi bật hiện nayUốn ván [UV] được mô tả rất sớm trong lịch sử y học ở Ai Cập, Trung Hoavà Hy Lạp với đặc trưng cứng hàm và co cứng cơ có liên quan đến vết thương[22]. Các tác phNm của Hippocrates đã nói nhiều đến UV [42], trong đó cómột số điểm tiên lượng như “bệnh nhân co giật do UV chết trong vòng 4ngày, nếu qua được thì sẽ hồi phục” (Cách ngôn, V.6), hoặc “UV xuất hiệntrên nền bỏng nặng thì diễn biến xấu” (Cách ngôn, VII.13). Diện mạo lâmsàng sinh động của bệnh được Aretaeus xứ Cappadocia ghi chép vào thế kỉthứ hai: “Một tai ương man rợ! Một cảnh tượng khó coi! Một cảnh gây đớnđau cho đến cả người chứng kiến, một bệnh nan y! Nhờ vào sự xoắn vặn mànhững thân bằng yêu quí nhất chẳng nhận ra, và bởi sự nguyện cầu của nhữngngười mục kích, trước đây vốn được cho là không ngoan đạo, nay trở nên tửtế, thế là bệnh nhân có thể từ giã cõi đời, hoặc giải thoát khỏi đớn đau vànhững tội lỗi xấu xa đeo đẳng. Nhưng ngay cả người thày thuốc, dù cho cóđến và xem bệnh cũng không thể giúp ích gì thêm, ví như duy trì cuộc sống,giảm đau hoặc làm cho đỡ dị hình. Vì nếu muốn làm thẳng chi, ông ta chỉ cóthể cắt và bẻ chi của người đang sống. Rồi, với những người bị căn bệnh nàychế ngự, ông ta chỉ có thể bày tỏ niềm cảm thông. Đây là điều bất hạnh lớnnhất của người thầy thuốc.” [17]. Sau đó Galen đã để ý rằng cắt dây thần kinhlàm ngừng co giật UV nhưng gây liệt bộ phận được chi phối [22].Nền y học Trung Hoa ngay từ thời Tiên Tần đã có những mô tả chi tiết vềbệnh UV. Trong cuốn sách được coi là cổ nhất của nền y học cổ truyền TrungQuốc, sách “Ngũ thập nhị bệnh phương” được khai quật từ mộ thời Hán ở MãVương Đôi, bệnh được gọi tên là “thương kinh” và cuốn sách này đã có tới 6phương thuốc để điều trị căn bệnh này. Đến thời Tuỳ Đường, lần đầu tiêntrong cuốn sách “Lý thương tục đoạn phương” của Lạn Đạo Nhân, bệnh được 1mô tả kỹ hơn dưới tên gọi “phá thương phong” vẫn còn được dùng cho tớingày nay [82].Vào thế kỉ XIV, nhà phẫu thuật người Anh tên là John of Arderne (1307-1380) mô tả một trường hợp UV với cứng hàm (“chuột rút má”) sau vếtthương làm vườn 11 ngày [22]. Đến thế kỉ XVIII, UV được cho là hậu quảcủa tổn thương thần kinh. Người ta vẫn còn lẫn giữa UV toàn thể với độngkinh [22]. Hình 1. Minh họa một bệnh nhân uốn ván của Charles Bell năm 1809 [22]UV sơ sinh được gọi là “bệnh bảy ngày” ở Mĩ, “bệnh ngày thứ tám” ở Ấn Độvà “cơn chín ngày” ở Dublin. Năm 1846, Sims đưa ra giả thuyết “sung huyết”về UV sơ sinh. Ông cho rằng đặt đứa trẻ nằm ngửa sẽ ép chNm và gây tắc tĩnhmạch tủy. Beumer xác định rốn là đường vào của UV năm 1887 [19].Cho đến đầu thế kỉ XIX, người ta vẫn chữa UV bằng các liệu pháp tưởngtượng hơn là có ích thực sự. Họ có thể cho đỉa hút máu, trích máu tĩnh mạch,cắt cụt, dùng acid hydrocyanic, phụ tử, gây nôn với ipecac. Năm 1811 đã cógợi ý rằng dùng cura kèm theo hô hấp nhân tạo là có lợi trong UV. Cách nàyđược dùng trên động vật năm 1835, và trên người năm 1858 nhưng khôngthành công do thuốc dùng ở dạng chế phNm thô và thiếu toàn bộ kiến thức vềsinh lí học hô hấp. Những bài học về thở máy kéo dài thu được trong dịch bại 2liệt những năm 1950 cuối cùng đã làm cho điều trị bằng thuốc giãn cơ trở nênkhả thi [56]. Năm 1829, Ceroli đã mô tả dùng morphin điều trị UV. Năm1861, Hutchinson và Jackson đã báo cáo dùng ether trong UV [22]. Năm1872, Rose mô tả UV thể đầu với liệt mặt [15]. Antonio Carle và GiorgioRattone chứng tỏ khả năng truyền nhiễm của UV trên thỏ thực nghiệm năm1884 [87]. Cũng trong năm này, Arthur Nicolaier báo cáo về một độc tố tácdụng giống strychnin chiết từ vi khuNn kị khí trong đất, chứng minh vai tròcủa đất trong bệnh sinh UV. Dù nhìn thấy vi khuNn này, ông vẫn không thểphân lập được nó [54]. Tuy nhiên chỉ trước đó 5 năm, trên báo chí y học vẫncòn có người cho rằng tổn thương do kim chọc vào dây thần kinh gây nên UV[77]. Năm 1887, Rosenbach mô tả một trực khuNn có đầu tận chứa bào tử trònở trong mủ lấy từ người, UV xuất hiện khi tiêm dịch tiết mủ này cho động vật[87]. Năm 1888, trong cuốn sách giáo khoa của mình, Sir William Gowers đãmô tả hoàn toàn chính xác bệnh cảnh điển hình của UV: “UV là một bệnh củahệ thần kinh có đặc điểm co cứng tăng trương lực kéo dài với các cơn kịchphát ngắn. Co cứng gần như luôn bắt đầu từ cơ cổ và hàm gây khít chặt hàm(trimus – cứng hàm) và bị các cơ ở thân mình nhiều hơn ở chi. Khởi phátbệnh luôn cấp tính, và một tỉ lệ lớn những người bị bệnh phải tử vong”. Ôngcũng đã nhận thấy có tới 20% bệnh nhân UV không liên quan ...