Danh mục

Thành phần loài chim ở vườn quốc gia Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 501.12 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng thành phần loài chim ở khu vực nghiên cứu, tạo lập cơ sở khoa học cho quản lý bảo tồn khu hệ chim, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát về thành phần loài chim ở vườn quốc gia Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành phần loài chim ở vườn quốc gia Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định. HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 THÀNH PHẦN LOÀI CHIM Ở VƢỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ, TỈNH NAM ĐỊNH Ngô Xuân Tường1,2, Cao Thị Minh Châu3 1 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và C ng nghệ Việt Nam 2 Học viện Khoa học và C ng nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và C ng nghệ Việt Nam 3 Trường Cao đẳng C ng nghiệp Hưng Yên Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thuỷ thuộc huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định, được thành lập theo Quyết định Số 01/TTg ngày 2/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm bảo vệ các loài chim nước di cư. Đây là khu đất ngập nước đã được Chính phủ đề cử là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam, ngày 6/8/1988 (Anon. 1993). Văn phòng Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (Công ước Ramsar) đã chính thức công nhận Xuân Thuỷ là một khu Ramsar, ngày 20/9/1988, với diện tích 12.000 ha (Ramsar 2000). Năm 2004, công trình nghiên cứu “Danh lục các loài chim ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ” do BirdLife International tại Đông Dương và Ban quản lý VQG Xuân Thuỷ thực hiện. Công trình này đã ghi nhận ở VQG Xuân Thuỷ có 219 loài chim thuộc 41 họ và 11 bộ. Trong đó, đã ghi nhận được 18 loài chim quan trọng và tình trạng của chúng tại VQG Xuân Thuỷ. Năm 2006, trong báo cáo “Bảo tồn các vùng đất ngập nước trọng yếu ở đồng bằng Bắc Bộ: Đánh giá lại các vùng chim quan trọng sau mười năm” của Chương trinhg BirdLife Quốc tế tại Việt Nam đã xác định VQG Xuân Thuỷ là một trong 6 vùng chim quan trọng của các vùng đất ngập nước trọng yếu ở đồng bằng Bắc Bộ. Trong đó, đã ghi nhận được hơn 20.000 cá thể chim nước trong các đợt khảo sát vào các năm 1988 và 1994 (Scot (ed.) 1989, Pedersen et al. 1998); vào mùa xuân năm 1996 ước tính có khoảng 33.000 chim ven bờ đã ghé qua vùng chim quan trọng này (Pedersen và Nguyễn Huy Thắng, 1996). Đáng chú ý, Xuân Thuỷ là nơi cư trú thường xuyên của một số loài đang hoặc gần bị đe doạ tuyệt chủng trên toàn cầu, như: Cò thìa Platalea minor, Mòng bể mỏ ngắn Larus saundersi, Choắt lớn mỏ vàng Tringa guttifer, Rẽ mỏ thìa Eurynorhynchus pygmeus, Choắt chân màng lớn Limnodromus semipalmatus,… Năm 2009, trong cuốn sách “Chim Vườn quốc gia Xuân Thuỷ” của tập thể cán bộ kỹ thuật của VQG Xuân Thuỷ cùng với văn phòng Corin-Asia tại Việt Nam và các chuyên gia phối hợp biên tập và hoàn thiện, đã mô tả đặc điểm nhận dạng, sinh cảnh sống, điểm quan sát và tình trạng ghi nhận của 214 loài chim ở VQG Xuân Thuỷ. Nhằm đánh giá hiện trạng thành phần loài chim ở khu vực nghiên cứu, tạo lập cơ sở khoa học cho quản lý bảo tồn khu hệ chim, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát về thành phần loài chim ở VQG Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian và địa điểm Đã có 4 đợt khảo sát thực địa được tiến hành từ năm 2013-2016. Cụ thể năm 2013 tiến hành 2 đợt khảo sát vào tháng 7 và 12; năm 2014 tiến hành một đợt khảo sát vào tháng 4; năm 2016 tiến hành một đợt khảo sát vào tháng 6. Đã tiến hành điều tra khảo sát khu hệ chim ở 9 điểm khảo sát thuộc vùng lõi và vùng đệm của VQG Xuân Thuỷ. Địa điểm khảo sát chim ở VQG Xuân Thủy được ghi chi tiết trong bảng 1. 513. TIỂU BAN KHU HỆ ĐỘNG VẬT - THỰC VẬT Bảng 1 Địa điểm khảo sát chim tại VQG Xuân Thủy STT Địa điểm khảo sát Tọa độ Dạng sinh cảnh Khu vực Cồn Ngạn, xã Giao An o 20.244 N/ Rừng ngập mặn; đầm nuôi 1 106.571oE thủy sản 2 Khu vực Cồn Xanh, xã Giao An 20.237oN/ Cồn cát; khu vực nuôi ngao 106.598oE của dân địa phương 3 Khu vực đầu Cồn Lu (Trạm Biên 20.248oN/ Rừng phi lao ven biển; rừng phòng), xã Giao Thiện 106.578oE ngập mặn 4 Khu vực vùng đệm, xã Giao An ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: