Danh mục

Thời cơ của thanh toán trực tuyến

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 138.04 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thanh toán trực tuyến (TTTT) trong thương mại điện tử (TMĐT) là một khái niệm tuy không mới nhưng chưa phổ biến do nhiều yếu tố : thói quen người dùng, hệ thống cơ sở hạ tầng…. Tại một diễn đàn về TMĐT được tổ chức tại Hà Nội tháng 3 vừa qua, có nhiều ý kiến cho rằng, thời cơ cho TTTT đã chín muồi. Hạ tầng, chính sách đã sẵn sàng Nói đến TTTT người ta hay nhắc đến cơ sở hạ tầng vì đối với TTTT, Internet và viễn thông được ví như huyết mạch giao thông...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thời cơ của thanh toán trực tuyến Thời cơ của thanh toán trực tuyến Thanh toán trực tuyến (TTTT) trong thương mại điện tử (TMĐT) là một kháiniệm tuy không mới nhưng chưa phổ biến do nhiều yếu tố : thói quen người dùng, hệthống cơ sở hạ tầng…. Tại một diễn đàn về TMĐT được tổ chức tại Hà Nội tháng 3vừa qua, có nhiều ý kiến cho rằng, thời cơ cho TTTT đã chín muồi. Hạ tầng, chính sách đã sẵn sàng Nói đến TTTT người ta hay nhắc đến cơ sở hạ tầng vì đối với TTTT, Internetvà viễn thông được ví như huyết mạch giao thông của một quốc gia. Với năng lực vàthực tế triển khai của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này trong thời gian qua có thểnói, hạ tầng Internet và viễn thông ở Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầucủa TTTT. Hiện cáp ADSL đã được kết nối đến tận các xã; các công ty viễn thông diđộng cũng đã phủ sóng khắp 63 tỉnh, thành, thậm chí ra cả đảo xa. Một số công nghệcao như Wimax, 3G đang được các công ty Internet, viễn thông thử nghiệm và sẽ đưavào khai thác trong tương lai gần. Không những thế, với tỷ lệ thuê bao Internet và viễnthông lớn như hiện nay (48 thuê bao ĐTDĐ/100 dân và 24 thuê bao Internet/100 dân),Việt Nam là một thị trường TTTT hấp dẫn. Về chính sách, TTTT cũng nhận được sự quan tâm của các cơ quan chức năngthể hiện qua Nghị Định 92 về TT không dùng tiền mặt, các nghị định về chữ ký số vàdịch vụ chữ ký số, Internet… Bộ TTTT còn thành lập 2 tổ chức là trung tâm ChứngThực Số Quốc Gia và trung tâm Ứng Cứu Khẩn Cấp Máy Tính Việt Nam để khắcphục các sự cố. Bắt kịp thời cơ của TMĐT, rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ (DV) TTTT rađời như Paynet, Payoo, MobiVi, Vietpay, Onepay… Ngay cả các ngân hàng cũngtham gia vào thị trường này với nhiều DV TT qua Internet, qua ĐTDĐ. Tập đoàn TThàng đầu thế giới Master Card mới đây cũng đã ký hợp tác với liên minh thẻSmartlink, cho ra đời Cổng TT Smartlink - Master Card cho phép các chủ thẻ nội địacủa các ngân hàng thành viên Smartlink thực hiện TTTT với các website bán hàngbằng các loại thẻ quốc tế thông dụng như Visa, MasterCard, American Express, JCB,Diners Club. Những tín hiệu trên cho thấy sự hấp dẫn của thị trường TTTT. Tuy nhiên, đểTTTT thực sự không còn là rào cản của TMĐT thì vẫn còn nhiều việc cần tháo gỡ. XU HƯỚNG THANH TOÁN DI ĐỘNG Theo báo cáo của Frost & Sullivan thì doanh thu DV thương mại di động toàncầu năm 2008 đạt mức 60 tỷ USD, tăng 50% so với năm 2007. Dự báo đến năm 2009doanh thu thương mại di động sẽ đạt mức 80 tỷ USD, trong đó riêng khu vực châu Áchiếm 1/3. TTTT gồm nhiều hình thức như: TT qua thẻ, Internet, điện thoại di động(ĐTDĐ), tại các POS (Points of Sale - điểm bán lẻ)… Trong đó, TT trên ĐTDĐ làhình thức khá phổ biến ở các nước đang phát triển. Đây cũng là xu hướng đang hìnhthành tại Việt Nam. Trong khi ở các nước phát triển, người dân đã quen với thẻ tíndụng thì ở Việt Nam, rất ít người dân có thẻ tín dụng (phân biệt với thẻ ATM). Trongkhi đó, số lượng người sử dụng ĐTDĐ ở Việt Nam rất cao (hơn 40 triệu thuê bao,chiếm 45% dân số). Thêm vào đó, ĐTDĐ ngày càng có nhiều tính năng. Đây là lý dođể nhiều nhà cung cấp DV TTTT nhắm đến thị trường này. Ngoài các lý do về thói quen tiêu dùng và tiềm năng của thị trường TT quaĐTDĐ ở Việt Nam thì xu hướng phát triển TMĐT trên thế giới hiện nay cũng đangchuyển từ e-commerce (TMĐT) sang m-commerce (thương mại trên ĐTDĐ). Nhiềunhà cung cấp DV viễn thông trong nước cũng đang chạy đua để phát triển ĐTDĐthành phương tiện TT mới. Ông Tống Việt Trung, phó tổng giám đốc Viettel cho biết:DV TT di động được dự báo sẽ trở thành phương thức TT chính trong tương lai. Vàông Trung lý giải: Điều này do tính phổ cập của DV; tính di động và khả năng kết nốiở mọi lúc mọi nơi; khả năng kết nối dễ dàng và dễ kiểm chứng với các hệ thống ngânhàng với các hệ thống thanh toán khác. Ngoài ra, giải pháp TT qua di động có tính khảthi cao do chi phí cho việc triển khai thấp và tính bảo mật cao khi ứng dụng nhiềucông nghệ mới như USSD, DSTK. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là hầu hết các giao dịch trực tuyến hiện naychỉ mới dừng lại ở việc mua thẻ trả trước cho tài khoản di động, TT tiền điện, nướchàng tháng. Để mở đường cho DV TTTT, mạng di động Viettel, MobiFone đã triểnkhai DV TT cước trả sau bằng thẻ trả trước, DV chuyển tiền giữa các thuê bao diđộng, DV mua thẻ trả trước qua điện thoại… Mạng Viettel cũng đang phối hợp vớiSmartlink để nghiên cứu và thử nghiệm DV TT trên điện thoại di động hướng đến việccung cấp DV cho đối tượng khách hàng chưa có tài khoản tại ngân hàng. Còn vướng nhiều khâu Đây là nhận định chung của nhiều website bán hàng qua mạng. Ông PhùngMinh Bảo, giám đốc điều hành website Vietco cho biết trang web này đã áp dụng khánhiều hình thức TTTT như thu tiền qua SMS, ví điện tử Payoo… nhưng cho đến giờvẫn chủ yếu là nơi cung cấp thông tin cho khách hàng tham khảo, số lượng giao dịchcó TT trực tuyến chiếm tỉ lệ rất ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: