Thử thách sức bật của dịch vụ nội dung
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 98.69 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Quy mô ngành, bao giờ?
Trong chặng đường đầu tiên phát triển, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đa số chưa đủ năng lực về thị trường, tài chính lẫn công nghệ, việc chỉ nhắm vào doanh thu ở “tầm ngắn” là tất yếu, vì thế chỉ đưa ra thị trường những sản phẩm giá trị gia tăng thấp. Điều này thể hiện qua sự chênh lệch trong tỷ lệ đầu tư vào các lĩnh vực nội dung: trò chơi trực tuyến chiếm 25%, tin nhắn trên điện thoại di động 29%, trong khi những lĩnh vực then chốt và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thử thách sức bật của dịch vụ nội dung Thử thách sức bật của dịch vụ nội dung Quy mô ngành, bao giờ? Trong chặng đường đầu tiên phát triển, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đa số chưa đủ năng lực về thị trường, tài chính lẫn công nghệ, việc chỉ nhắm vào doanh thu ở “tầm ngắn” là tất yếu, vì thế chỉ đưa ra thị trường những sản phẩm giá trị gia tăng thấp. Điều này thể hiện qua sự chênh lệch trong tỷ lệ đầu tư vào các lĩnh vực nội dung: trò chơi trực tuyến chiếm 25%, tin nhắn trên điện thoại di động 29%, trong khi những lĩnh vực then chốt và mang tính phổ cập xã hội như giáo dục, y tế điện tử, kho dữ liệu số… còn khá mờ nhạt. Mặt khác, một yếu tố quan trọng kích thích dịch vụ nội dung phát triển là thương mại điện tử thì đến nay vẫn tăng trưởng chưa đáng kể. Các chuyên gia ước tính doanh thu từ thị trường dịch vụ nội dung Việt Nam năm 2009 đạt 2.500 tỷ đồng, trong đó 1.200 tỷ đồng từ trò chơi trực tuyến, 1.000 tỷ đồng từ dịch vụ gia tăng trên thiết bị di động và khoảng 300 tỷ đồng từ quảng cáo trực tuyến. Sự tăng trưởng của quảng cáo trực tuyến chậm là do nhiều yếu tố, nhưng đây là điều kiện “kìm chân” nội dung số phát triển. Ông Lê Hồng Minh, Tổng giám đốc VinaGamne, cho rằng nhận định về việc dịch vụ nội dung số phát triển phiến diện thời gian qua là không hoàn toàn chính xác. Thực tế cho thấy, ngành không chỉ có trò chơi và các dịch vụ tin nhắn, mà người sử dụng đã tiếp cận với các trang tin, báo điện tử, e-mail, chat… từ rất sớm. Các cuộc khảo sát cho thấy chỉ khoảng 40% người sử dụng Internet tham gia trò chơi trực tuyến. Theo ông Minh, sở dĩ có ý kiến như vậy là vì trò chơi trực tuyến và tin nhắn là hai dịch vụ “hái ra tiền” trên Internet hiện tại, trong khi người sử dụng rất khó trả tiền để đọc tin trực tuyến hay e-mail, chat, mặc dù số người sử dụng các dịch vụ này nhiều gấp nhiều lần số người chơi trò chơi. So với cách đây năm năm thì hiện đã có nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường và phát triển khá đồng bộ trên nhiều lĩnh vực từ trò chơi trực tuyến, blog, nhạc số, xem phim, mạng xã hội, web chia sẻ video cho đến mua bán, học tập trực tuyến… Gần đây nhất thị trường chứng kiến các lĩnh vực mới ra đời như thanh toán trung gian, tiếp thị trực tuyến…, là kết quả của quá trình phát triển nội dung trên thị trường. Khác với giai đoạn khoảng năm năm trước, đa số doanh nghiệp trong lĩnh vực này có quy mô nhỏ lẻ, những năm gần đây, các “đại gia” bắt đầu nhảy vào đầu tư, khai thác đa dạng các dịch vụ nội dung. Dù được xem “chưa hái ra tiền”, nhưng hầu hết các tập đoàn viễn thông - CNTT hoặc những nhà đầu tư, công ty tài chính đang đứng đằng sau các dịch vụ gia tăng trên môi trường Internet. Có thể kể đến FPT, VCCorp, VinaGame, Vega Corp, VnMobile, Naiscorp, Viettel, VNPT… Họ bộc lộ rõ tham vọng tạo ra chuỗi dịch vụ để khai thác giá trị tài nguyên của cộng đồng trên Internet từ tán gẫu, mạng xã hội, học tập… cho đến các chương trình truyền hình số và các dịch vụ đa phương tiện khác. IDG Ventures Vietnam đã “bành trướng” vào hầu hết các dịch vụ nội dung bằng cách đầu tư vào các công ty nhỏ hoặc các ý tưởng có triển vọng với tham vọng tạo lập một chuỗi dịch vụ để “thâu tóm” cơ sở dữ liệu của cộng đồng, tạo ra nguồn tài nguyên có giá trị phục vụ cho kinh doanh. Những khoản đầu tư của các tập đoàn lớn vào lĩnh vực này hiện chưa mang lại nguồn doanh thu lớn, nhưng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy toàn ngành phát triển về quy mô và có chiều sâu hơn, sau một giai đoạn dài “tập tành” trên thị trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thử thách sức bật của dịch vụ nội dung Thử thách sức bật của dịch vụ nội dung Quy mô ngành, bao giờ? Trong chặng đường đầu tiên phát triển, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đa số chưa đủ năng lực về thị trường, tài chính lẫn công nghệ, việc chỉ nhắm vào doanh thu ở “tầm ngắn” là tất yếu, vì thế chỉ đưa ra thị trường những sản phẩm giá trị gia tăng thấp. Điều này thể hiện qua sự chênh lệch trong tỷ lệ đầu tư vào các lĩnh vực nội dung: trò chơi trực tuyến chiếm 25%, tin nhắn trên điện thoại di động 29%, trong khi những lĩnh vực then chốt và mang tính phổ cập xã hội như giáo dục, y tế điện tử, kho dữ liệu số… còn khá mờ nhạt. Mặt khác, một yếu tố quan trọng kích thích dịch vụ nội dung phát triển là thương mại điện tử thì đến nay vẫn tăng trưởng chưa đáng kể. Các chuyên gia ước tính doanh thu từ thị trường dịch vụ nội dung Việt Nam năm 2009 đạt 2.500 tỷ đồng, trong đó 1.200 tỷ đồng từ trò chơi trực tuyến, 1.000 tỷ đồng từ dịch vụ gia tăng trên thiết bị di động và khoảng 300 tỷ đồng từ quảng cáo trực tuyến. Sự tăng trưởng của quảng cáo trực tuyến chậm là do nhiều yếu tố, nhưng đây là điều kiện “kìm chân” nội dung số phát triển. Ông Lê Hồng Minh, Tổng giám đốc VinaGamne, cho rằng nhận định về việc dịch vụ nội dung số phát triển phiến diện thời gian qua là không hoàn toàn chính xác. Thực tế cho thấy, ngành không chỉ có trò chơi và các dịch vụ tin nhắn, mà người sử dụng đã tiếp cận với các trang tin, báo điện tử, e-mail, chat… từ rất sớm. Các cuộc khảo sát cho thấy chỉ khoảng 40% người sử dụng Internet tham gia trò chơi trực tuyến. Theo ông Minh, sở dĩ có ý kiến như vậy là vì trò chơi trực tuyến và tin nhắn là hai dịch vụ “hái ra tiền” trên Internet hiện tại, trong khi người sử dụng rất khó trả tiền để đọc tin trực tuyến hay e-mail, chat, mặc dù số người sử dụng các dịch vụ này nhiều gấp nhiều lần số người chơi trò chơi. So với cách đây năm năm thì hiện đã có nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường và phát triển khá đồng bộ trên nhiều lĩnh vực từ trò chơi trực tuyến, blog, nhạc số, xem phim, mạng xã hội, web chia sẻ video cho đến mua bán, học tập trực tuyến… Gần đây nhất thị trường chứng kiến các lĩnh vực mới ra đời như thanh toán trung gian, tiếp thị trực tuyến…, là kết quả của quá trình phát triển nội dung trên thị trường. Khác với giai đoạn khoảng năm năm trước, đa số doanh nghiệp trong lĩnh vực này có quy mô nhỏ lẻ, những năm gần đây, các “đại gia” bắt đầu nhảy vào đầu tư, khai thác đa dạng các dịch vụ nội dung. Dù được xem “chưa hái ra tiền”, nhưng hầu hết các tập đoàn viễn thông - CNTT hoặc những nhà đầu tư, công ty tài chính đang đứng đằng sau các dịch vụ gia tăng trên môi trường Internet. Có thể kể đến FPT, VCCorp, VinaGame, Vega Corp, VnMobile, Naiscorp, Viettel, VNPT… Họ bộc lộ rõ tham vọng tạo ra chuỗi dịch vụ để khai thác giá trị tài nguyên của cộng đồng trên Internet từ tán gẫu, mạng xã hội, học tập… cho đến các chương trình truyền hình số và các dịch vụ đa phương tiện khác. IDG Ventures Vietnam đã “bành trướng” vào hầu hết các dịch vụ nội dung bằng cách đầu tư vào các công ty nhỏ hoặc các ý tưởng có triển vọng với tham vọng tạo lập một chuỗi dịch vụ để “thâu tóm” cơ sở dữ liệu của cộng đồng, tạo ra nguồn tài nguyên có giá trị phục vụ cho kinh doanh. Những khoản đầu tư của các tập đoàn lớn vào lĩnh vực này hiện chưa mang lại nguồn doanh thu lớn, nhưng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy toàn ngành phát triển về quy mô và có chiều sâu hơn, sau một giai đoạn dài “tập tành” trên thị trường.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nội dung số tiếp thị bán hàng thương mại điện tử tiếp thị online internet marketing nội dung tiếp thị số Việt namGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 817 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử Momo
6 trang 553 10 0 -
Bài giảng Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử - PGS.TS Nguyễn Văn Minh
249 trang 520 9 0 -
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 487 9 0 -
6 trang 460 7 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử: Phần 1 - TS. Ao Thu Hoài
102 trang 390 7 0 -
7 trang 351 2 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên)
188 trang 349 4 0 -
5 trang 330 0 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - TS. Trần Văn Hòe
181 trang 319 6 0