Thương mại điện tử: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 298.19 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thương mại điện tử (TMĐT) ra đời và đang trở thành xu thế mới thay thế dần phương thức kinh doanh cũ với rất nhiều ưu thế nổi bật như nhanh hơn, rẻ hơn, tiện dụng hơn, hiệu quả hơn và không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Thương mại điện tử đem lại cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, là cầu nối giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tham gia hội nhập kinh tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thương mại điện tử: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM E-COMMERCE: OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FOR VIETNAMESE ENTERPRISES TS. Nguyễn Thị Hoàn Đại học Kinh Tế Quốc Dân Email: hoanlam753@gmail.com Tóm tắt Thương mại điện tử (TMĐT) ra đời và đang trở thành xu thế mới thay thế dần phương thức kinh doanh cũ với rất nhiều ưu thế nổi bật như nhanh hơn, rẻ hơn, tiện dụng hơn, hiệu quả hơn và không bị giới hạn bởi không gian và thời gian…. TMĐT đem lại cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, là cầu nối giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tham gia hội nhập kinh tế. Đối với Việt Nam, TMĐT đã xuất hiện từ khá lâu, đang trong quá trình phát triển nhưng chưa thực sự phát triển mạnh mẽ như ở các quốc gia khác và còn nhiều hạn chế. Những hạn chế của TMĐT ở Việt Nam đang khiến người tiêu dùng hoang mang, cản bước phát triển của nền kinh tế. Đề cập đến cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thương mại điện tử là chủ đề chính của bài viết này. Từ khóa: cơ hội, hạn chế, doanh nghiệp, thương mại điện tử, Việt Nam Abstract E-commerce is becoming a new trend replacing the old business model with many outstanding advantages such as faster, cheaper, more convenient, more efficient and unrestricted by space and time... E- commerce provides business opportunities for businesses, is a bridge to help businesses expand markets, participate in economic integration. For Vietnam, e-commerce has been around for a long time, is in the process of development but has not really developed strongly as in other countries and still has many limitations. The limitations of e-commerce in Vietnam are causing consumer panic, preventing the development of the economy. Addressing the opportunities and challenges of Vietnamese businesses when participating in e-commerce is the main theme of this article. Keywords: opportunities, constraints, enterprises, e-commerce, Vietnam 1. Giới thiệu Thế kỷ XXI đã và đang chứng kiến sự phát triển tột bậc trong ngành công Nghệ Thông tin. Công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang thay đổi thế giới cũng như tạo nên một cuộc cách mạng thực sự trong mọi lĩnh vực của khoa học và đời sống. Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động thương mại hay còn gọi là thương mại điện tử - Electronic Commerce ra đời và đang trở thành xu thế mới thay thế dần phương thức kinh doanh cũ. Theo tổ chức Thương mại thế giới WTO thì Thương mại điện tử (TMĐT) là việc sản xuất-> tiếp thị -> bán -> phân phối sản phẩm hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD đưa ra 2 cách định nghĩa về giao dịch TMĐT. Theo nghĩa rộng, giao dịch TMĐT là việc mua hoặc bán hàng/dịch vụ giữa doanh nghiệp, người tiêu dùng, chính phủ và các tổ chức nhà nước hoặc tư nhân được tính hàng thông qua các mạng kết nối qua trung gian máy tính. Hàng hóa hoặc dịch vụ được đặt mua qua mạng nhưng việc thanh toán và giao hàng hóa có thể được thực hiện theo phương pháp truyền thống. Theo cách định nghĩa này, giao dịch TMĐT bao gồm các đơn hàng được nhận hoặc đặt qua bất cứ ứng dụng trực tuyến nào trong các giao dịch tự động như ứng dụng internet hoặc các hệ thống điện thoại tương tác. 120 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Theo nghĩa hẹp, giao dịch TMĐT là việc mua hoặc bán hàng hóa dịch vụ được tiến hành thông qua internet, giao dịch TMĐT theo định nghĩa này bao gồm: các đơn hàng được nhận hoặc đặt qua bất kì ứng dụng nào qua nền internet trong các giao dịch tự động bất kì hình thức truy cập internet thông qua di động hay tivi loại trừ các đơn hàng qua điện thoại, fax hay email. Theo Hiệp hội các quốc qua Đông Nam Á (ASEAN), TMĐT là các giao dịch điện tử trên mạng Internet hoặc những mạng mở khác, những giao dịch này có thể chia làm 2 loại: Giao dịch bán dịch vụ và hàng hóa hữu hình; Giao dịch liên quan đến việc chuyển trực tiếp, trực tuyến các thông tin và dịch vụ hàng hóa số. Tại Việt Nam, ngày 16/05/2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về TMĐT. Trong Nghị định này TMĐT được hiểu là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác. Với rất nhiều ưu thế, lợi ích lớn nhất mà TMĐT đem lại đối với doanh nghiệp là tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho các bên giao dịch. Doanh nghiệp không phải tốn kém nhiều cho việc thuê cửa hàng với đông đảo nhân viên phục vụ, không cần đầu tư nhiều cho kho chứa, thay vào đó chỉ cần một khoản tiền nhỏ để xây dựng một website bán hàng qua mạng sau đó chỉ tốn 10% phí để duy trì và vận hành website mỗi tháng. Doanh nghiệp có thể marketing toàn cầu với chi phí cực kì thấp, có thể đưa thông tin quảng cáo đến với hàng trăm triệu người xem từ khắp nơi trên thế giới. Đây là điều mà chỉ có TMĐT làm được cho doanh nghiệp. Đối với người tiêu dùng, TMĐT mở rộng khả năng lựa chọn hàng hóa, dịch vụ người cung cấp. Khách hàng không còn giới hạn về địa lý hay thời gian làm việc, họ có thể mua hàng mọi lúc, mọi nơi, lựa chọn giữa hàng trăm thậm chí hàng nghìn nhà cung cấp ở các vùng miền khác nhau. Đối với xã hội, TMĐT tạo ra một phương thức kinh doanh và làm việc mới phù hợp với cuộc sống công nghiệp hiện đại. TMĐT tạo ra một sân chơi mới cho các doanh nghiệp buộc họ phải đổi mới, sáng tạo để đưa ra chiến lược kinh doan ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thương mại điện tử: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM E-COMMERCE: OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FOR VIETNAMESE ENTERPRISES TS. Nguyễn Thị Hoàn Đại học Kinh Tế Quốc Dân Email: hoanlam753@gmail.com Tóm tắt Thương mại điện tử (TMĐT) ra đời và đang trở thành xu thế mới thay thế dần phương thức kinh doanh cũ với rất nhiều ưu thế nổi bật như nhanh hơn, rẻ hơn, tiện dụng hơn, hiệu quả hơn và không bị giới hạn bởi không gian và thời gian…. TMĐT đem lại cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, là cầu nối giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tham gia hội nhập kinh tế. Đối với Việt Nam, TMĐT đã xuất hiện từ khá lâu, đang trong quá trình phát triển nhưng chưa thực sự phát triển mạnh mẽ như ở các quốc gia khác và còn nhiều hạn chế. Những hạn chế của TMĐT ở Việt Nam đang khiến người tiêu dùng hoang mang, cản bước phát triển của nền kinh tế. Đề cập đến cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thương mại điện tử là chủ đề chính của bài viết này. Từ khóa: cơ hội, hạn chế, doanh nghiệp, thương mại điện tử, Việt Nam Abstract E-commerce is becoming a new trend replacing the old business model with many outstanding advantages such as faster, cheaper, more convenient, more efficient and unrestricted by space and time... E- commerce provides business opportunities for businesses, is a bridge to help businesses expand markets, participate in economic integration. For Vietnam, e-commerce has been around for a long time, is in the process of development but has not really developed strongly as in other countries and still has many limitations. The limitations of e-commerce in Vietnam are causing consumer panic, preventing the development of the economy. Addressing the opportunities and challenges of Vietnamese businesses when participating in e-commerce is the main theme of this article. Keywords: opportunities, constraints, enterprises, e-commerce, Vietnam 1. Giới thiệu Thế kỷ XXI đã và đang chứng kiến sự phát triển tột bậc trong ngành công Nghệ Thông tin. Công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang thay đổi thế giới cũng như tạo nên một cuộc cách mạng thực sự trong mọi lĩnh vực của khoa học và đời sống. Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động thương mại hay còn gọi là thương mại điện tử - Electronic Commerce ra đời và đang trở thành xu thế mới thay thế dần phương thức kinh doanh cũ. Theo tổ chức Thương mại thế giới WTO thì Thương mại điện tử (TMĐT) là việc sản xuất-> tiếp thị -> bán -> phân phối sản phẩm hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD đưa ra 2 cách định nghĩa về giao dịch TMĐT. Theo nghĩa rộng, giao dịch TMĐT là việc mua hoặc bán hàng/dịch vụ giữa doanh nghiệp, người tiêu dùng, chính phủ và các tổ chức nhà nước hoặc tư nhân được tính hàng thông qua các mạng kết nối qua trung gian máy tính. Hàng hóa hoặc dịch vụ được đặt mua qua mạng nhưng việc thanh toán và giao hàng hóa có thể được thực hiện theo phương pháp truyền thống. Theo cách định nghĩa này, giao dịch TMĐT bao gồm các đơn hàng được nhận hoặc đặt qua bất cứ ứng dụng trực tuyến nào trong các giao dịch tự động như ứng dụng internet hoặc các hệ thống điện thoại tương tác. 120 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Theo nghĩa hẹp, giao dịch TMĐT là việc mua hoặc bán hàng hóa dịch vụ được tiến hành thông qua internet, giao dịch TMĐT theo định nghĩa này bao gồm: các đơn hàng được nhận hoặc đặt qua bất kì ứng dụng nào qua nền internet trong các giao dịch tự động bất kì hình thức truy cập internet thông qua di động hay tivi loại trừ các đơn hàng qua điện thoại, fax hay email. Theo Hiệp hội các quốc qua Đông Nam Á (ASEAN), TMĐT là các giao dịch điện tử trên mạng Internet hoặc những mạng mở khác, những giao dịch này có thể chia làm 2 loại: Giao dịch bán dịch vụ và hàng hóa hữu hình; Giao dịch liên quan đến việc chuyển trực tiếp, trực tuyến các thông tin và dịch vụ hàng hóa số. Tại Việt Nam, ngày 16/05/2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về TMĐT. Trong Nghị định này TMĐT được hiểu là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác. Với rất nhiều ưu thế, lợi ích lớn nhất mà TMĐT đem lại đối với doanh nghiệp là tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho các bên giao dịch. Doanh nghiệp không phải tốn kém nhiều cho việc thuê cửa hàng với đông đảo nhân viên phục vụ, không cần đầu tư nhiều cho kho chứa, thay vào đó chỉ cần một khoản tiền nhỏ để xây dựng một website bán hàng qua mạng sau đó chỉ tốn 10% phí để duy trì và vận hành website mỗi tháng. Doanh nghiệp có thể marketing toàn cầu với chi phí cực kì thấp, có thể đưa thông tin quảng cáo đến với hàng trăm triệu người xem từ khắp nơi trên thế giới. Đây là điều mà chỉ có TMĐT làm được cho doanh nghiệp. Đối với người tiêu dùng, TMĐT mở rộng khả năng lựa chọn hàng hóa, dịch vụ người cung cấp. Khách hàng không còn giới hạn về địa lý hay thời gian làm việc, họ có thể mua hàng mọi lúc, mọi nơi, lựa chọn giữa hàng trăm thậm chí hàng nghìn nhà cung cấp ở các vùng miền khác nhau. Đối với xã hội, TMĐT tạo ra một phương thức kinh doanh và làm việc mới phù hợp với cuộc sống công nghiệp hiện đại. TMĐT tạo ra một sân chơi mới cho các doanh nghiệp buộc họ phải đổi mới, sáng tạo để đưa ra chiến lược kinh doan ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế thương mại Thương mại điện tử Hội nhập kinh tế Phát triển kinh tế OECD Giao dịch thương mại điện tửGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 824 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử Momo
6 trang 557 10 0 -
Bài giảng Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử - PGS.TS Nguyễn Văn Minh
249 trang 527 9 0 -
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 498 9 0 -
6 trang 471 7 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử: Phần 1 - TS. Ao Thu Hoài
102 trang 408 7 0 -
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên)
188 trang 362 4 0 -
5 trang 358 1 0
-
7 trang 355 2 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - TS. Trần Văn Hòe
181 trang 319 6 0