Danh mục

Thương mại điện tử trên mạng xã hội tại Việt Nam: Một số vấn đề pháp lý

Số trang: 48      Loại file: pdf      Dung lượng: 8.21 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (48 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của nghiên cứu là tập trung vào phương thức hoạt động có yếu tố thương mại điện tử trên mạng xã hội, so sánh với sàn giao dịch thương mại điện tử; qua đó đề xuất những cơ chế quản lý cụ thể, hiệu quả và phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động thương mại điện tử này.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thương mại điện tử trên mạng xã hội tại Việt Nam: Một số vấn đề pháp lý PHÒNG THƯƠNG MẠI 01 VÀ CÔNG NGHIỆP VIÊT NAM BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM Hà Nội, tháng 3/2021 BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ Hà Nội, tháng 3/2021 02 LỜI NÓI ĐẦU LỜI NÓI ĐẦU Hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam hiện đang trong giai đoạn bùng nổ với tăng trưởng hàng năm ở mức rất cao. Ngoài các website và sàn giao dịch TMĐT thì hoạt động giao dịch, mua bán hàng hoá, dịch vụ thông qua phương tiện là mạng xã hội hiện cũng đang thu hút số lượng rất lớn các cá nhân, doanh nghiệp. Xu hướng sử dụng mạng xã hội làm kênh tiếp thị, phân phối đang có chiều hướng gia tăng trong thời gian trở lại đây. Về mặt pháp lý, các khuôn khổ cho hoạt động TMĐT, hoạt động của mạng xã hội đã được xây dựng chủ yếu từ năm 2013. Tuy nhiên, do các quy định này được xây dựng trong giai đoạn đầu của TMĐT, rất nhiều vấn đề chưa được đề cập hoặc được quy định rất chung chung, chỉ mang tính nguyên tắc nên gây khó khăn trong quá trình áp dụng. Hơn nữa, do thực tiễn hoạt động TMĐT trên internet phát triển quá nhanh nên nhiều quy định đã trở nên lạc hậu. Chính vì vậy, pháp luật về quản lý mạng xã hội và thương mại điện tử đang được rà soát và dự kiến sửa đổi trong thời gian tới. Báo cáo này được xây dựng bởi các chuyên gia của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tập trung vào các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động có yếu tố TMĐT thông qua công cụ mạng xã hội tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là rà soát quy định pháp luật và phỏng vấn sâu các đối tượng có liên quan. Nghiên cứu cho thấy hoạt động có yếu tố TMĐT trên mạng xã hội khá đặc thù và không hoàn toàn giống với bất kỳ một hình thức TMĐT nào, bao gồm cả sàn thương mại điện tử. Một trong những điểm khác biệt nổi bật giữa mạng xã hội và sàn TMĐT là cho đến nay các mạng xã hội chưa có chức năng đặt hàng trực tuyến. Người mua và người bán vẫn phải liên hệ trực tiếp với nhau để hoàn thành giao dịch thương mại. Trong khi đó các sàn TMĐT có thể có chức năng đặt hàng trực tuyến và cho phép giao dịch TMĐT được hoàn tất trên môi trường mạng từ khâu đặt hàng cho đến khâu vận chuyển và giao hàng. Một số mạng xã hội có bổ sung chức năng hỗ trợ hoạt động có yếu tố TMĐT (như Marketplace của Facebook hay Shop của Zalo) nhưng chức năng này mới chỉ dừng lại ở khâu giới thiệu sản phẩm và cung cấp thông tin, chưa có chức năng đặt hàng trực tuyến. Thực tiễn này đòi hỏi pháp luật về TMĐT cũng cần có những quy định phù hợp để quản lý hiệu quả cũng như tạo điều kiện cho các hoạt động TMĐT phát triển. Việc quản lý hoạt động có yếu tố BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM : MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LỜI NÓI ĐẦU 03 TMĐT trên mạng xã hội cần có những khác biệt với các loại hình TMĐT khác để phù hợp với bản chất của hoạt động này và có tính khả thi. Dựa trên những nghiên cứu và phân tích về thực tiễn hoạt động và quản lý hoạt động có yếu tố TMĐT trên mạng xã hội, báo cáo đã đề xuất một số chính sách quản lý đối với hoạt động này. Một số kiến nghị chính bao gồm: 1. Các quy định liên quan đến hoạt động có yếu tố TMĐT trên mạng xã hội cần dựa trên cơ sở pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quảng cáo. Theo đó, các quy định nên tập trung vào nghĩa vụ của người sử dụng khi đăng thông tin mua bán hàng hoá, dịch vụ trên mạng xã hội, thay vì tập trung vào các nghĩa vụ của mạng xã hội (tham khảo mô hình quản lý mạng xã hội của cộng đồng châu Âu). 2. Cần áp dụng cơ chế quản lý riêng và phù hợp đối với từng loại hoạt động có yếu tố TMĐT trên mạng xã hội, cụ thể là: >> i. Đối với những thông tin thương mại được đăng tải trên mạng xã hội thuần túy không có chức năng hỗ trợ thương mại hay đặt hàng trực tuyến thì nên được quản lý theo các quy định pháp luật về quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng (Nghị định 72/2013/NĐ-CP). >> ii. Đối với các thông tin thương mại được đăng tải trên các mạng xã hội có chức năng hỗ trợ thương mại (như Marketplace của Facebook hay Zalo Shop, v.v.) nhưng không có chức năng đặt hàng trực tuyến thì nên được quản lý theo tiêu chuẩn thương mại, xác thực người dùng ở mức độ thấp theo pháp luật về TMĐT. >> iii. Đối với các hoạt động có yếu tố TMĐT trên các mạng xã hội có chức năng đặt hàng trực tuyến thì nên quản lý tương tự như sàn giao dịch TMĐT có chức năng đặt hàng trực tuyến. 3. Vấn đề quản lý thuế của các cá nhân, tổ chức bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử (bao gồm cả sàn giao dịch TMĐT và mạng xã hội) cần có cơ chế rõ ràng và linh hoạt để các chủ thể có liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho một bên thứ ba (như đại lý thuế, các công ty dịch vụ về thuế, kiểm toán, pháp lý, v.v.) để kê khai và nộp thuế. 4. Đối với các hoạt động có yếu tố TMĐT xuyên biên giới, các cơ quan quản lý cần nắm vững cơ chế hoạt động của các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới để BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM : MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ 04 LỜI NÓI ĐẦU xây dựng các quy định quản lý hoạt động của các nền tảng này một cách hiệu quả, hợp lý và khả thi. Ví dụ, thay vì đặt ra những nghĩa vụ mang tính hình thức như đặt văn phòng đại diện hay chỉ định đại diện pháp lý tại Việt Nam, nên cân nhắc những quy định thực chất hơn như yêu cầu các thương nh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: