Tiểu luận học phần Thương mại điện tử trả lời những câu hỏi theo yêu cầu trong bài tập môn Thương mại điện tử như các cấp độ của thương mại điện tử; giải thích về nhận định 'doanh nghiệp c ần 1 tên miền riêng và doanh nghiệp chỉ nên đăng ký một tên miền là đủ'; thành phần chính của công cụ máy tìm kiếm (Search Engine) và một số nội dung khác. Mời các bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận học phần Thương mại điện tử Thương Mại Điện Tử 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TOÁN – THỐNG KÊ --------- Môn: Thương Mại Điện Tử GVHD: Trương Việt Phương SV:Lê Thanh Tân Lớp: TD01 Khóa : 35 Thương Mại Điện Tử 2012 Câu 1. Nêu các cấp độ của thương mại điện tử. Nhận định: “Thương mại điện tử phải có hình thức thanh toán qua mạng” là đúng hay sai? Giải thích. Cấp độ thương mại điện tử Cách phân chia thứ nhất: 6 cấp độ phát triển Thương mại điện tử Cấp độ 1 - Hiện diện trên mạng: Doanh nghiệp có website trên mạng. Ở mức độ này, website rất đơn giản, chỉ là cung cấp một thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm mà không có các chức năng phức tạp khác. Cấp độ 2 – Có website chuyên nghiệp: Website của doanh nghiệp có cấu trúc phức tạp hơn, có nhiều chức năng tương tác với người xem, hỗ trợ người xem, người xem có thể liên hệ với doanh nghiệp một cách thuận tiện. Cấp độ 3 - Chuẩn bị Thương mại điện tử: Doanh nghiệp bắt đầu triển khai bán hàng hay dịch vụ qua mạng. Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ để phục vụ các giao dịch trên mạng. Các giao dịch còn chậm và không an toàn. Cấp độ 4 – Áp dụng Thương mại điện tử: Website của DN liên kết trực tiếp với dữ liệu trong mạng nội bộ của DN, mọi hoạt động truyền dữ liệu được tự động hóa, hạn chế sự can thiệp của con người và vì thế làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả. Cấp độ 5 - Thương mại điện tử không dây: Doanh nghiệp áp dụng thương mại điện tử trên các thiết bị không dây như điện thoại di động, Palm (máy tính bỏ túi) v.v… sử dụng giao thức truyền không dây WAP (Wireless Application Protocal). Cấp độ 6 - Cả thế giới trong một máy tính: Chỉ với một thiết bị điện tử, người ta có thể truy cập vào một nguồn thông tin khổng lồ, mọi lúc, mọi nơi và mọi loại thông tin (hình ảnh, âm thanh, phim, v.v…) và thực hiện các loại giao dịch. Cách phân chia thứ hai: 3 cấp độ phát triển Thương mại điện tử Thương Mại Điện Tử 2012 Cấp độ 1 – thương mại thông tin (i-commerce, i=information: thông tin): doanh nghiệp có website trên mạng để cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ... Các hoạt động mua bán vẫn thực hiện theo cách truyền thống. Cấp độ 2 – thương mại giao dịch (t-commerce, t=transaction: giao dịch): doanh nghiệp cho phép thực hiện giao dịch đặt hàng, mua hàng qua website trên mạng, có thể bao gồm cả thanh toán trực tuyến. Cấp độ 3 - thương mại tích hợp (c-business, c=colaborating, connecting: tích hợp, kết nối): Website của doanh nghiệp liên kết trực tiếp với dữ liệu trong mạng nội bộ của doanh nghiệp, mọi hoạt động truyền dữ liệu được tự động hóa, hạn chế sự can thiệp của con người và vì thế làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả. Nhận định “ Thương mại điện tử phải có hình thức thanh toán qua mạng” là một nhận định sai Khi nói về khái niệm thương mại điện tử (E-Commerce), nhiều người nhầm lẫn với khái niệm của Kinh doanh điện tử (E-Business). Tuy nhiên, thương mại điện tử đôi khi được xem là tập con của kinh doanh điện tử. Thương mại điện tử chú trọng đến việc mua bán trực tuyến (tập trung bên ngoài), trong khi đó kinh doanh điện tử là việc sử dụng Internet và các công nghệ trực tuyến tạo ra quá trình hoạt động kinh doanh hiệu quả dù có hay không có lợi nhuận, vì vậy tăng lợi ích với khách hàng. Theo Ủy ban châu Âu: 'Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự mua bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay các mạng máy tính trung gian (thông tin liên lạc trực tuyến). Thật ngữ bao gồm việc đặt hàng và dịch thông qua mạng máy tính, nhưng thanh toán và quá trình vận chuyển hàng hay dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ công. Tóm lại, Thương mại điện tử thực chất là một hình thức kinh doanh hiệu quả từ Internet chứ không phải là một hình thức thanh toán qua mạng. Câu 2: Nhận định: “Doanh nghiệp cần 1 tên miền riêng và doanh nghiệp chỉ nên đăng ký một tên miền là đủ” là đúng hay sai? Giải thích Trả lời: Thương Mại Điện Tử 2012 “ Doanh nghiệp cần một tên miền riêng” nhận định này đúng Sẽ có vẻ không chuyên nghiệp nếu doanh nghiệp sử dụng một tên miền miễn phí như o2s.vn/webbi/ hay một tên miền cấp 2 như tuyendung.o2s.vn. Liệu bạn có thể tin tưởng ký kết hợp đồng với 1 công ty nếu họ không có đủ tiền để mua một tên miền riêng? Khi một doanh nghiệp đã có một tên miền riêng đồng nghĩa với việc có thể sử dụng rất nhiều địa chỉ email trên tên miền của công ty một cách rất chuyên nghiệp. Khách hàng sẽ luôn tin tưởng một địa chỉ email theo chức năng của một công ty như Sales@tencongty.com, orders@tencongty.com hay info@tencongty.com hơn là một email tencongty@yahoo.com. “ Doanh nghiệp chỉ nên đăng ký một tên miền là đủ” thì nhận định này chưa đúng. Còn phụ thuộc vào túi tiền của công ty nhưng công ty có thể có bao nhiêu tên miền tuỳ ý. Điều quan trọng là những tên miền này phải có ý nghĩa với công việc kinh doanh của công ty. Bạn có thể đăng ký mỗi tên miền cho mỗi sản phẩm của bạn. Điều này không có nghĩa là bạn phải tạo 100 website. Tất cả những gì bạn cần làm là chuyển huớng 99 tên miền cò ...