Danh mục

Tổ chức dạy học sinh học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh thông qua dạy học theo nhóm nhỏ

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.02 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo dục theo quan điểm phát triển năng lực là xu thế thiết kế chương trình giáo dục phổ thông của nhiều quốc gia hiện nay, đặc biệt là những nước có nền giáo dục tiên tiến, cũng vì lý do đó chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới (thể hiện trong Đề án Đổi mới chương trình, giáo khoa phổ thông) của nước ta cũng xác định chương trình giáo dục cũng sẽ chuyển căn bản từ tập trung trang bị kiến thức, kỹ năng sang phát triển phẩm chất và năng lực người học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức dạy học sinh học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh thông qua dạy học theo nhóm nhỏ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ TỔ CHỨC DẠY HỌC SINH HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC THEO NHÓM NHỎ NINH THỊ BẠCH DIỆP Trường Đại học Tân Trào Email: ninhdiep.tq@gmail.com Tóm tắt: Giáo dục theo quan điểm phát triển năng lực là xu thế thiết kế chương trình giáo dục phổ thông của nhiều quốc gia hiện nay, đặc biệt là những nước có nền giáo dục tiên tiến, cũng vì lý do đó chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới (thể hiện trong Đề án Đổi mới chương trình, giáo khoa phổ thông) của nước ta cũng xác định chương trình giáo dục cũng sẽ chuyển căn bản từ tập trung trang bị kiến thức, kỹ năng sang phát triển phẩm chất và năng lực người học. Vậy năng lực là gì? Dạy học Sinh học theo định hướng phát triển năng lực được thực hiện như thế nào? Vì sao dạy học theo nhóm nhỏ là hình thức tổ chức dạy học phù hợp để phát triển năng lực? Những câu hỏi này sẽ được trả lời trong khuôn khổ bài viết này. Từ khóa: Năng lực, phát triển năng lực, Sinh học, dạy học theo nhóm nhỏ.1. MỞ ĐẦU Mục tiêu của giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay là đào tạo học sinh (HS)không chỉ nắm bắt được kiến thức khoa học, mà phải có năng lực (NL) sáng tạo, giải quyếtnhững vấn đề mới mẻ của bản thân, của xã hội và đất nước. Song song với việc thay đổichương trình và sách giáo khoa phổ thông Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nghiên cứu dự thảo xâydựng các NL chung theo hướng tiếp cận năng lực gồm 8 NL chính chia thành 3 nhóm, đó là:Nhóm NL làm chủ và phát triển bản thân với 4 NL; nhóm NL quan hệ xã hội với 2 NL vànhóm NL công cụ với 2 NL. Cũng không nằm ngoài xu hướng này trong dạy học Sinh họcviệc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tổ chức các hoạt động tích cực, tự lực, tìm tòi,xây dựng kiến thức, hình thành và phát triển NL cho HS đã và đang được triển khai mạnh mẽ.Một trong những hình thức tổ chức dạy học được sử dụng để phát triển NL cho HS là dạy họctheo nhóm nhỏ (DHTNN). Với hình thức này, HS dưới sự hướng dẫn, tổ chức, điều khiển củagiáo viên (GV), các hoạt động riêng biệt của từng cá nhân được liên kết với nhau trong hoạtđộng chung nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập, qua đó HS không chỉ lĩnh hội được tri thức màcòn hình thành, phát triển NL. Bài viết này chúng tôi sẽ phân tích các vấn đề về năng lực, dạyhọc Sinh học theo định hướng phát triển năng lực, sự phù hợp của hình thức DHTNN trongviệc hình thành và phát triển năn lực cho HS.2. NỘI DUNG2.1. Lý luận chung về năng lực và phát triển năng lực cho học sinh2.1.1. Năng lực là gì? Theo các tài liệu nước ngoài, NL được hiểu là khả năng (ability, capacity, possibility)như: Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế thế giới (OECD) quan niệm: “NL là khả năng đápứng một cách có hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể” [9, tr 12]. HayChương trình Giáo dục Trung học bang Quefsbec, Canada năm 2004 xem: “NL là một khảnăng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn lực” [5, tr 22]. F.E. Weinert,“NL là tổng hợp các khả năng và kỹ năng sẵn có hoặc học được cũng như sự sẵn sàng của HS 96BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh và hành động một cách có trách nhiệm, có sự phêphán để đi đến giải pháp” [10, tr 25]. Tài liệu hội thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáodục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo quan niệm NL là hành động khi giải thích:“NL là sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác nhaunhư hứng thú, niềm tin, ý chí… để thực hiện một loại công việc trong một bối cảnh nhấtđịnh” [1, tr. 5], Tác giả Đặng Thành Hưng quan niệm: “NL là thuộc tính cá nhân cho phépcá nhân thực hiện thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điềukiện cụ thể” [3]. Từ điển Bách khoa Việt Nam lại định nghĩa: “NL là đặc điểm của cá nhânthể hiện mức độ thông thạo - Tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn mộthay một số dạng hoạt động nào đó” [4, tr 41]. Theo Từ điển tiếng Việt thì: “NL là phẩm chấttâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hành động nào đó vớichất lượng cao” [7, tr 660-661]. Trong dạy học NL được hiểu là sự kết hợp một cách linh hoạt giữa kiến thức, kỹ năng,thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ… để thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập, giải quyết có hiệuquả tình huống phát sinh trong thực tế.2.1.2. Cấu t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: