Danh mục

Tổ chức dạy học tích hợp các module “vi sinh vật học” theo định hướng phát triển năng lực

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 479.22 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dạy học tích hợp là một xu hướng tiến bộ của giáo dục quốc tế. Bài viết này đề cập đến việc tổ chức dạy học tích hợp các module vi sinh vật học cho sinh viên của trường ĐHSP - Đại học Huế. Căn cứ vào nội dung kiến thức, nhiệm vụ học tập. Chúng tôi đề xuất các bước và vận dụng vào giảng dạy nội dung 6 của module 2 vi sinh vật học theo định hướng phát triển năng lực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức dạy học tích hợp các module “vi sinh vật học” theo định hướng phát triển năng lựcBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4DOI: 10.15625/vap.2020.000142 TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP CÁC MODULE “VI SINH VẬT HỌC” THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC *Biền Văn Minh Tóm tắt: Dạy học tích hợp là một xu hướng tiến bộ của giáo dục quốc tế. Bài viết này đề cập đến việc tổ chức dạy học tích hợp các module vi sinh vật học cho sinh viên của trường ĐHSP - Đại học Huế. Căn cứ vào nội dung kiến thức, nhiệm vụ học tập. Chúng tôi đề xuất các bước và vận dụng vào giảng dạy nội dung 6 của module 2 vi sinh vật học theo định hướng phát triển năng lực. Từ khoá: Dạy học tích hợp, phát triển năng lực, vi sinh vật học.1. MỞ ĐẦU Tích hợp trong dạy học là một xu thế được các quốc gia trên thế giới và Việt Namtriển khai thực hiện, nhất là trong bối cảnh nước ta đang đổi mới căn bản, toàn diện Giáodục và Đào tạo. Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã thực hiện chương trình tích hợp trong dạy học.Tiêu biểu như Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Úc, Pháp, Anh, Hoa Kì, Canada… Dạyhọc tích hợp được coi là xu hướng chung của thế giới. Ở Việt Nam, thực tế tích hợp trong dạy học đã xuất hiện từ rất lâu, chỉ có điều trướckia không dùng thuật ngữ “tích hợp” và chưa được hiểu một cách thấu đáo, chỉ dừng lại ởchỗ, “tích hợp” ấy là sự liên hệ, lồng ghép. Trong bài viết này chúng tôi trình bày cách tổchức dạy học tích hợp các module vi sinh vật học theo định hướng phát triển năng lực.2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Nghiên cứu các văn bản có tính pháp lí của Đảng, Chính phủ, Bộ GD & ĐTvề chiến lược phát triển, đổi mới giáo dục, phát triển chương trình, giáo trình và SGK phổthông nói chung, chiến lược đổi mới phương pháp dạy học nói riêng, các tài liệu dạy họctích hợp và các tài liệu khác.2.2. Phương pháp chuyên gia Gặp gỡ, trao đổi trực tiếp, xin ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực Sinhhọc và Khoa học giáo dục liên quan đến nội dung bài viết.Trường Đại học Sư phạm, Đại học HuếEmail: bienvanminh@dhsphue.edu.vn1170 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN3.1. Các phương thức tích hợp trong dạy học Theo D’Hainaut, 1988 thì có bốn phương thức khác nhau để tích hợp trong dạy họccác môn học: Tích hợp đơn môn, đa môn, liên môn và xuyên môn. - Tích hợp “đơn môn” (hay tích hợp trong nội bộ môn học - IntradisciplinaryIntegration): Hình thức tích hợp này dựa trên sự thống nhất nội tại của một số tư tưởngtrong nội bộ một môn học. Việc tích hợp này có thể khai thác mối liên hệ giữa các phânmôn hay các phần trong từng phân môn cụ thể và qua đó còn có thể loại bỏ được nhữngnội dung trùng lặp. Quan điểm này nhằm duy trì các môn học riêng. - Tích hợp “đa môn” (Multidisciplinary Integration): Một số chủ đề có thể đượcnghiên cứu từ góc độ của những ngành khoa học khác nhau cùng hội tụ về chủ đề đó.Trong phương thức tích hợp này, cấu trúc từng môn học vẫn được giữ nguyên, tuy nhiênngười học được mong đợi là sẽ tạo ra những sợi dây kết nối giữa các bộ môn để thu đượckiến thức hoàn chỉnh. - Tích hợp “liên môn” (Crossdisciplinary Integration): Ở phương thức tích hợp này,sự phân cách giữa từng môn khoa học có thể bị làm mờ đi khi nội dung học tập được thiếtkế thành những tình huống mà muốn giải quyết người học phải huy động kiến thức, kĩnăng của nhiều môn học khác nhau. Việc tích hợp liên môn có thể tiến hành đối với mộtsố chủ đề hay trong việc dạy học một số tri thức nhất định nào đó. Ngoài ra, người ta cũngcó thể liên kết những môn học liên quan lại với nhau để hình thành môn học mới với cấutrúc môn học được tổ chức lại một cách phù hợp Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary Integration): Phương thức này hướng tớiviệc phát triển các kĩ năng mà người học có thể sử dụng trong tất cả các môn học vàtrong việc giải quyết các tình huống đa dạng. Để làm được điều này, việc tổ chức hoạtđộng học tập cần xoay quanh các vấn đề xuất phát từ ngữ cảnh cuộc sống thực, có ýnghĩa và thu hút được sự quan tâm của người học và sẽ phát triển được các kĩ năngxuyên môn khi được tạo cơ hội áp dụng những kĩ năng môn học và liên môn vào ngữcảnh thực tế của cuộc sống. Nếu sắp xếp theo mức độ tích hợp giữa các môn khoa học với nhau thì nhữngphương thức trên có thể được biểu diễn theo sơ đồ hình 1. Hình 1. Các phương thức tích hợp trong dạy học (Theo D’Hainaut, 1988)PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 11713.2. Lợi ích của tích hợp trong dạy học - Mỗi tình huống xảy ra trong cuộc sống đều có mối liên hệ nào đó với từng tìnhhuống khác. Do vậy, cần phối hợp kiến ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: