Luận án "Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh thương mại điện tử tại Hà Nội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích, nhận xét và đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh TMĐT tại Hà Nội hiện nay; làm rõ những kết quả đạt được, những điểm còn hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh TMĐT tại Hà Nội trước mắt đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh thương mại điện tử tại Hà Nội BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- ĐOÀN CAO MINHCÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI HÀ NỘI Chuyên ngành: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 9310102 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2024 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS NGUYỄN THỊ THANH HIẾU 2. PGS.TS ĐÀO PHƯƠNG LIÊNPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Vào hồi: ngày tháng năm 2024Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh doanh thương mại điện tử là xu thế tất yếu của tất cả các quốc gia trongđiều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, do tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0, muabán qua mạng đã và đang trở thành thói quen của nhiều người dân và doanh nghiệp. Tại Việt Nam, xu hướng kinh doanh truyền thống dần chuyển sang kinh doanhtrực tuyến qua mạng và tương lai doanh thu từ kinh doanh trực tuyến sẽ chiếm phầnlớn doanh thu so với hoạt động kinh doanh truyền thống. Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 đã thể hiện mục tiêu tổngquát với nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý thuế dựa trên nền tảng thuế điệntử và ba trụ cột cơ bản: thể chế quản lý thuế đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập;nguồn nhân lực chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới; công nghệ thông tin hiện đại,tích hợp, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong bối cảnh nền kinh tế số. Cục thuế TP Hà Nội là một trong số các Cục Thuế có số thu Ngân sách Nhànước và số lượng tổ chức, cá nhân kê khai nộp thuế lớn nhất cả nước với quy mô,loại hình hoạt động đa dạng, phức tạp, có phát sinh nghĩa vụ thuế trong hầu khắpcác sắc thuế. Về giao dịch TMĐT, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chiếm 18% dânsố nhưng chiếm tới 70% khối lượng giao dịch so với cả nước. Thương mại điện tử mang lại nhiều tiện ích to lớn cho cả người kinh doanhvà người sử dụng dịch vụ về sự tiện lợi, tiết giảm chi phí và rút ngắn khoảng cáchnhưng trong QLNN nói chung và quản lý thuế nói riêng lại là khó khăn chưa có lờigiải phù hợp với các quốc gia trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Nguyên nhân:khó xác định chính xác được NNT, quy mô giao dịch, quá trình giao dịch, địa điểmgiao dịch… Bên cạnh đó, ý thức tuân thủ của một bộ phận NNT, đặc biệt là các cánhân kinh doanh, chưa nghiêm túc chấp hành chính sách pháp luật thuế, lợi dụng kẽhở quản lý, sự thông thoáng trong chính sách… để trốn thuế, trục lợi tiền thuế, gâythất thu ngân sách nhà nước. Việc giao dịch cá nhân- cá nhân, việc các chủ tài khoảndễ dàng ẩn danh và máy chủ đặt tại nước ngoài, việc thói quen thanh toán bằng tiềnmặt… dẫn đến khó kiểm soát, đặt ra nhiều thách thức với cơ quan thuế trong việcxác định doanh thu, chi phí, thu nhập để có thể tiến hành quản lý thuế bình đẳng vớicác loại hình kinh doanh truyền thống, các cá nhân làm ăn chân chính. Trong bối cảnh, tình hình nói trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Các nhân tốảnh hưởng đến quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh thương mại điện tử tạiHà Nội”. 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích, đánh giá, tổng hợp cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về các nhân tốảnh hưởng đến quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh TMĐT từ đó đề xuất giảipháp nhằm hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với cá nhân kinhdoanh TMĐT trên địa bàn thành phố Hà Nội trước mắt đến năm 2025, định hướngđến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về giao dịch điện tử, hoạt độngkinh doanh TMĐT, cá nhân kinh doanh TMĐT, quản lý thuế đối với cá nhân kinhdoanh TMĐT…. Xác định nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đốivới cá nhân kinh doanh TMĐT tại Hà Nội. - Tổng hợp, phân tích, nhận xét và đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đếnquản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh TMĐT tại Hà Nội hiện nay; làm rõ những kếtquả đạt được, những điểm còn hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối vớicá nhân kinh doanh TMĐT tại Hà Nội trước mắt đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về các nhântố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh TMĐT trên địa bàn thànhphố Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về lý luận: Các vấn đề lý luận trong và ngoài nước liên quan đến các nhântố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với các giao dịch TMĐT nói chung và cá nhânkinh doanh TMĐT nói riêng. Nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối vớicá nhân kinh doanh TMĐT trên địa bàn cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trungương được đề cập đến bao gồm: Luật pháp, chính sách của Nhà nước; Năng lực tổchức quản lý và đội ngũ cán bộ quản lý thuế, sự phối hợp giữa các cơ quan chứcnăng trong quản lý thuế; Ý thức tuân thủ của người nộp thuế. - Về thực tiễn: + Không gian: Luận án nghiên cứu kinh nghiệm hoàn thiện các nhân tố ảnhhưởng đến quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh TMĐT trên địa bàn cấp tỉnh vàthành phố trực thuộc Trung ương ở trong nước, quốc tế; trường hợp cụ thể: thànhphố Hà Nội 3 + Thời gian: Luận án nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối vớicá ...