Ứng dụng Low-code/No-code trong hoạt động giao hàng chặng cuối
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 892.42 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Ứng dụng Low-code/No-code trong hoạt động giao hàng chặng cuối" đề xuất một quy trình phát triển ứng dụng Low-code/No-code nhằm cải thiện và nâng cao trải nghiệm của khách hàng trong hoạt động giao hàng chặng cuối. Bài viết đã triển khai phương pháp thực nghiệm trên nền tảng Bubble và xác định quy trình logic nghiệp vụ và tự động hóa cho ba tính năng quan trọng (theo dõi đơn hàng, tái lập lịch giao hàng, lựa chọn điểm giao nhận CDP). Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng Low-code/No-code trong hoạt động giao hàng chặng cuối ỨNG DỤNG LOW-CODE/NO-CODE TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO HÀNG CHẶNG CUỐI Từ Thanh Hằng, Phạm Thị Thanh Trúc, Nguyễn Thị Cẩm Ly, Cao Hương Giang, Huỳnh Thu Phương, Nguyễn Thị Thúy Hạnh*, Lê Thị Kim Hiền Khoa Hệ thống Thông tin, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TPHCM * Tác giả liên hệ: hanhntt@uel.edu.vn TÓM TẮT Với sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại điện tử và nhu cầu giao hàng linh hoạt, giao hàng chặng cuối đã trởthành một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng. Nền tảng Low-code/No-code dần trở nên phổ biến và hứa hẹn trongviệc phát triển ứng dụng giao hàng hiệu quả cho doanh nghiệp. Bài nghiên cứu này đề xuất một quy trình phát triển ứngdụng Low-code/No-code nhằm cải thiện và nâng cao trải nghiệm của khách hàng trong hoạt động giao hàng chặng cuối.Bài viết đã triển khai phương pháp thực nghiệm trên nền tảng Bubble và xác định quy trình logic nghiệp vụ và tự độnghóa cho ba tính năng quan trọng (theo dõi đơn hàng, tái lập lịch giao hàng, lựa chọn điểm giao nhận CDP). Ngoài ra,chúng tôi đề xuất các khuyến nghị cho các doanh nghiệp vận chuyển trong quá trình chuyển đổi số ngành logistics bằngviệc sử dụng Low-code/No-code nhằm tối ưu hóa hoạt động giao hàng chặng cuối, đồng thời mang lại lợi ích vượt trộicho hệ thống cung ứng cũng như giao hàng của mình. Từ khóa: công ty vận chuyển, CDP, giao hàng chặng cuối, low-code/no-code, thương mại điện tử.I. GIỚI THIỆU Thương mại điện tử hiện nay đang dần trở thành xu hướng tất yếu và là một công cụ không thể thiếu đối với doanhnghiệp mở rộng kinh doanh. Theo Báo cáo Thương mại điện tử 2023 của Cục Thương mại điện tử và Kinh doanh số, BộCông Thương, Việt Nam xếp hạng thứ 9 quốc gia có tỷ lệ người dùng Internet mua sắm trực tuyến hàng tuần cao nhấtThế giới với 60,7%. Sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại điện tử, kết hợp với nhu cầu giao hàng nhanh và linhhoạt theo lịch đặt của khách hàng, đã thúc đẩy đáng kể hoạt động vận chuyển chặng cuối. Giao hàng chặng cuối đượcđánh giá là quá trình quan trọng nhất của quy trình e-logistic, là “đoạn cuối cùng” của việc thực hiện đơn hàng từ bưucục đến giao tận tay khách hàng, nhằm mục đích giao các sản phẩm được đặt hàng trực tuyến đến người tiêu dùng cuốicùng (Limet và cộng sự, 2018). Giao hàng chặng cuối tại Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức ngày càng lớn để đáp ứng sự tăng trưởngnhanh chóng của thị trường (Duong, L. 2019). Chi phí giao hàng chặng cuối hiện chiếm 53% trên tổng chi phí thươngmại điện tử và 39% khách hàng sẽ sẵn sàng thay đổi nhà cung cấp nếu họ không nhận được dịch vụ giao hàng tận nơi tốtnhất (Hoang Huong Giang và cộng sự, 2020). Theo phỏng vấn ngắn với các tài xế, 99% đơn hàng trực tuyến được giaotheo mô hình giao hàng tận nhà (AHD) phải giao lại 2 hoặc 3 lần mới đến tay khách hàng (Nguyen Thi Cam Loan vàcộng sự, 2022), một phần nguyên nhân của vấn đề này là do sự không có mặt của khách hàng tại địa điểm nhận hàng.Việc ứng dụng công nghệ trong thương mại điện tử còn hạn chế, chỉ số ứng dụng công nghệ 4.0 của Việt Nam chỉ xếpthứ 95/140 quốc gia (Điểm: 43,3/100) (Nguyen Thi Cam Loan và cộng sự, 2022). Những tác nhân trên gây ảnh hưởngtiêu cực đến các hoạt động giao hàng chặng cuối và làm tăng chi phí, giảm tính hiệu quả của quy trình vận hành trongngành logistics. Với sự phát triển của Internet và làn sóng số hóa, các doanh nghiệp đang tìm kiếm những giải pháp hiệu quả và tiếtkiệm chi phí để đáp ứng nhanh chóng và linh hoạt với yêu cầu thay đổi của thị trường (Meg Fryling, 2019). Trong bốicảnh đó, các nền tảng low-code/no-code đã xuất hiện, hứa hẹn không chỉ tăng năng suất mà còn thúc đẩy tiến bộ côngnghệ, khuyến khích văn hóa đổi mới và mang lại linh hoạt trong kinh doanh (Long, Wang. và cộng sự, 2022). Ứng dụnglow-code/no-code đã được nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cần thiết trong lĩnh vực ERP (Long, Wang. và cộng sự, 2022)và giáo dục ( Luo, J., & Hou, M. , 2023). Trong lĩnh vực ERP, low-code/ no-code giúp tạo ra hệ thống quản lý linh hoạt,giảm chi phí phát triển và vấn đề cách ly dữ liệu. Đồng thời, tùy chỉnh hệ thống ERP thông qua nền tảng Low-code tiếtkiệm hơn 29% so với phương pháp truyền thống (Adrian Abendroth, 2022). Trong giáo dục, phát triển phần mềm Low- 203code được sử dụng để thiết kế và triển khai hệ thống báo cáo thống kê cơ sở giáo dục đại học, tối ưu hóa việc báo cáo dữliệu, giảm công việc thống kê và nâng cao chất lượng báo cáo. Nghiên cứu của Yajing Luo và cộng sự (2021) đã chỉ rarằng nền tảng Low-code/No-code cung cấp một giao diện người dùng đồ họa dễ sử dụng, không yêu cầu viết mã, đặc biệtđược ưa chuộng trong các lĩnh vực có nhu cầu tự động hóa quy trình và luồng công việc ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng Low-code/No-code trong hoạt động giao hàng chặng cuối ỨNG DỤNG LOW-CODE/NO-CODE TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO HÀNG CHẶNG CUỐI Từ Thanh Hằng, Phạm Thị Thanh Trúc, Nguyễn Thị Cẩm Ly, Cao Hương Giang, Huỳnh Thu Phương, Nguyễn Thị Thúy Hạnh*, Lê Thị Kim Hiền Khoa Hệ thống Thông tin, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TPHCM * Tác giả liên hệ: hanhntt@uel.edu.vn TÓM TẮT Với sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại điện tử và nhu cầu giao hàng linh hoạt, giao hàng chặng cuối đã trởthành một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng. Nền tảng Low-code/No-code dần trở nên phổ biến và hứa hẹn trongviệc phát triển ứng dụng giao hàng hiệu quả cho doanh nghiệp. Bài nghiên cứu này đề xuất một quy trình phát triển ứngdụng Low-code/No-code nhằm cải thiện và nâng cao trải nghiệm của khách hàng trong hoạt động giao hàng chặng cuối.Bài viết đã triển khai phương pháp thực nghiệm trên nền tảng Bubble và xác định quy trình logic nghiệp vụ và tự độnghóa cho ba tính năng quan trọng (theo dõi đơn hàng, tái lập lịch giao hàng, lựa chọn điểm giao nhận CDP). Ngoài ra,chúng tôi đề xuất các khuyến nghị cho các doanh nghiệp vận chuyển trong quá trình chuyển đổi số ngành logistics bằngviệc sử dụng Low-code/No-code nhằm tối ưu hóa hoạt động giao hàng chặng cuối, đồng thời mang lại lợi ích vượt trộicho hệ thống cung ứng cũng như giao hàng của mình. Từ khóa: công ty vận chuyển, CDP, giao hàng chặng cuối, low-code/no-code, thương mại điện tử.I. GIỚI THIỆU Thương mại điện tử hiện nay đang dần trở thành xu hướng tất yếu và là một công cụ không thể thiếu đối với doanhnghiệp mở rộng kinh doanh. Theo Báo cáo Thương mại điện tử 2023 của Cục Thương mại điện tử và Kinh doanh số, BộCông Thương, Việt Nam xếp hạng thứ 9 quốc gia có tỷ lệ người dùng Internet mua sắm trực tuyến hàng tuần cao nhấtThế giới với 60,7%. Sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại điện tử, kết hợp với nhu cầu giao hàng nhanh và linhhoạt theo lịch đặt của khách hàng, đã thúc đẩy đáng kể hoạt động vận chuyển chặng cuối. Giao hàng chặng cuối đượcđánh giá là quá trình quan trọng nhất của quy trình e-logistic, là “đoạn cuối cùng” của việc thực hiện đơn hàng từ bưucục đến giao tận tay khách hàng, nhằm mục đích giao các sản phẩm được đặt hàng trực tuyến đến người tiêu dùng cuốicùng (Limet và cộng sự, 2018). Giao hàng chặng cuối tại Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức ngày càng lớn để đáp ứng sự tăng trưởngnhanh chóng của thị trường (Duong, L. 2019). Chi phí giao hàng chặng cuối hiện chiếm 53% trên tổng chi phí thươngmại điện tử và 39% khách hàng sẽ sẵn sàng thay đổi nhà cung cấp nếu họ không nhận được dịch vụ giao hàng tận nơi tốtnhất (Hoang Huong Giang và cộng sự, 2020). Theo phỏng vấn ngắn với các tài xế, 99% đơn hàng trực tuyến được giaotheo mô hình giao hàng tận nhà (AHD) phải giao lại 2 hoặc 3 lần mới đến tay khách hàng (Nguyen Thi Cam Loan vàcộng sự, 2022), một phần nguyên nhân của vấn đề này là do sự không có mặt của khách hàng tại địa điểm nhận hàng.Việc ứng dụng công nghệ trong thương mại điện tử còn hạn chế, chỉ số ứng dụng công nghệ 4.0 của Việt Nam chỉ xếpthứ 95/140 quốc gia (Điểm: 43,3/100) (Nguyen Thi Cam Loan và cộng sự, 2022). Những tác nhân trên gây ảnh hưởngtiêu cực đến các hoạt động giao hàng chặng cuối và làm tăng chi phí, giảm tính hiệu quả của quy trình vận hành trongngành logistics. Với sự phát triển của Internet và làn sóng số hóa, các doanh nghiệp đang tìm kiếm những giải pháp hiệu quả và tiếtkiệm chi phí để đáp ứng nhanh chóng và linh hoạt với yêu cầu thay đổi của thị trường (Meg Fryling, 2019). Trong bốicảnh đó, các nền tảng low-code/no-code đã xuất hiện, hứa hẹn không chỉ tăng năng suất mà còn thúc đẩy tiến bộ côngnghệ, khuyến khích văn hóa đổi mới và mang lại linh hoạt trong kinh doanh (Long, Wang. và cộng sự, 2022). Ứng dụnglow-code/no-code đã được nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cần thiết trong lĩnh vực ERP (Long, Wang. và cộng sự, 2022)và giáo dục ( Luo, J., & Hou, M. , 2023). Trong lĩnh vực ERP, low-code/ no-code giúp tạo ra hệ thống quản lý linh hoạt,giảm chi phí phát triển và vấn đề cách ly dữ liệu. Đồng thời, tùy chỉnh hệ thống ERP thông qua nền tảng Low-code tiếtkiệm hơn 29% so với phương pháp truyền thống (Adrian Abendroth, 2022). Trong giáo dục, phát triển phần mềm Low- 203code được sử dụng để thiết kế và triển khai hệ thống báo cáo thống kê cơ sở giáo dục đại học, tối ưu hóa việc báo cáo dữliệu, giảm công việc thống kê và nâng cao chất lượng báo cáo. Nghiên cứu của Yajing Luo và cộng sự (2021) đã chỉ rarằng nền tảng Low-code/No-code cung cấp một giao diện người dùng đồ họa dễ sử dụng, không yêu cầu viết mã, đặc biệtđược ưa chuộng trong các lĩnh vực có nhu cầu tự động hóa quy trình và luồng công việc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội nghị khoa học quốc gia Kinh tế và kinh doanh trong thời đại số Ứng dụng Low-code/No-code Giao hàng chặng cuối Thương mại điện tử Lựa chọn điểm giao nhận CDPGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 818 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử Momo
6 trang 554 10 0 -
Bài giảng Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử - PGS.TS Nguyễn Văn Minh
249 trang 520 9 0 -
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 490 9 0 -
6 trang 463 7 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử: Phần 1 - TS. Ao Thu Hoài
102 trang 393 7 0 -
7 trang 352 2 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên)
188 trang 350 4 0 -
5 trang 333 0 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - TS. Trần Văn Hòe
181 trang 319 6 0