Ứng dụng thương mại điện tử nhằm tăng thu nhập của các nhà sản xuất trong nước trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 508.20 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày các ứng dụng thương mại điện tử tương ứng với các loại cà phê và sản phẩm chế biến khác nhau, tóm tắt thực trạng chuỗi giá trị cà phê Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị về ứng dụng thương mại điện tử nhằm tăng thu nhập của người sản xuất trong nước trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng thương mại điện tử nhằm tăng thu nhập của các nhà sản xuất trong nước trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM TĂNG THU NHẬP CỦA CÁC NHÀ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ TOÀN CẦU APPLICATION OF E-COMMERCE TO INCREASE INCOME OF VIETNAM'S PRODUCERS IN THE GLOBAL COFFEE VALUE CHAIN PGS. TS. Nguyễn Văn Minh Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Thương mại điện tử đã được áp dụng trong thương mại cà phê hạt và sản phẩm cà phê chế biến ở nhiều nước trên thế giới, góp phần giảm tác động của “nghịch lý cà phê”, đem lại phần thu nhập cao hơn cho người sản xuất và chế biến, nhất là người nông dân trồng cà phê ở các nước đang phát triển. Bài viết trình bày các ứng dụng thương mại điện tử tương ứng với các loại cà phê và sản phẩm chế biến khác nhau, tóm tắt thực trạng chuỗi giá trị cà phê Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị về ứng dụng thương mại điện tử nhằm tăng thu nhập của người sản xuất trong nước trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu. Từ khóa: Chuỗi giá trị cà phê toàn cầu (CGTCPTT), Thương mại điện tử (TMĐT) Abstract E-commerce has been applied in the trade of coffee beans and processed coffee products in many countries around the world, contributing to reducing the impact of the 'coffee paradox', resulting in a higher income for coffee producers, especially for coffee farmers in developing countries. The paper presents e- commerce applications corresponding to the different types of coffee beans and processed products, summarizes the status of Vietnam's coffee value chain and provides some recommendations on application of e-commerce to increase the income of domestic producers in the global coffee value chain. Keywords: Global coffee value chain, Electronic commerce 1. Đặt vấn đề Cà phê là sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới được giao dịch rộng rãi trên thế giới. Ước tính có khoảng 70 quốc gia với 25 triệu nông dân, các hộ sản xuất nhỏ sản xuất tới 80% cà phê trên thế giới. Đồng thời, sản phẩm nông nghiệp này cung cấp sinh kế cho 100 triệu người khác. Mức tiêu thụ cà phê toàn cầu ước tính khoảng hơn 70 tỷ đô la Mỹ năm 2011 [12] và 83 tỷ đô la Mỹ năm 2017 [18]. Mặc dù nhu cầu cà phê toàn cầu ngày càng tăng, giá cà phê có xu hướng giảm do sự tăng trưởng mạnh của sản xuất, dẫn đến thu nhập của người trồng cà phê giảm sút một cách nghiêm trọng, trong khi thu nhập của các nhà chế biến sản phẩm (nhà rang xay) và nhà kinh doanh cà phê tiếp tục gia tăng. Tình huống này được gọi là nghịch lý cà phê (coffee paradox). Cấu trúc truyền thống của chuỗi giá trị cà phê toàn cầu (CGTCPTC) và sức mạnh tương đối của các trung gian chế biến và kinh doanh cà phê ở các nước phát triển là nguyên nhân chính của nghịch lý này. Thương mại điện tử (TMĐT) có thể góp phần cơ cấu lại CGTCPTC thông qua những thay đổi mà nó tạo nên, đặc biệt là việc loại bỏ một số trung gian trong chuỗi, tăng sự kết nối trực tiếp giữa người nông dân sản xuất cà phê ở các nước đang phát triển và người tiêu dùng ở các nước phát triển. Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới, sau Brazil. Sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh nghịch lý cà phê nói trên. Do đó, cần phát triển ứng dụng TMĐT cho mục đích giảm thiểu tác động của nghịch lý đó. 2. Một số khái niệm liên quan 2.1. Chuỗi giá trị Khái niệm chuỗi giá trị (CGT) được mô tả lần đầu tiên bởi Porter (1985) [8]. CGT là một loạt các hoạt động cần thiết để đưa một sản phẩm (hoặc dịch vụ) qua các giai đoạn khác nhau đến người tiêu dùng cuối cùng. 24 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 CGT có thể được xem xét trên các cấp độ công ty, ngành và toàn cầu. CGT công ty: Trên góc độ công ty, CGT là tập hợp các hoạt động mà một công ty hoạt động trong một ngành cụ thể thực hiện để cung cấp một sản phẩm (hàng hóa và/hoặc dịch vụ) có giá trị cho thị trường. CGT ngành bao gồm tất cả các hoạt động tạo ra giá trị trong ngành, bắt đầu bằng nguyên liệu thô và kết thúc bằng sản phẩm hoàn thành được giao cho khách hàng [17]. CGT toàn cầu mô tả các hoạt động liên quan đến sản xuất, cung cấp, phân phối hàng hóa/dịch vụ và các hoạt động sau bán hàng khi các hoạt động nói trên được phối hợp giữa các khu vực địa lý. Chuỗi giá trị toàn cầu tương tự như CGT ngành nhưng bao gồm các hoạt động ở cấp độ toàn cầu. [12]. Đối với một công ty, phân tích CGT là một công cụ chiến lược được sử dụng để phân tích các hoạt động nội bộ công ty. Mục tiêu phân tích là nhận ra hoạt động nào có giá trị nhất cho công ty và hoạt động nào có thể được cải thiện để mang lại lợi thế cạnh tranh. Đối với một quốc gia, các cơ quan/tổ chức liên quan khác nhau có thể sử dụng kết quả phân tích CGT, đặc biệt là CGT ngành và toàn cầu để đưa ra các chính sách công nghiệp và kế hoạch chiến lược. 2.2. Thương mại điện tử Thương mại điện tử (TMĐT) đề cập đến việc sử dụng Internet và mạng nội bộ để mua, bán, vận chuyển hoặc trao đổi dữ liệu, hàng hóa hoặc dịch vụ [4]. TMĐT bao gồm nhiều loại hình khác nhau, trong đó TMĐT doanh nghiệp với doanh nghiệp và TMĐT doanh nghiệp với người tiêu dùng được nói tới nhiều nhất. TMĐT doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) đề cập đến các giao dịch giữa các tổ chức/doanh nghiệp với người tiêu dùng. TMĐT doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) đề cập đến các giao dịch giữa các tổ chức/doanh nghiệp với nhau. Hiện nay, khoảng 85% giá trị TMĐT là B2B. TMĐT B2B có thể thực hiện qua các mạng giá trị gia tăng dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, qua mạng Internet và qua mạng di động. Trong môi t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng thương mại điện tử nhằm tăng thu nhập của các nhà sản xuất trong nước trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM TĂNG THU NHẬP CỦA CÁC NHÀ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ TOÀN CẦU APPLICATION OF E-COMMERCE TO INCREASE INCOME OF VIETNAM'S PRODUCERS IN THE GLOBAL COFFEE VALUE CHAIN PGS. TS. Nguyễn Văn Minh Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Thương mại điện tử đã được áp dụng trong thương mại cà phê hạt và sản phẩm cà phê chế biến ở nhiều nước trên thế giới, góp phần giảm tác động của “nghịch lý cà phê”, đem lại phần thu nhập cao hơn cho người sản xuất và chế biến, nhất là người nông dân trồng cà phê ở các nước đang phát triển. Bài viết trình bày các ứng dụng thương mại điện tử tương ứng với các loại cà phê và sản phẩm chế biến khác nhau, tóm tắt thực trạng chuỗi giá trị cà phê Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị về ứng dụng thương mại điện tử nhằm tăng thu nhập của người sản xuất trong nước trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu. Từ khóa: Chuỗi giá trị cà phê toàn cầu (CGTCPTT), Thương mại điện tử (TMĐT) Abstract E-commerce has been applied in the trade of coffee beans and processed coffee products in many countries around the world, contributing to reducing the impact of the 'coffee paradox', resulting in a higher income for coffee producers, especially for coffee farmers in developing countries. The paper presents e- commerce applications corresponding to the different types of coffee beans and processed products, summarizes the status of Vietnam's coffee value chain and provides some recommendations on application of e-commerce to increase the income of domestic producers in the global coffee value chain. Keywords: Global coffee value chain, Electronic commerce 1. Đặt vấn đề Cà phê là sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới được giao dịch rộng rãi trên thế giới. Ước tính có khoảng 70 quốc gia với 25 triệu nông dân, các hộ sản xuất nhỏ sản xuất tới 80% cà phê trên thế giới. Đồng thời, sản phẩm nông nghiệp này cung cấp sinh kế cho 100 triệu người khác. Mức tiêu thụ cà phê toàn cầu ước tính khoảng hơn 70 tỷ đô la Mỹ năm 2011 [12] và 83 tỷ đô la Mỹ năm 2017 [18]. Mặc dù nhu cầu cà phê toàn cầu ngày càng tăng, giá cà phê có xu hướng giảm do sự tăng trưởng mạnh của sản xuất, dẫn đến thu nhập của người trồng cà phê giảm sút một cách nghiêm trọng, trong khi thu nhập của các nhà chế biến sản phẩm (nhà rang xay) và nhà kinh doanh cà phê tiếp tục gia tăng. Tình huống này được gọi là nghịch lý cà phê (coffee paradox). Cấu trúc truyền thống của chuỗi giá trị cà phê toàn cầu (CGTCPTC) và sức mạnh tương đối của các trung gian chế biến và kinh doanh cà phê ở các nước phát triển là nguyên nhân chính của nghịch lý này. Thương mại điện tử (TMĐT) có thể góp phần cơ cấu lại CGTCPTC thông qua những thay đổi mà nó tạo nên, đặc biệt là việc loại bỏ một số trung gian trong chuỗi, tăng sự kết nối trực tiếp giữa người nông dân sản xuất cà phê ở các nước đang phát triển và người tiêu dùng ở các nước phát triển. Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới, sau Brazil. Sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh nghịch lý cà phê nói trên. Do đó, cần phát triển ứng dụng TMĐT cho mục đích giảm thiểu tác động của nghịch lý đó. 2. Một số khái niệm liên quan 2.1. Chuỗi giá trị Khái niệm chuỗi giá trị (CGT) được mô tả lần đầu tiên bởi Porter (1985) [8]. CGT là một loạt các hoạt động cần thiết để đưa một sản phẩm (hoặc dịch vụ) qua các giai đoạn khác nhau đến người tiêu dùng cuối cùng. 24 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 CGT có thể được xem xét trên các cấp độ công ty, ngành và toàn cầu. CGT công ty: Trên góc độ công ty, CGT là tập hợp các hoạt động mà một công ty hoạt động trong một ngành cụ thể thực hiện để cung cấp một sản phẩm (hàng hóa và/hoặc dịch vụ) có giá trị cho thị trường. CGT ngành bao gồm tất cả các hoạt động tạo ra giá trị trong ngành, bắt đầu bằng nguyên liệu thô và kết thúc bằng sản phẩm hoàn thành được giao cho khách hàng [17]. CGT toàn cầu mô tả các hoạt động liên quan đến sản xuất, cung cấp, phân phối hàng hóa/dịch vụ và các hoạt động sau bán hàng khi các hoạt động nói trên được phối hợp giữa các khu vực địa lý. Chuỗi giá trị toàn cầu tương tự như CGT ngành nhưng bao gồm các hoạt động ở cấp độ toàn cầu. [12]. Đối với một công ty, phân tích CGT là một công cụ chiến lược được sử dụng để phân tích các hoạt động nội bộ công ty. Mục tiêu phân tích là nhận ra hoạt động nào có giá trị nhất cho công ty và hoạt động nào có thể được cải thiện để mang lại lợi thế cạnh tranh. Đối với một quốc gia, các cơ quan/tổ chức liên quan khác nhau có thể sử dụng kết quả phân tích CGT, đặc biệt là CGT ngành và toàn cầu để đưa ra các chính sách công nghiệp và kế hoạch chiến lược. 2.2. Thương mại điện tử Thương mại điện tử (TMĐT) đề cập đến việc sử dụng Internet và mạng nội bộ để mua, bán, vận chuyển hoặc trao đổi dữ liệu, hàng hóa hoặc dịch vụ [4]. TMĐT bao gồm nhiều loại hình khác nhau, trong đó TMĐT doanh nghiệp với doanh nghiệp và TMĐT doanh nghiệp với người tiêu dùng được nói tới nhiều nhất. TMĐT doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) đề cập đến các giao dịch giữa các tổ chức/doanh nghiệp với người tiêu dùng. TMĐT doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) đề cập đến các giao dịch giữa các tổ chức/doanh nghiệp với nhau. Hiện nay, khoảng 85% giá trị TMĐT là B2B. TMĐT B2B có thể thực hiện qua các mạng giá trị gia tăng dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, qua mạng Internet và qua mạng di động. Trong môi t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thương mại điện tử Chuỗi giá trị cà phê toàn cầu Nghịch lý cà phê Mô hình B2B Thương mại cà phêGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 825 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử Momo
6 trang 557 10 0 -
Bài giảng Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử - PGS.TS Nguyễn Văn Minh
249 trang 527 9 0 -
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 499 9 0 -
6 trang 472 7 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử: Phần 1 - TS. Ao Thu Hoài
102 trang 409 7 0 -
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên)
188 trang 363 4 0 -
5 trang 358 1 0
-
7 trang 355 2 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - TS. Trần Văn Hòe
181 trang 319 6 0