Danh mục

Ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp tỉnh Kon Tum – thực trạng và giải pháp

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 364.55 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích vai trò của thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đánh giá thực trạng ứng dụng thương mại điện tử tại các doanh nghiệp của tỉnh Kon Tum hiện nay. Từ đó, đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp tỉnh Kon Tum thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp tỉnh Kon Tum – thực trạng và giải pháp Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TỈNH KON TUM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP APPLICATION OF E-COMMERCE IN ENTERPRISES KON TUM PROVINCE – CURRENT STATUS AND SOLUTIONS PGS.TS. Đàm Gia Mạnh Trường Đại học Thương mại Email: damgiamanh@gmail.com Tóm tắt Những năm gần đây, hoạt động của các doanh nghiệp tỉnh Kon Tum có sự phát triển khá ấn tượng. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh thương mại toàn cầu, trước sức ép rất lớn từ việc mở cửa thị trường, để duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh, nhất là trong kinh doanh xuất khẩu, khi các nhà nhập khẩu trên thế giới đang thường xuyên tìm kiếm bạn hàng thông qua Internet, thì Internet đã trở thành công cụ hữu ích trong việc tìm kiếm đối tác và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy, sử dụng Internet và đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử là xu hướng tất yếu trong kinh doanh hiện nay để nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, là cấp thiết cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Bài viết phân tích vai trò của thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đánh giá thực trạng ứng dụng thương mại điện tử tại các doanh nghiệp của tỉnh Kon Tum hiện nay. Từ đó, đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp tỉnh Kon Tum thời gian tới. Từ khóa: doanh nghiệp, giải pháp, Kon Tum, thương mại điện tử, thực trạng. Abstract In recent years, business activities of enterprises in Kon Tum province have been quite impressive. However, in the context of global trade competition, under great pressure from the market opening, to maintain and expand business, especially in export business, when the importers explore the Internet as a useful tool in finding partners and profits for the business. Using the Internet and promoting e-commerce application are indispensable trends in business today to improve the competitiveness of enterprises, are imperative for the existence and development of enterprises. The paper analyzes the role of e-commerce in enterprises' production and business activities and evaluates the current status of e-commerce application in enterprises of Kon Tum province. From there, suggest solutions to promote e-commerce application in order to improve the competitiveness of Kon Tum’s enterprises in the coming time. Keywords: current status, enterprise, e-commerce, Kon Tum, solution. 1. Mở đầu Kon Tum là một tỉnh miền núi vùng cao nằm ở cực bắc Tây Nguyên của Việt Nam, phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (với biên giới dài khoảng 142 km) và Vương quốc Campuchia (với chiều dài biên giới khoảng 138 km), phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam (với chiều dài ranh giới 142 km), phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi (với chiều dài ranh giới 174 km), phía Nam giáp tỉnh Gia Lai (với chiều dài ranh giới 203 km). Nằm ở ngã ba Đông Dương, phần lớn ở phía Tây dãy Trường Sơn, trong khu vực tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam, Kon Tum là tỉnh có diện tích lớn thứ 8 trong 63 tỉnh thành của Việt Nam. Kon Tum có đường 14 nối với các tỉnh Tây Nguyên và Quảng Nam, đường 40 đi Atapư (Lào). Kon Tum có điều kiện hình thành các cửa khẩu, mở rộng hợp tác quốc tế về phía Tây. Ngoài ra, Kon Tum có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái. Kon Tum là đầu mối giao lưu kinh tế của cả vùng duyên hải miền Trung và cả nước. Những năm gần đây, kinh tế tỉnh Kon Tum có sự phát triển đáng ghi nhận. Tỉnh Kon Tum đã thực hiện đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh như Sâm Ngọc Linh, rau hoa xứ lạnh, nuôi cá tầm, cá hồi, ... gắn với tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Số liệu từ Báo 239 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 cáo tình hình kinh tế - xã hội của Cục Thống kê tỉnh Kon Tum cho thấy: Về kinh tế, tăng trưởng của tỉnh năm sau cao hơn năm trước, cơ cấu kinh tế chuyển đổi cơ bản tiến bộ, công nghiệp xây dựng đạt 32%, nông, lâm nghiệp 25%, dịch vụ 43%. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Kon Tum (GRDP) năm 2017 (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 12.865.972,19 triệu đồng, tăng 7,68% so với năm 2016, trong đó khu vực III (Dịch vụ) đạt 6.409.781,99 triệu đồng, tăng 7,50%, đóng góp 5,37 điểm phần trăm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh năm 2017 ước tính đạt 14.958.315,4 triệu đồng, tăng 11,13% so với năm 2016. Trong tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ, chia ra: Ngành thương nghiệp đạt 12.343.495,0 triệu đồng, chiếm 82,52% trong tổng mức và tăng 10,91% so với năm 2016; Ngành lưu trú, ăn uống và du lịch đạt 1.706.306,4 triệu đồng, chiếm 11,41% trong tổng mức và tăng 14,76% so với năm trước; Ngành dịch vụ đạt 908.514,0 triệu đồng, chiếm 6,07% trong tổng mức và tăng 7,54% so với năm 2016. Kon Tum phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) giai đoạn 2016-2020 đạt 14,5%; GDP khu vực dịch vụ tăng 15,6%; GDP/người năm 2020 đạt 53,2 triệu đồng/người, gấp 1,9 lần so với năm 2015; cơ cấu kinh tế theo GDP với tỷ trọng dịch vụ vào năm 2020 là 36,4%. Tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt bình quân 18-19% thời kỳ 2016-2020. Về thương mại: dự báo tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng gấp 1,9 - 2,0 lần mức tăng trưởng kinh tế của tỉnh (khoảng 26 -27%/năm) thời kỳ 2016-2020. Để hoạt động thương mại quốc tế, nhất là trong xuất – nhập kh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: