Danh mục

Vai trò của chính quyền thành phố trong việc hỗ trợ kết nối doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài tham luận đưa ra góc nhìn về vai trò của chính quyền thành phố trong việc hỗ trợ kết nối doanh nghiệp và nhà trường nhằm xây dựng chương trình đào tạo, định hướng nghề nghiệp và tạo môi trường thực tập, trang bị kiến thức, kỹ năng cho sinh viên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của chính quyền thành phố trong việc hỗ trợ kết nối doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRONG VIỆC HỖ TRỢ KẾT NỐI DOANH NGHIỆP VÀ CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO TS. Đinh Công Khải TS. Nguyễn Văn Dư Khoa Quản lý nhà nước, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM TÓM TẮT Bài tham luận đưa ra góc nhìn về vai trò của chính quyền thành phố trong việc hỗ trợkết nối doanh nghiệp và nhà trường nhằm xây dựng chương trình đào tạo, định hướng nghềnghiệp và tạo môi trường thực tập, trang bị kiến thức, kỹ năng cho sinh viên. Để nâng caokhả năng tìm việc làm cho sinh viên khi ra trường, thông qua bàn luận, nhóm tác giả chorằng các trường cần chủ động trong việc liên kết trong khi đó chính quyền thành phố cầncó những cơ chế, chính sách động viên, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào công tácđào tạo. Ngoài ra, chính quyền thành phố cần đóng vai trò quan trọng trong việc dự báonhu cầu nguồn lực, tăng cường công tác truyền thông hướng nghiệp nhằm giảm thiểu nhữngtổn thất vô ích của xã hội trong đào tạo. Từ khóa: liên kết nhà trường và doanh nghiệp, thực hành nghề nghiệp, khả năng tìm việc.1. VÌ SAO CẦN PHẢI LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP? Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ pháttriển kinh tế xã hội, nhất là trong nền kinh tế tri thức, nhân lực chính là nguồn tài nguyênvô tận, không hữu hạn như nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thực tế ở Nhật Bản, Đài Loanvà nhiều quốc gia phát triển khác đã cho thấy, dù không có nhiều nguồn tài nguyên thiênnhiên nhưng nhờ vào nguồn nhân lực, kinh tế của các quốc gia này vẫn phát triển vượt bậc.Giáo dục chính là cách để có thể tích lũy vốn con người nhằm tạo ra tăng trưởng kinh tếthông qua việc nâng cao năng suất lao động. Chất lượng nguồn nhân lực có mối quan hệ chặt chẽ với công tác đào tạo ở các cấp,đặc biệt là giáo dục đại học (ĐH). Theo Võ Thị Kim Loan (trích dẫn từ Chu Hảo, 2014),nhân lực chất lượng cao không đồng nghĩa với học vị cao mà đòi hỏi họ phải trở thànhnhững người có năng lực thực tế, không phải ở dạng tiềm năng, để hoàn thành nhiệm vụđược giao một cách xuất sắc nhất và có đóng góp thực sự hữu ích cho xã hội. Cụ thể hơn,Ngân hàng Thế giới chỉ ra yêu cầu đối với nguồn nhân lực trong đó gồm cả kiến thức vàkỹ năng, trình độ lành nghề để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng (WB, 2000).Kiến thức và kỹ năng là điều mà hầu hết mọi tổ chức tuyển dụng lao động đều yêu cầu ởngười lao động phải có. Chính vì thiếu những yêu cầu của nhà tuyển dụng nên tỷ lệ thất 29LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN…nghiệp của sinh viên (SV) sau khi ra trường còn ở mức cao. Bản tin về thị trường lao động Việt Nam của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộicông bố cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của nhóm có trình độ cao đẳng (CĐ), ĐH và trên ĐHgia tăng. Cụ thể, quý III năm 2017, số người thất nghiệp có trình độ ĐH trở lên là 237nghìn người, chiếm tỷ lệ 4,51%, tăng so với quý trước là 3,63%. Nhóm người lao động cótrình độ CĐ thất nghiệp là 84,8 nghìn người, tăng 1,9 nghìn người so với quý trước. Trongnửa đầu năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao. Số người thấtnghiệp có trình độ ĐH trở lên là 126 nghìn người, trình độ CĐ là 70,8 nghìn người. TheoPGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT, thì đây là sự lãng phí mà nguyên nhânlà do nhiều chương trình đào tạo không sát với thực tế, nhà trường vốn chỉ dạy những gìhọ có chứ không dạy điều xã hội cần. Chương trình, kiến thức còn quá nặng nề, nghiêngvề lý thuyết, thiếu thực hành, thiếu hướng nghiệp trong nhà trường. Tình trạng SV ra trường không làm đúng ngành được đào tạo cũng rất phổ biến. Cũngtheo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hiện có khoảng 60% SV ra trườnglàm trái ngành. Thậm chí nhiều SV còn làm những công việc ở các khu công nghiệp nhưlắp ráp linh kiện điện tử, công nhân may và phổ biến nhất hiện nay là chạy “xe ôm côngnghệ” cho các hãng Uber hoặc Grab, những công việc không đòi hỏi trình độ ĐH. Việc SVkhông chịu tư duy tìm kiếm việc làm hoặc khởi nghiệp mà chỉ “nhăm nhăm” lao vào conđường “chạy xe ôm công nghệ” để kiếm sống là đang làm cho đất nước bị thụt lùi, mất đàphản triển, phóng viên Vương Phi, viện dẫn từ quan điểm của những nhà quản lý cho biết. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng SV ra trường thất nghiệp. Sự thụ độngtrong tìm kiếm việc làm, thiếu linh hoạt, nhạy bén khi đi tìm việc; thiếu kỹ năng mềm, kỹnăng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, lập kế hoạch,…; ảo tưởng về công việc trongtươ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: