Vai trò của nhà nước, trách nhiệm của doanh nghiệp trước thềm hội nhập mới
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 270.70 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương tới mức bị cảnh báo là “lạm phát” hiệp định thương mại. Năm 2015, Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu, rộng về kinh tế và thương mại với thế giới và khu vực thông qua ký kết Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và là thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Bài nghiên cứu này nhận định các cơ hội và thách thức do AEC và TPP đem lại từ đó khuyến nghị đối với nhà nước và với doanh nghiệp trước thềm hội nhập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của nhà nước, trách nhiệm của doanh nghiệp trước thềm hội nhập mới VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC, TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP TRƯỚC THỀM HỘI NHẬP MỚI TS. Phạm Thùy Giang Học viện Ngân hàng Tóm tắt Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương tới mức bị cảnh báo là “lạm phát” hiệp định thương mại. Năm 2015, Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu, rộng về kinh tế và thương mại với thế giới và khu vực thông qua ký kết Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và là thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Hội nhập quốc tế không phải là “chiếc đũa thần” giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển. Hội nhập quốc tế mở ra cơ hội và đem đến thách thức cho cả nền kinh tế và cả các doanh nghiệp. Đứng trước hội nhập, Nhà nước phải thể hiện được đúng vai trò dẫn dắt, hỗ trợ, doanh nghiệp phải chung sức để tận dụng cơ hội và đối phó với các thách thức. Bài nghiên cứu này nhận định các cơ hội và thách thức do AEC và TPP đem lại từ đó khuyến nghị đối với nhà nước và với doanh nghiệp trước thềm hội nhập. 1. Giới thiệu sơ lược về bối cảnh hội nhập năm 2015 Năm 2015, bối cảnh hội nhập của Việt Nam được đánh dấu bởi 2 sự kiện lớn là hoàn thành quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, tiến tới ký kết Hiệp định trong năm 2016 và sự ra đời chính thức của Cộng đồng Kinh tế ASEAN mà Việt Nam là một thành viên tham gia. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) Ngày 05 tháng 10 năm 2015, Bộ trưởng của 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm Australia, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam đã tuyên bố kết thúc đàm phán. Các nước TPP sẽ phải tiếp tục hoàn tất thủ tục rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định. Mỗi nước, theo quy định của pháp luật nước mình, sẽ dành thời gian nhất định để người dân nghiên cứu Hiệp định trước khi ký kết, dao động từ 60 đến 90 ngày. Sau khoảng thời gian này, các nước TPP sẽ tiến hành ký kết chính thức. Thời điểm ký kết 337 chính thức Hiệp định hiện chưa được xác định nhưng dự kiến sẽ không muộn hơn quý I năm 2016. Sau khi ký chính thức, các nước sẽ tiến hành thủ tục phê chuẩn Hiệp định theo quy định của pháp luật nước mình. TPP là một hiệp định chất lượng cao, tham vọng, toàn diện và cân bằng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; hỗ trợ tạo ra và duy trì việc làm; thúc đẩy việc đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh; nâng cao mức sống; giảm nghèo tại các nước; và nâng cao minh bạch hóa, quản trị tốt cũng như bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường. Việc kết thúc đàm phán hiệp định TPP với các tiêu chuẩn mới và cao về thương mại và đầu tư tại khu vực châu Á Thái Bình Dương được đánh giá là một bước quan trọng để tiến tới mục tiêu cao nhất về thương mại tự do và hội nhập trên toàn khu vực. Hiệp định TPP bao gồm các quy định và cam kết thương mại truyền thống và phi truyền thống, tại đó các nội dung về thương mại truyền thống như mở cửa thị trường hàng hóa, xuất nhập khẩu, thuế quan, phi thuế quan và các biện pháp tại biên giới vẫn tiếp tục duy trì và thực hiện tự do hóa ở cấp độ sâu rộng hơn. Hiệp định sẽ điều chỉnh các nội dung thương mại phi truyền thống, trực tiếp gắn với hoạt động kinh doanh đầu tư, cũng như hình thành thị trường trao đổi các yếu tố của quá trình sản xuất như lao động, đất đai, môi trường, vốn, khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ… Có 5 đặc điểm chính làm TPP trở thành một hiệp định mang tính bước ngoặc của thế kỷ 21, tạo ra một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu trong khi vẫn đề cập tới các vấn đề mang tính thế hệ mới. - Tiếp cận thị trường một cách toàn diện. Hiệp định TPP cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế về căn bản đối với tất cả thương mại hàng hóa và dịch vụ và điều chỉnh toàn bộ các lĩnh vực về thương mại trong đó có thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nhằm tạo ra các cơ hội và lợi ích mới cho doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng của các nước thành viên. - Tiếp cận mang tính khu vực trong việc đưa ra các cam kết. Hiệp định TPP tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và dây chuyền cung ứng, cũng như thương mại không gián đoạn, đẩy mạnh tính hiệu quả và hỗ trợ thực hiện mục tiêu về tạo việc làm, nâng cao mức sống, thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn và tạo thuận lợi cho việc hội nhập qua biên giới cũng như mở cửa thị trường trong nước. - Giải quyết các thách thức mới đối với thương mại. Hiệp định TPP thúc đẩy việc đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh thông qua việc giải quyết các vấn 338 đề mới, trong đó bao gồm việc phát triển nền kinh tế số và vai trò ngày càng tăng của các doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế toàn cầu. - Bao hàm toàn bộ các yếu tố liên quan đến thương mại. Hiệp định TPP bao gồm các yếu tố mới được đưa ra để bảo đảm rằng các nền kinh tế ở tất cả các cấp độ phát triển và doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể hưởng lợi từ thương mại. Hiệp định bao gồm các cam kết nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu rõ về Hiệp định, tận dụng được những cơ hội mà Hiệp định mang lại và nêu lên những thách thức đáng chú ý tới chính phủ các nước thành viên. Hiệp định cũng bao gồm những cam kết cụ thể về phát triển và nâng cao năng lực thương mại để đảm bảo rằng tất cả các bên đều có thể đáp ứng được những cam kết trong Hiệp định và tận dụng được đầy đủ những lợi ích của Hiệp định. - Nền tảng cho hội nhập khu vực. Hiệp định TPP được ra đời để tạo ra nền tảng cho việc hội nhập kinh tế khu vực và được xây dựng để bao hàm cả những nền kinh tế khác xuyên khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một trong ba trụ cột của cộng đồng ASEAN, cùng với cộng đồng Chính trị - An ninh, cộng đồng Văn hóa - Xã hội. H ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của nhà nước, trách nhiệm của doanh nghiệp trước thềm hội nhập mới VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC, TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP TRƯỚC THỀM HỘI NHẬP MỚI TS. Phạm Thùy Giang Học viện Ngân hàng Tóm tắt Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương tới mức bị cảnh báo là “lạm phát” hiệp định thương mại. Năm 2015, Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu, rộng về kinh tế và thương mại với thế giới và khu vực thông qua ký kết Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và là thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Hội nhập quốc tế không phải là “chiếc đũa thần” giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển. Hội nhập quốc tế mở ra cơ hội và đem đến thách thức cho cả nền kinh tế và cả các doanh nghiệp. Đứng trước hội nhập, Nhà nước phải thể hiện được đúng vai trò dẫn dắt, hỗ trợ, doanh nghiệp phải chung sức để tận dụng cơ hội và đối phó với các thách thức. Bài nghiên cứu này nhận định các cơ hội và thách thức do AEC và TPP đem lại từ đó khuyến nghị đối với nhà nước và với doanh nghiệp trước thềm hội nhập. 1. Giới thiệu sơ lược về bối cảnh hội nhập năm 2015 Năm 2015, bối cảnh hội nhập của Việt Nam được đánh dấu bởi 2 sự kiện lớn là hoàn thành quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, tiến tới ký kết Hiệp định trong năm 2016 và sự ra đời chính thức của Cộng đồng Kinh tế ASEAN mà Việt Nam là một thành viên tham gia. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) Ngày 05 tháng 10 năm 2015, Bộ trưởng của 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm Australia, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam đã tuyên bố kết thúc đàm phán. Các nước TPP sẽ phải tiếp tục hoàn tất thủ tục rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định. Mỗi nước, theo quy định của pháp luật nước mình, sẽ dành thời gian nhất định để người dân nghiên cứu Hiệp định trước khi ký kết, dao động từ 60 đến 90 ngày. Sau khoảng thời gian này, các nước TPP sẽ tiến hành ký kết chính thức. Thời điểm ký kết 337 chính thức Hiệp định hiện chưa được xác định nhưng dự kiến sẽ không muộn hơn quý I năm 2016. Sau khi ký chính thức, các nước sẽ tiến hành thủ tục phê chuẩn Hiệp định theo quy định của pháp luật nước mình. TPP là một hiệp định chất lượng cao, tham vọng, toàn diện và cân bằng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; hỗ trợ tạo ra và duy trì việc làm; thúc đẩy việc đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh; nâng cao mức sống; giảm nghèo tại các nước; và nâng cao minh bạch hóa, quản trị tốt cũng như bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường. Việc kết thúc đàm phán hiệp định TPP với các tiêu chuẩn mới và cao về thương mại và đầu tư tại khu vực châu Á Thái Bình Dương được đánh giá là một bước quan trọng để tiến tới mục tiêu cao nhất về thương mại tự do và hội nhập trên toàn khu vực. Hiệp định TPP bao gồm các quy định và cam kết thương mại truyền thống và phi truyền thống, tại đó các nội dung về thương mại truyền thống như mở cửa thị trường hàng hóa, xuất nhập khẩu, thuế quan, phi thuế quan và các biện pháp tại biên giới vẫn tiếp tục duy trì và thực hiện tự do hóa ở cấp độ sâu rộng hơn. Hiệp định sẽ điều chỉnh các nội dung thương mại phi truyền thống, trực tiếp gắn với hoạt động kinh doanh đầu tư, cũng như hình thành thị trường trao đổi các yếu tố của quá trình sản xuất như lao động, đất đai, môi trường, vốn, khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ… Có 5 đặc điểm chính làm TPP trở thành một hiệp định mang tính bước ngoặc của thế kỷ 21, tạo ra một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu trong khi vẫn đề cập tới các vấn đề mang tính thế hệ mới. - Tiếp cận thị trường một cách toàn diện. Hiệp định TPP cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế về căn bản đối với tất cả thương mại hàng hóa và dịch vụ và điều chỉnh toàn bộ các lĩnh vực về thương mại trong đó có thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư nhằm tạo ra các cơ hội và lợi ích mới cho doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng của các nước thành viên. - Tiếp cận mang tính khu vực trong việc đưa ra các cam kết. Hiệp định TPP tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và dây chuyền cung ứng, cũng như thương mại không gián đoạn, đẩy mạnh tính hiệu quả và hỗ trợ thực hiện mục tiêu về tạo việc làm, nâng cao mức sống, thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn và tạo thuận lợi cho việc hội nhập qua biên giới cũng như mở cửa thị trường trong nước. - Giải quyết các thách thức mới đối với thương mại. Hiệp định TPP thúc đẩy việc đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh thông qua việc giải quyết các vấn 338 đề mới, trong đó bao gồm việc phát triển nền kinh tế số và vai trò ngày càng tăng của các doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế toàn cầu. - Bao hàm toàn bộ các yếu tố liên quan đến thương mại. Hiệp định TPP bao gồm các yếu tố mới được đưa ra để bảo đảm rằng các nền kinh tế ở tất cả các cấp độ phát triển và doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể hưởng lợi từ thương mại. Hiệp định bao gồm các cam kết nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu rõ về Hiệp định, tận dụng được những cơ hội mà Hiệp định mang lại và nêu lên những thách thức đáng chú ý tới chính phủ các nước thành viên. Hiệp định cũng bao gồm những cam kết cụ thể về phát triển và nâng cao năng lực thương mại để đảm bảo rằng tất cả các bên đều có thể đáp ứng được những cam kết trong Hiệp định và tận dụng được đầy đủ những lợi ích của Hiệp định. - Nền tảng cho hội nhập khu vực. Hiệp định TPP được ra đời để tạo ra nền tảng cho việc hội nhập kinh tế khu vực và được xây dựng để bao hàm cả những nền kinh tế khác xuyên khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một trong ba trụ cột của cộng đồng ASEAN, cùng với cộng đồng Chính trị - An ninh, cộng đồng Văn hóa - Xã hội. H ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hiệp định TPP Cộng đồng Kinh tế ASEAN Hiệp định thương mại song phương Thương mại điện tử Thể chế kinh tế thị trườngGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 817 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử Momo
6 trang 553 10 0 -
Bài giảng Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử - PGS.TS Nguyễn Văn Minh
249 trang 520 9 0 -
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 487 9 0 -
6 trang 460 7 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử: Phần 1 - TS. Ao Thu Hoài
102 trang 390 7 0 -
7 trang 351 2 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên)
188 trang 349 4 0 -
5 trang 330 0 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - TS. Trần Văn Hòe
181 trang 319 6 0